Một vài năm trước hồi 2007, trong một bài viết cho Direct Marketing News, David Eldridge đã so sánh tích hợp với một xứ sở thần tiên mà thực sự đến bây giờ nhiều người làm marketing vẫn nhìn nhận nó như thế. “Tích hợp không phải là vùng đất hứa của những cơ hội không giới hạn với những thành quả marketing
tiên tiến ở nơi cuối cầu vồng. Nó là một quá trình thường xuyên được tạo nên từ nhiều bước riêng rẽ nhưng giá trị mà mỗi bước trong đó đều góp phần tạo nên một kết quả tốt đẹp hơn.”
Truyền thông Marketing tích hợp: Quá khứ & hiện tại
Và cuối cùng, nói về tương lai và nhìn lại những gì được viết trong The Journal of Marketing Communications năm 1999: “Nhu cầu tích hợp toàn diện hơn được xem là điều tất yếu với nhiều người mặc dù phương tiện để đạt được sự tích hợp đó lại chưa rõ ràng.”
Vâng, đó là những gì mà “người xưa” nói về truyền thông marketing tích hợp.
Còn bây giờ, họ nói thế nào?
Người đầu tiên tôi xin nhắc đến là Denny Post, Phó Chủ tịch và Giám đốc Marketing của Red Robin. Bà nói với tôi rằng “chúng ta điều chỉnh các phương thức online marketing gần gũi với off-line marketing, đặc biệt là khi chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống.” Bà cũng cho hay họ “chọn hướng tiếp cận tích hợp cho tất cả các chương trình khuyến mại và truyền thông trực tuyến cho những nội dung bán hàng có chủ đích”
Tôi cũng tiếp xúc với Dwight Griesman, Giám đốc Marketing tại Forrester để tìm hiểu suy nghĩ của ông về tích hợp marketing và ông không ca ngợi hay đưa ra lời khuyên nào cho các thương hiệu và doanh nghiệp khi đến với truyền thông marketing tích hợp. Thực tế, trong suốt buổi phỏng vấn với tôi, ông đã đưa ra những câu hỏi hiển nhiên: “Tại sao chúng ta không muốn tiếp cận người tiêu dùng, những người dành thời gian cho cả thế giời trực tuyến lẫn bên ngoài, theo từng hướng?”
Đây là một số lời tâm huyết từ Dwight:
“Truyền thông online đã được chứng minh có khả năng khuếch đại thông điệp, tiếp cận và tác động đến các loại hình marketing truyền thống. Tích hợp thông điệp, lợi ích các xây dựng thương hiệu có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Nếu khái niệm này đủ hiệu quả để đưa ra thị trường thì nó cũng đủ để người ta áp dụng nó một cách tích hợp.”
Theo Glink
Pham Hung
Nỗi sợ cái chết đến từ nỗi sợ cuộc sống. Người sống được hết mình luôn sẵn sàng chết bất cứ lúc nào. Chúng ta hãy sống sao cho khi chết, ngay cả người làm tang lễ cũng thấy tiếc thương. Đừng có đi loanh quanh mà nói rằng thế giới này nợ bạn cuộc sống. Thế giới chẳng nợ bạn điều cả. Nó ở đây từ trước rồi....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét