Khuyến nghị cách đăng tin bài về tự tử trên các phương tiện truyền thông - PCP

Khuyến nghị cách đăng tin bài về tự tử trên các phương tiện truyền thông - PCP



Những tin bài về tự tử trên các phương tiện truyền thông có thể làm gia tăng tỷ lệ tự tử một cách rõ rệt. Tác động này đã được chỉ ra ở rất nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Áo, Hong Kong và Đài Loan. Để đối phó với những tác động không mong muốn này, sau đây là một số khuyến nghị được phát triển từ các hướng dẫn quốc tế.
Nên tránh
-          Ngôn ngữ giật gân:  bao gồm “đại dịch tự tử”, “khủng hoảng tự tử”, “nạn nhân tự tử”, “tự tử không thành công”, “Anh X đã tự bắn chết mình”, “uống thuốc độc”,…
-          Bình thường hóa hoặc trình bày việc tự tử như một giải pháp cho một vấn đề hoặc một hành động đáng tự hào, …
-          Trình bày chi tiết về phương pháp tự tử hoặc hiện trường vụ tự tử: Cung cấp chi tiết về các phương pháp tự tử có thể dẫn đến hiện tượng bắt chước tự tử. Không cung cấp các thông tin về các loại thuốc/chất độc, liều lượng và hiện trường vụ tự tử một cách rõ ràng.
-          Các câu chuyện nổi bật và lặp đi lặp lại: Tránh đăng tin ở trang đầu hoặc những vị trí nổi bật.
-          Đăng tải các đoạn phim, hình ảnh, hiện trường của các vụ tự tử: Nội dung đăng tải càng giật gân bao nhiêu thì xu thế bắt chước tự tử càng cao bấy nhiêu.
-          Đăng tải chúc thư của người ự tử: Việc này có thế gây ra đau buồn cho gia đình hoặc cộng đồng. Họ có thể gây tò mò hoặc lãng mạn hóa cái chết.
-          Lý giải một cách đơn giản về việc tự tử: Tự tử là kết quả của một loạt những yếu tố phức tạp. Việc lý giải tự tử là kết quả của một nguyên nhân đơn giản (như trượt một kỳ thi) là không chính xác và đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp.

Nên làm
-          Sử dụng ngôn ngữ trung tính: “Chết vì tự tử”, “tự tử hoàn tất”, “toan tự tử”, “Anh X chết ở tuổi 27”,v…v…
-          Khuyến khích mọi người tìm sự giúp đỡ: Cho mọi người biết rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ là cần thiết, đúng đắn và tự tử có thể phòng tránh được. Khuyến khích mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình, bác sỹ, các website, đường dây tư vấn hỗ trợ khủng hoảng của PCP.
-          Đăng tải về tự tử như một khía cạnh của sức khỏe: Làm thế nào có thể được ngăn chặn được tự tử, phải làm những gì, những dấu hiệu cảnh báo tự tử, và làm thế nào để giúp đỡ người khác.
-          Đưa tin về các đức tính của người tự tử và cảm giác mất mát: sử dụng các thuật ngữ như “có thể tránh khỏi và bi kịch/buồn thương
-          Sử dụng các hình ảnh không có tính giật gân: Có thể sử dụng ảnh về trường học, nơi làm việc.
-          Tôn trọng gia đình có người tự tử: Nếu có thể nên có sự cho phép của gia đình trước khi đăng tải câu chuyện hoặc sử dụng hình ảnh của họ.
-          Tận dụng các cơ hội để nâng cao hiểu biết xã hội về tự tử: Công bố các số liệu lấy từ những nguồn tin uy tín. Làm sáng tỏ những hiểu biết sai lầm về tự tử.
Thông tin chi tiết, liên hệ PCP với địa chỉ:
Chị Phùng Minh Trang – Trợ lý Giám đốc PCP
Tel: (+84) 982 454 348; email: minhtrang@pcp.org.vn
(Theo PCP)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét