- Câu hỏi lớn nhất vẫn là VCPMC và MV Corp dựa vào căn cứ nào để thu tiền bản quyền?
-Đại diện một website về nhạc trực tuyến cho biết, họ luôn sẵn sàng hợp tác về bản quyền tác giả vì website cũng có được nguồn thu từ đây.
-Trước đây, việc thu phí ở các quán sá, khách sạn, phòng trà,... đã gây ra tranh cãi “tùm lum” vì VCPMC vẫn chưa có phương án thu phí tối ưu.
- Hiện, VCPMC đang thu phí theo năm dựa trên số ghế, số phòng, số giường... trong các phòng trà, trong các khách sạn.
-Không ít nhạc sĩ cũng tỏ ra “nghi ngờ” và có ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền tác giả âm nhạc.
-Đại diện một website về nhạc trực tuyến cho biết, họ luôn sẵn sàng hợp tác về bản quyền tác giả vì website cũng có được nguồn thu từ đây.
-Trước đây, việc thu phí ở các quán sá, khách sạn, phòng trà,... đã gây ra tranh cãi “tùm lum” vì VCPMC vẫn chưa có phương án thu phí tối ưu.
- Hiện, VCPMC đang thu phí theo năm dựa trên số ghế, số phòng, số giường... trong các phòng trà, trong các khách sạn.
-Không ít nhạc sĩ cũng tỏ ra “nghi ngờ” và có ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền tác giả âm nhạc.
Giải pháp nào mới đạt hiệu quả?
Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Cty CP Tập đoàn MV (MV Corp) đã đồng tổ chức buổi tọa đàm “Nhạc số Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” với sự tham dự của đại diện Bộ Thông tin – truyền thông (TT-TT), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Cục bản quyền, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam (VCPMC), các nhà sản xuất, ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ và đại diện các website trực tuyến trong lĩnh vực nhạc số. Nội dung buổi tọa đàm xoay quanh việc chia sẻ, trao đổi các giải pháp đối với vấn đề bản quyền trên lĩnh vực nhạc số, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Mặc dù vậy nhiều người cho rằng các phương án thu bản quyền âm nhạc trực tuyến vẫn chưa có tính khả thi. Câu hỏi lớn nhất vẫn là VCPMC và MV Corp dựa vào căn cứ nào để thu tiền bản quyền trên? Nếu dựa trên số lượng bài hát trên mỗi website thì cũng không đúng, vì bản chất số bài hát đã thu tiền của khách hàng chỉ có các admin của website đó mới biết được chính xác. Hơn nữa, giữa các trang web nghe nhạc trực tuyến không có sự liên kết với nhau, MV Corp chỉ có thể căn cứ một phần vào số lượng truy cập của website để tính toán đưa ra một “ước lượng” nào đó, không phải con số thực tế.
Theo thống kê, cả nước đang có hơn 43.000 bản ghi âm tác phẩm đã được đăng kí bản quyền. Thực tế, lượng bài hát trên các website lớn hơn nhiều. Vậy số tiền các đơn vị kinh doanh nhạc trực tuyến thu của những bài hát không nằm trong danh sách sẽ được sử dụng ra sao? Liệu tác giả nào sẽ được hưởng “thành quả” của mình từ những bài hát không đăng kí bản quyền?
Đại diện một website về nhạc trực tuyến cho biết, họ luôn sẵn sàng hợp tác về bản quyền tác giả vì website cũng có được nguồn thu từ đây. Thực tế, có rất nhiều trang web nghe nhạc trực tuyến, liệu các đơn vị có thể quản lí được hết các website ấy không? Tránh trường hợp website của họ chấp hành nghiêm chỉnh nhưng các website khác lại không thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hơn nữa, thói quen của người dân từ trước đến nay vẫn là dùng “của chùa” nên các đơn vị cần phải phối hợp với các trang web để tuyên truyền cho các cư dân trên mạng hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sử dụng và thưởng thức các tác phẩm âm nhạc trong xã hội hiện nay.
Nhiều tác phẩm âm nhạc được sử dụng công khai nhưng vẫn không bị thu phí bản quyền.
Gian nan cũ vẫn còn...
Trước đây, việc thu phí ở các quán sá, khách sạn, phòng trà,... đã gây ra tranh cãi “tùm lum” vì VCPMC vẫn chưa có phương án thu phí tối ưu. Hiện, VCPMC đang thu phí theo năm dựa trên số ghế, số phòng, số giường... trong các phòng trà, trong các khách sạn. Nhiều hộ kinh doanh không biết được mức thu phí đưa ra dựa trên cơ sở nào? Do đó, việc thu phí chưa thực sự thuyết phục được họ. Tiền thu phí các bản nhạc, các bài hát cổ điển sẽ được trao cho ai? Cái đó cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể.
Không ít nhạc sĩ cũng tỏ ra “nghi ngờ” và có ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền tác giả âm nhạc. Trao đổi với báo chí, nhạc sĩ Phú Quang rất băn khoăn, không hiểu vì sao VCPMC có quyền đưa ra những mức phí thu bản quyền âm nhạc mà không cần biết đến chương trình biểu diễn thành công hoặc thua lỗ ra sao? Thực tế, đã có những trường hợp VCPMC trả tiền tác giả có 300.000 đồng/ca khúc nhưng thực ra họ đã thu của nhà tổ chức chương trình mức phí bản quyền từ 2 - 4 triệu đồng/ca khúc. Không chỉ các tác giả mà ngay cả những người thưởng thức âm nhạc cũng không hiểu được việc thu phí bản quyền âm nhạc có nhằm đúng tiêu chí hay không, khi mà số tiền chênh lệch quá lớn so với số tiền thực sự tác giả được hưởng?
NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát ca múa - nhạc nhẹ Việt Nam nói “bóng gió” rằng, trong chương trình “Cầm tay mùa hè” của nhạc sĩ Quốc Trung tổ chức năm 2011, VCPMC đã thu 700.000 đồng đến 2 triệu đồng/ca khúc nhưng tác giả được trả thực chất là bao nhiêu thì không ai biết được?
Như vậy, việc thu phí bản quyền âm nhạc Việt Nam dù được thực hiện nhiều năm nhưng vẫn chưa minh bạch và công khai nên đã tạo cho dư luận nhiều sự “hoài nghi”. Nay lại tổ chức thu phí âm nhạc trực tuyến, thiết nghĩ việc thu này còn phức tạp hơn thu phí bản quyền ở các buổi biểu diễn, trong các phòng trà, khách sạn. Lần này, liệu VCPMC sẽ có phương án nào làm cho việc thu phí được công khai và minh bạch để xóa đi những “ngờ vực” của các tác giả cũng như công chúng như đã nói ở trên.
Theo Pháp luật xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét