Sai lầm của marketers khi sử dụng email marketing

Sai lầm của marketers khi sử dụng email marketing

“Email Marketing (Viết tắt là EM – Đúng vậy, đã dính đến “em” thì đời ta phức tạp hơn nhiều!) là một hình thức tiếp thị trực tiếp (Direct marketing) rất ổn định về “vị trí” và “phong độ”. Nhưng để “nhập môn” bạn cần vượt qua 5 điều thường bị hiểu sai về EM.”
I. EM rất rẻ lại dễ làm, nói chung là… chuyện nhỏ ấy mà!
 Đó là điều đa phần các Marketies thường nghĩ về EM và sau đây là 4 lý do bạn không nên khinh thường EM:
 1) EM hay bất kỳ hình thức marketing nào khác – sẽ gắn liền với thương hiệu của bạn.
 Việc xuất hiện trước khách hàng một cách sơ sài, không chuyên nghiệp cũng giống như…mặc đồ rách đi chơi với người yêu. Spam là nỗi ám ảnh của những người dùng EM, không chỉ nằm ở những thống kê khô khan, mà còn nằm trong tâm lý khách hàng. Không có gì xòa nhòa được một ấn tượng xấu với thương hiệu/tên công ty bạn đâu. Bạn nghĩ sao nếu nghe một khách hàng tiềm năng nói rằng: “Công ty A đó hả? Nó toàn spam mail không à – gửi thông tin khuyến mãi vớ vẩn”. Hãy tiết kiệm uy tín của ra
 2) Khách hàng đôi khi rất…tàn nhẫn
 Ngoài việc cá nhân người đó có ấn tượng xấu, họ sẽ còn trao đổi và “cảnh báo” về bạn với những người quen. Trung bình nếu một khách hàng có có ấn tượng không tốt về một thương hiệu thì họ sẽ “cảnh báo” đến … 13 người quen. Ngoài ra, họ còn có một giải pháp “tàn nhẫn” hơn là click vào nút “Report as spam” của các nhà cung cấp mail (Yahoo mail, Gmail…). Nếu email của bạn bị thông báo (report) quá nhiều thì đuôi mail của bạn sẽ vĩnh viễn bị cấm (Ví dụ @toiyeubaxatoi.com bị cấm thì tất cả những email như dung@toiyeubaxatoi.com , son@toiyeubaxatoi.com đều bị liệt vào spam). Nói nôm na là “thân bại danh liệt”.
 3) Trên đời không bao giờ có cái gì ngon bổ rẻ.
 Có thể một lúc nào đó bạn sẽ được cả 3 nhưng đó chỉ là ăn may mà thôi, hình dưới đã giúp TYM cân bằng tâm lý khi giải quyết công việc rất nhiều, chỉ cần biết mình đang ở đỉnh tam giác nào thì mọi việc sẽ ổn thỏa:
 Nếu muốn có một chiến dịch EM thật sự tốt bạn cần phải có những cộng sự giỏi như copywriter, coder, designer… và những người cứng nghề thì luôn có cái giá của họ.
 II. Tỷ lệ mở “khủng”.
 Theo khảo sát thông thường từ những người …chưa dùng EM thì mọi người thường mong đợi tỷ lệ mở khoảng từ …50-80% email gửi thành công. Tỷ lệ này cũng giống như mong muốn có 80/100 người xem TV xem quảng cáo của mình vậy.
 Khi gửi email cho khách hàng, các Marketie thường hình dung một tương lai màu hồng rằng khách hàng sẽ click vào email của bạn, rú lên sung sướng vì nội dung và thiết kế quá tuyệt – rồi vồ lấy điện thoại gọi ngay cho bạn để đặt hàng/mua sản phẩm. Đó thường là những “ước ao, khát khao” sau khi click nút “send”. Buồn thay, hầu hết những khách hàng tiềm năng của bạn không mở email – vì nhiều lý do: quá bận, không nhận được email (vào spam hay lý do khác) và không có nhu cầu.
 Thống kê cho thấy, trung bình một tiêu đề email nhận được khoảng 2-5s liếc qua, và người đọc sẽ quyết định mở email hay để email đó vĩnh viễn không được mở. Tỷ lệ trung bình về mở email tại thị trường Việt Nam là 10 – 15% trên danh sách khách hàng mới (chưa từng nhận email của công ty), và 20 – 35% trên danh sách khách hàng cũ (được chăm sóc thường xuyên). Tỷ lệ mở email cao nhất là đối với ngành giáo dục – hay các email có liên quan đến khuyến mãi.
 Hãy tự nhủ: “Bạn đang gửi một email KHÔNG được yêu cầu đến một người KHÔNG biết tôi, KHÔNG có thời gian và KHÔNG có nhu cầu – vào thời gian KHÔNG thích hợp”. Liệu email của bạn có thể “sống sót” qua 5 chữ “KHÔNG” này?
