Social Media – Thận trọng với những gì bạn nói

Social Media – Thận trọng với những gì bạn nói

Ngày nay sử dụng truyền thông xã hội đã trở thành một phần của cuộc sống. Trước kia khi nào rảnh thì bạn hay rủ anh em đi cà phê, ngồi tán dóc. Còn bây giờ, có mạng xã hội rồi, rảnh cái là lên Facebook, Google plus, forum… để chát chít, chém gió.

                                                        (Ảnh sưu tầm mang tính minh họa)

Khi bạn post một câu lên Facebook, nó không như bạn nói chuyện điện thoại với ai đó, nó sẽ không biến mất khi bạn dập máy, khi bạn không nói nữa mà nó sẽ còn nằm ở đó. Đến khi nào bạn xóa nó đi. Trước đây khi bạn trao đổi, trò chuyện với ai thì đó chỉ là chuyện cá nhân giữa 2 người, nó tách biệt với thế giới bên ngoài.
Còn ngày nay, truyền thông xã hội thay đổi mọi thứ.

Tại sao CIA lại có nguyên một nhóm cả ngày chỉ ngồi trên các trang mạng xã hội để săn tin tức. Bởi vì gần đây như chúng ta có thể thấy điển hình các vụ như: nổi loạn ở London, tin Osama Binladen bị tiêu diệt…. đều xuất hiện sớm nhất hoặc có liên quan đến các trang mạng xã hội.  Hay như mới đây, một cô gái đã thoát chết nhờ đăng bài tường thuật quá trình tự tử lên blog của mình. Những điều này chứng tỏ thông điệp được lan truyền trên mạng xã hội là vô cùng lớn, thông tin mà bạn đưa ra có thể ảnh hưởng đến bạn và rất nhiều người khác.

Khi chúng ta cập nhật trạng thái trên các trang mạng xã hội có nghĩa là chúng ta chấp nhận cho người khác biết điều đó. Và chính họ sẽ là những người quyết định đến thông tin cá nhân của chúng ta.



Tôi lấy ví dụ, trước đây khi đi xin việc ở các công ty, bạn sẽ chỉ nói cho người tuyển dụng nghe những điều người ta muốn nghe.  Tuy nhiên những điều này thì chưa chắc đã đúng. Còn bây giờ rất nhiều nhà tuyển dụng sau khi gặp mặt với bạn, họ sẽ xem hồ sơ trực tuyến của bạn. Và chính những câu chuyện mà bạn đã trò chuyện với bạn bè của mình trên mạng xã hội hằng ngày sẽ cho họ biết, đánh giá con người bạn như thế nào.


Theo một cuộc khảo sát của Reppler thì:
  • 47% nhà tuyển dụng kiểm tra thông tin những người xin việc trên mạng xã hội ngay lập tức khi nhận được hồ sơ xin việc.
  • 69% người xin việc sẽ bị từ chối dựa trên những gì nhà tuyển dụng thấy
  • 13% người xin việc bị từ chối vì họ đã nói dối về trình độ chuyên môn của mình
  • 11% bị từ chối vì sử dụng những hình ảnh, comment trên mạng xã hội không phù hợp, mang tính tiêu cực thể hiện khả năng giao tiếp kém.
Tuy nhiên nói vậy không đồng nghĩa với việc trước khi đi xin việc bạn xóa hết tài khoản của mình trên các trang mạng xã hội đi, bởi vì vẫn có 68% người tìm được việc vì nhà tuyển dụng ấn tượng với profile của họ trên các trang mạng xã hội, họ thấy bạn phù hợp với những yêu cầu của công việc của họ..
Tóm lại:
Social Media là rất tốt, tuy nhiên bạn cần phải thận trọng trước những gì mình đăng lên. Hãy suy nghĩ cho kĩ xem nó có ảnh hưởng gì đến mình hay người khác sau này không?
Nếu như bạn không muốn người khác biết chuyện gì thì tốt nhất đừng mang nó ra ngoài cái đầu của bạn !
Theo onlineseeding

0 nhận xét:

Đăng nhận xét