Viral Marketing là một hình thức Marketing áp dụng trên một cộng đồng xã hội đang hiện hữu nhằm mục đích tạo nhận biết cho khách hàng hoặc đạt được một mục tiêu trong kinh doanh nào đó. Giống như cách thức lan truyền của một con virut, viral marketing dựa trên nguyên lý đó để truyền tải thông điệp đến với mọi người. Hình thức quảng cáo này sử dụng nhiều công cụ để khuyến khích khách hàng chia sẽ những thông điệp tiếp thị đến những người khác, tạo ra một sự lan truyền theo cấp số nhân và ảnh hưởng đến mọi người như một con virut.
Thông điệp truyền tải có thể là một video clip, truyện vui, flash game, e-book, phần mềm, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trung bình mỗi người có hơn 10 mối quan hệ mật thiết, khoảng 150 mối quan hệ xã hội và 500-1.500 các quan hệ lỏng lẻo khác. Vì vậy, các nhà kinh tế đánh giá viral marketing như một giải pháp mới cho ngành tiếp thị trước sự phổ biến của YouTube và trào lưu chia sẻ video trực tuyến.
Tại sao chúng ta phải và nên sử dụng viral marketing?
Càng ngày tâm lý của người tiêu dùng đã có rất nhiều sự thay đổi khi đón nhận các thông điệp trong cuộc sống, mà đặc biệt là với quảng cáo. Theo kết quả nghiên cứu thị trường, chỉ có 14% người tiêu dùng tin vào quảng cáo, đồng thời có đến 69% người tiêu dùng từ chối tiếp nhận quảng cáo bằng cách này hay cách khác. Và kết quả là chỉ có 18% các chiến dịch quảng cáo TVC tạo ra tỉ lệ hoàn vốn khả quan, 100% ngân sách đầu tư cho quảng cáo cũng chỉ giúp tăng 1-2% doanh thu, còn với B2B thì kết quả còn tồi tệ hơn khi 84% chiến dịch quảng cáo làm giảm doanh thu. Những con số trên cho thấy người tiêu dùng ngày nay đã mất lòng tin vào quảng cáo truyền thống.
Vậy khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng tin vào điều gì? Vâng, họ tin vào những người “giống như họ”, nghĩa là có cùng sự quan tâm, sở thích… Cũng theo thống kê trên, 91% người tiêu dùng thích mua hàng dựa trên những ý kiến đánh giá của những người “giống như họ”, và đặc biệt, có đến 92% người tiêu dùng sẵn sàng chia sẽ trải nghiệm của mình với những người khác. Với sự trợ giúp đắc lực của internet, mỗi ngày có đến hàng triệu triệu thông điệp được người tiêu dùng chia sẽ với nhau. Thế giới ngày nay không còn có chỗ cho những thông điệp một chiều, mà sẽ là thế giới của sự tương tác, chia sẽ. Và tất nhiên, đó là những tiền đề không thể tốt hơn để viral marketing thể hiện mình.
Càng ngày tâm lý của người tiêu dùng đã có rất nhiều sự thay đổi khi đón nhận các thông điệp trong cuộc sống, mà đặc biệt là với quảng cáo. Theo kết quả nghiên cứu thị trường, chỉ có 14% người tiêu dùng tin vào quảng cáo, đồng thời có đến 69% người tiêu dùng từ chối tiếp nhận quảng cáo bằng cách này hay cách khác. Và kết quả là chỉ có 18% các chiến dịch quảng cáo TVC tạo ra tỉ lệ hoàn vốn khả quan, 100% ngân sách đầu tư cho quảng cáo cũng chỉ giúp tăng 1-2% doanh thu, còn với B2B thì kết quả còn tồi tệ hơn khi 84% chiến dịch quảng cáo làm giảm doanh thu. Những con số trên cho thấy người tiêu dùng ngày nay đã mất lòng tin vào quảng cáo truyền thống.
Vậy khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng tin vào điều gì? Vâng, họ tin vào những người “giống như họ”, nghĩa là có cùng sự quan tâm, sở thích… Cũng theo thống kê trên, 91% người tiêu dùng thích mua hàng dựa trên những ý kiến đánh giá của những người “giống như họ”, và đặc biệt, có đến 92% người tiêu dùng sẵn sàng chia sẽ trải nghiệm của mình với những người khác. Với sự trợ giúp đắc lực của internet, mỗi ngày có đến hàng triệu triệu thông điệp được người tiêu dùng chia sẽ với nhau. Thế giới ngày nay không còn có chỗ cho những thông điệp một chiều, mà sẽ là thế giới của sự tương tác, chia sẽ. Và tất nhiên, đó là những tiền đề không thể tốt hơn để viral marketing thể hiện mình.