 III. Hiển thị “đẹp lung linh”.
Có một phần các Marketies hình dung EM như một hình thức e-Print-ads – nên họ sẽ cố gắng thiết kế sao cho thật sặc sỡ và ấn tượng. Tốt thôi – nhưng đó là chỉ khi email của bạn được hiển thị đúng y với những gì nó được thiết kế bạn đầu, điều thường KHÔNG xảy ra (vâng, lại một chữ KHÔNG nữa).
 Đối với các ESP (Nhà cung cấp email – như Yahoo, Google) và các email client (chương trình nhận và gửi email – như Outlook, Thunderbird …) thì hình ảnh sẽ bị mặc định chặn. Đó là lý do thường một email bạn mở trong Gmail sẽ không có hình – cho đến khi bạn click vào nút “show images”. Ngoài ra email của bạn có thể hiển thị rất “trời ơi” trên mỗi trình duyệt web khác nhau (Firefox, Internet Explorer, Chrome…) làm người đọc thấy khó chịu và đóng lại ngay.
 IV. Truyền tải được rất nhiều thông tin.
 Nếu tỷ lệ mở là khá thấp – vậy tại sao không cho những người mở “càng nhiều càng tốt” thông tin khi có thể. Vâng, về suy nghĩ này thì có 1 câu dành cho bạn: “Informations kill information” – “Quá nhiều thông tin sẽ giết chết thông tin”. Có bao nhiêu người sẽ bỏ thời gian đọc hết 1 email dài dàng dặc? Chắc chắn là không nhiều, và tỷ lệ trung bình là 80% những người mở email CHỈ đọc 3 dòng đầu và sẽ quyết định có tiếp tục đọc email hay tắt đi. Bạn có 3 dòng để gây ấn tượng với một người đấy – không hơn, không kém.
 Một thuật ngữ khác gọi là ATS – Above The Scroll (cũng được áp dụng trong website). Ý nghĩa là 75% người đọc sẽ KHÔNG BAO GIỜ kéo con trỏ chuột xuống màn hình thứ 2. Vì vậy, thường bạn chỉ có 3 dòng và 1 màn hình để gây ấn tượng tốt với khách hàng – trước khi muốn họ tiếp tục đọc email của mình.
 V. Chỉ cần chạy EM thì doanh số (Sales) sẽ tăng vù vù.
 Cứ xem như email của bạn đã hoàn toàn thuyết phục được người đọc về sản phẩm/ dịch vụ thế nhưng con đường đến việc mua hàng còn rất nhiều điểm chặn: nhân viên trực điện thoại, nhân viên tư vấn tại văn phòng, thời tiết, thông tin chính xác địa điểm và số điện thoại liên hệ, đối thủ cạnh tranh…
 VD 1: Nhân viên tư vấn trung tâm thể dục California Wow đã nhảy dựng lên khi TYM quyết định tháng sau mới đăng kí tập: “Trời, anh còn chờ đến tháng sau để tăng thêm vài kí mỡ nữa rồi mới đến tập hả, anh còn muốn gì nữa, tụi em đã offer cho anh gói rẻ nhất rồi!” kèm thêm rất nhiều câu nói tạo cho TYM cảm giác mình là thằng ngốc, nghèo mà còn bày đặt tơ tưởng đến trung tâm này. Sau này dù EM của California Wow có hấp dẫn thế nào nữa thì TYM cũng sẽ không ngó đến hoặc chí ít không bao giờ đến chi nhánh Park Son Hùng Vương.
 VD 2: Nhận được EM của một trường dạy thiết kế, TYM hăm hở gọi lên hỏi thêm thông tin thì “Tụi em có nhiều khóa học lắm, anh cứ lên đây xem đi chứ đâu thể nói hết qua điện thoại được!”. TYM không hiểu nổi nếu vậy sao không đưa chi tiết khóa học vào mail hoặc web cho tiện? Không muốn mất thời gian, TYM cho chị ấy email của mình và chờ mòn mỏi cũng không thấy thư nàng. Kết quả là 2 tuần sau TYM khăn gói lên trường ADS Art & Design để học, dù trường đó chả có gởi EM nào đến. ADS chắc phải cám ơn trường này đã gợi lên nhu cầu học lại về thiết kế căn bản cho mọi người, nhờ vậy chí ít là thêm được một học viên.
 Cách hiểu sai này là trầm trọng nhất vì Marketies sẽ chăm đầu vào Sales mà đánh giá kết quả cũng như đặt mục tiêu cho chiến dịch EM tiếp theo của mình. Vấn đề không được giải quyết và cứ thế đâm ra ghét EM, cho rằng EM là một kênh không hiệu quả.
 Đi qua 5 điều trên, chắc hẳn bạn đọc đang rất thắc mắc vậy hiểu sao mới đúng và làm thế nào cho không trật? Rõ ràng, cái gì liên quan đến “em”đều rất phức tạp và khó điều khiển. Để chinh phục được EM, người dùng phải lựa chọn cho mình một “bí kíp”.
 Sử dụng VinaContact để có cái nhìn toàn thể của EM. Hệ thống khách hàng sử dụng VinaContact để chinh phục EM đã vượt qua giới hạn khu vực, trở thành “bí kíp” tin dùng chiến lược marketing của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét