Binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử




  “Binh pháp Tôn Tử” là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại Trung Quốc, cũng là một trong những pho sách cổ Trung Quốc có ảnh hưởng nhất và rộng nhất trên thế giới. Tư trưởng thao lược và tư trưởng triết học miêu tả trong pho sách này được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế...
     “Binh pháp Tôn Tử” được hình thành cách đây 2500 năm, là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất trên thế giới, sớm hơn cuốn “chiến tranh luận” của Clau-dơ-uýt châu Âu 2300 năm.
      Tôn Vũ-tác giả của “Binh pháp Tổn Tư” là nhà quân sự lớn trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc ở Trung Quốc, được tôn xưng là “Thánh binh” hoặt “Thánh võ” trong lịch sử Trung Quốc. Năm đó Tôn Vũ lánh nạn chiến loạn tới nước Ngô, được vua Ngô trọng dụng phong làm đại tướng, dẫn 3 vạn quân đánh đại 20 vạn quân của nước Sở, làm chấn động các nước chư hầu. Tôn Vũ tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh trong cuối thời Xuân thu và trước đó, viết thành “Binh pháp Tôn Tử”, nêu bật những qui luật quân sự mang tính phổ biến và đề xuất một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh.
      “Binh pháp Tôn Tử” gồm hơn 6000 từ, chia làm 13 chương, mỗi chương đều có một tư tưởng chủ đề. Chẳng hạn như chương “Kế” đã bàn luận về vấn đề có nên tiến hành chiến tranh hay không. Chỉ ra một cách sâu sắc mối quan hệ giữa chiến tranh với chính trị và kinh tế, đề xuất 5 nhân tố quyết định cho thắng lợi là chính trị, thiên thời, địa lợi, tướng soái và pháp chế, trong đó xếp hàng đầu là nhân tố chính trị. Chương “Tác chiến” trình bày tiến hành chiến tranh như thế nào. Chương “Mưu công” bàn về tiến công nước đối địch như thế nào. Tôn Vũ chủ trương tận khả năng giành được thành công lớn nhất bằng cái gía nhỏ nhất, tức mưu cầu không đánh mà thắng, chiếm được thành mà không cần phải hy sinh lớn, không cần đánh lâu mà diệt được nước đối địch. Để thực hiện mục tiêu này ông đặc biệt nhấn mạnh dùng mưu kế để giành thắng lợi. Ông nêu rõ thượng sách dùng binh trước hết giành thắng lợi bằng mưu lược chính trị, thứ đến là bằng biện pháp ngoại giao, thêm nữa là dử dụng vũ lực, hạ sách mới đi công thành. Muốn làm được “mưu công” thì không những phải biết thực lực của mình mà còn phải biết tình hình của đối phương. Trong chương “Dùng gián”, Tôn Vũ nêu rõ muốn biết được tình hình địch thì phải biết vận dụng các loại gián điệp, thu lượm tình báo rộng rãi.
       “Binh pháp Tôn Tử” bao hàm rất nhiều tư tưởng triết học có giá trị. Chẳng hạn như: câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đã trở thành câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” có tư tưởng biện chứng phong phú, trong sách đã bàn luận về sự đối lập và chuyển hóa của một loạt mâu thuẫn liên quan với chiến tranh, ví dụ địch ta, chủ khách, ít nhiều, công thủ, thắng bại, lợi hoạn... “Binh pháp Tôn Tử” đã nêu ra chiến lược và chiến thuật chiến tranh trên cơ sở nghiên cứu những mâu thuẫn này và điều kiện chuyển hóa của nó. Trong đó đã thể hiện lên tư tưởng biện chứng, chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển tư duy biện chứng của Trung Quốc.
“Binh pháp Tôn Tử” bàn bình luận chiến, hội tụ thao lược và ngụy đạo, được các nhà quân sự các đời áp dụng rộng rãi, trong sách có giới thiệu rất nhiều những danh kế, điển cố... “Binh pháp Tôn Tử” với hệ thống tư tưởng quân sự, triết học chặt chẽ, triết lý sâu xa, chiến lược chiến thuật biến hóa vô tận càng đọc càng khám phá những điều mới nên có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực tư tưởng quân sự thế giới, có tiếng tăm rất cao. Sách đã được dịch ra 29 thứ tiếng như Anh, Nga, Đức, Nhật...trên thế giới có hàng nghìn đầu sách giới thiệu về “Binh pháp Tôn Tử”. Trường quân sự của nhiều nước còn lấy đó làm giáo án. Được biết, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, hai bên giao chiến đều từng nghiên cứu “Bình pháp Tôn Tử”, tham khảo tư tưởng quân sự trong binh pháp để chỉ đạo chiến tranh.
     “Binh pháp Tôn Tử” cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội, thương mại...Rất nhiều doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc và nước ngoài vận dụng tư tưởng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong quản lý kinh doanh, tiếp thị, “Bình thư thương dụng” đã phát huy hiệu quả tích cực.

Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được.

Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.

Link down:
Định dạng PDF

0 nhận xét:

Đăng nhận xét