Ai sẽ sống sót sau thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội?

Ai sẽ sống sót sau thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội?

Không thể phủ nhận rằng Truyền thông xã hội đang là một trong những thứ phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Nhưng sự thực có tuyệt vời như vậy, hay chỉ là một bong bóng mới đang được hình thành?
Ai sẽ sống sót sau thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội?
Trong khi nhiều ngành hàng đang lao đao trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thì những “kẻ khổng lồ” trong ngành như Facebook, Google+ và Twitter vẫn đang tiếp tục “bành trướng”. Bên cạnh đó, vô vàn những mạng xã hội nhỏ hơn, tập trung vào các người dùng đặc biệt và cho họ nhiều quyền quản lý sự riêng tư cũng ra đời như Path (mạng xã hội chia sẻ với một nhóm bạn bè nhỏ), FamilyLeaf (mạng xã hội chia sẻ chỉ với các thành viên trong gia đình) và Pair (mạng xã hội chia sẻ theo cặp)….
Các mạng xã hội này và hàng trăm mô hình tương tự đang đáp ứng một phân khúc thị trường mà các “kẻ khổng lồ” đang bỏ lỡ. Câu hỏi là liệu các thị trường đó có đủ lớn để sinh ra doanh thu đủ để những mạng xã hội nhỏ này tồn tại hay không?
Một vài trong số đó chắc chắn sẽ thất bại. Một số khác sẽ đi theo con đường của Instagram và may mắn được một công ty lớn hơn mua lại. Một lựa chọn khác có thể xảy ra đó là mạng xã hội nhỏ đó sẽ tiếp tục phát triển để trở thành một doanh nghiệp độc lập.
Amy Bruckman, giáo sư ngành Điện toán tương tác tại Học viện công nghệ Georgia cho biết: “Trong những ngày đầu của ngành công nghiệp ô tô có hàng ngàn công ty sản xuất ô tô nhưng chỉ có một vài trong số đó tồn tại được và chúng trở thành những kẻ khổng lồ trong ngành này. Điều tương tự cũng đang xảy ra với Thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội: sẽ chỉ có một vài kẻ thắng cuộc và vô số kẻ thua cuộc.”
Bruckman cũng cảnh báo rằng hầu hết các startup nhỏ sẽ không may mắn như Instagram. Chúng gần như đều sẽ thất bại.
Nhưng cụm từ “Bong bóng truyền thông xã hội” không chính xác để diễn tả tình hình hiện tại, theo Bruckman “Đó là sự lựa chọn sinh tồn.”

Sức ảnh hưởng của mạng lưới

Angelo Sotira, CEO của deviantART.com, nói rằng 1 tỷ USD Facebook trả cho Instagram là kết quả của khả năng tạo ra “sức ảnh hưởng cộng đồng” của Instagram.
“Tất cả các startup cùng loại đều mong muốn tạo ra được sức ảnh hưởng như thế. Instagram sẽ có 100 triệu người dùng vào cuối năm nay và bất cứ công ty nào làm được điều tương tự cũng sẽ đáng giá tỷ USD đối với Facebook, Google hay Microsoft.”
Các nhà đầu tư truyền thống thì lại không hiểu hướng suy nghĩ này và họ gán chữ “Bong bóng” lên cả ngành truyền thông xã hội.
Sotira cho biết: “Thật khó để hầu hết các nhà đầu tư hiểu điều này nên sẽ có một số vụ đầu tư ngu ngốc diễn ra trong giới chia sẻ hình ảnh vì bắt chước theo Facebook. Giá trị thật sự là ở các công ty có thể phát triển nhanh chóng và tạo ra một làn sóng ảnh hưởng đến nhiều người dùng. Nếu bạn có thể làm được điều đó thì bạn có thể nhận được tỷ USD đầu tư.”
Ngoài ra, anh còn nói thêm: “Hãy tiến tới và cố gắng như Instagram bởi nó là một viên ngọc sáng đáng giá từng đồng tiền Facebook bỏ ra.”

Facebook đủ mạnh để phạm phải vài sai lầm

Ngay cả khi Facebook “vung tay quá trán” cho Instagram thì cũng không gây nhiều thiệt hại kéo dài cho công ty này. Khi chúng tôi phỏng vấn các chuyên gia về “Bong bóng truyền thông xã hội” chúng tôi đều nghe được cụm từ “khả năng mở rộng.”
Mike Seiman, CEO của CPX Interactive, nói rằng: “Nếu Facebook có một lợi thế để làm giảm thiệt hại những sai lầm của mình thì đó chính là khả năng mở rộng vô hạn với các công ty mà nó đã thâu tóm. Mọi người không sai khi nói rằng Facebook đã hơi “hào phóng” với Instagram nhưng nếu bất cứ ai cũng có thể phát triển một ứng viên tiềm năng để trở thành Facebook thứ hai thì có lẽ Facebook là kẻ đầu tiên làm điều đó.”
Theo Action

0 nhận xét:

Đăng nhận xét