Nhưng đó chỉ là bề nổi, bên cạnh một số các chiến dịch thành công, còn có vô số các chiến dịch khác đã thất bại thảm hại. Sở dĩ như vậy vì nếu không được đầu tư đúng mức (về mặt chất xám và ngân sách) thì chiến dịch viral marketing sẽ không có được một kết quả tốt đẹp, thậm chí nếu làm quá cầu thả thì bộ phận Quản trị rủi ro của công ty có lẽ sẽ không có ngày nào được yên giấc.
Nếu biết cách sử dụng viral marketing hợp lý thì nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, còn ở chiều ngược lại, nếu không được đầu tư đúng mức, nó sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp. Để đạt được hiệu quả cao và tránh cảm giác đang xem quảng cáo, người thực hiện chiến dịch phải xây dựng nội dung thật tự nhiên, hài hước, chứa đựng những điều ngạc nhiên, thú vị khiến người xem thích thú đến mức muốn gửi ngay cho bạn bè. Những chiến dịch này có thể gây ra nhiều phản ứng trái chiều với đủ những khen – chê, thán phục – nghi ngờ nhưng vẫn đạt được mục đích ban đầu: càng nhiều người biết đến thương hiệu càng tốt.
Những ý tưởng Viral Clip bậc thầy:
Clip về cú nhảy thần sầu của Bruno Kammerl đã thu hút 1,4 triệu lượt xem trên YouTube trong chưa đầy 1 tuần. Cộng đồng mạng sôi sục trước câu hỏi: “Liệu Kammerl có thể nhảy xa đến thế không?”. Sau đó vài ngày, logo của Microsoft xuất hiện trên website của Kammerl và công ty truyền thông MRM ở Đức thừa nhận đây chỉ là một chiến dịch viral marketing được dàn dựng chu đáo nhằm quảng bá cho Microsoft Office Project 2007.
Để giới thiệu điện thoại Omnia HD, Samsung – bậc thầy trong việc thực hiện các chương trình marketing đã tung ra clip độc đáo: một người đang quay video bằng smartphone thì điện thoại bỗng nhiên biến mất nhưng anh này vẫn tiếp tục ghi hình và đố người xem anh ta đã làm thế nào. Lập tức, chương trình thu hút đông đảo người tham gia giải đố.
Công ty chuyên sản xuất máy xay sinh tố Blendtec giờ đây đã nổi tiếng với cả giới công nghệ, đặc biệt là người sử dụng sản phẩm Appe, qua chiến dịch Will it Blend – gây sốc cho người xem khi xay nát iPhone, iPad… rồi quay video và tung lên mạng.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc công ty IDEE và là giảng viên Viện đào tạo BMG, cho biết xu hướng viral marketing chính thức du nhập vào Việt Nam năm 2008 với chiến dịch Tìm em nơi đâu của nhãn hàng Close Up.
Dựa trên clip Chuyện tình New York, Tìm em nơi đâu kể về một chàng trai nhút nhát trong tình yêu nên đã đánh mất cơ hội làm quen với một cô gái. Chàng quyết tâm tìm người ấy bằng mọi cách: viết blog, làm clip, dán tờ rơi… Mọi chuyện diễn ra tự nhiên và nhận được sự đồng cảm của cộng đồng. Sau đó, Close Up tham gia cuộc tìm kiếm như một lẽ tự nhiên để nâng tầm câu chuyện. Chiến dịch này thực sự gây sốt trên mạng với hơn 3 triệu lượt xem và đạt giải Bạc của Hiệp hội tiếp thị châu Á (AMA).
Dựa trên clip Chuyện tình New York, Tìm em nơi đâu kể về một chàng trai nhút nhát trong tình yêu nên đã đánh mất cơ hội làm quen với một cô gái. Chàng quyết tâm tìm người ấy bằng mọi cách: viết blog, làm clip, dán tờ rơi… Mọi chuyện diễn ra tự nhiên và nhận được sự đồng cảm của cộng đồng. Sau đó, Close Up tham gia cuộc tìm kiếm như một lẽ tự nhiên để nâng tầm câu chuyện. Chiến dịch này thực sự gây sốt trên mạng với hơn 3 triệu lượt xem và đạt giải Bạc của Hiệp hội tiếp thị châu Á (AMA).
Ngoài ra có thể kể đến clip Vọng cổ Teen 2: Vọng cổ Geisha khai thác độ “hot” của hiện tượng hát nhép Don Nguyễn để quảng bá rất thành công cho thương hiệu Sony Erricson.
Theo tiepthidautu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét