Nhận diện kênh truyền thông để xây dựng thương hiệu cho bạn

Nhận diện kênh truyền thông để xây dựng thương hiệu cho bạn

social network mang xa hoi google plus get found  Bước đầu nhận diện kênh truyền thông để xây dựng thương hiệu cho bạn photoBắt đầu marketing là doanh nghiệp chấp nhận một hành trình từ zero và không có hồi kết. Xác định nên bắt đầu từ đâu và thực hiện nó như thế nào là vấn đề không dễ nhưng không phải không có giải pháp. Bài viết này sẽ cùng chia sẻ với bạn những bước đầu gia nhập vào marketing điện tử (digital marketing).
Hiếm khi nào hai công ty nào giống nhau hoàn toàn về các dịch vụ hay hình ảnh họ mong muốn mang tới khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hình website cho phép các doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình thông qua nội dung và khả năng tương tác với người dùng. Thậm chí cùng một loại website có thể được sử dụng theo những cách rất khác nhau bởi các doanh nghiệp khác nhau.
Với mỗi chiến dịch digital marketing, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định thành bại là những hiểu biết về tính năng của website cũng như làm thế nào để khai thác tối đa những lợi thế đó để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng . Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số website khá phổ biến trong thời gian gần đây.
1. Website chính thức của doanh nghiệp
Dù bạn truyền thông bằng kênh nào đi nữa thì vẫn tập trung về website của chính công ty bạn, Đây là nền tảng nhận biết thương hiệu (LỖI LỚN: phân biệt thương hiệu & nhãn hiệu) của doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây, thiết kế và nội dung của website sẽ khiến cho người truy cập nhanh chóng pháct họa ra hình ảnh doanh nghiệp của bạn. Vì tất cả những website khác đều chuyển hướng khách hàng tiềm năng đến đây, nên mỗi trang con của website (một số từ phổ biến thì không nên dịch, nó sẽ dễ hiểu hơn và SEO tốt hơn) đều cần thu hút sự chú ý của người xem và cung cấp những thông tin họ cần. Ngược lại, phong cách thiết kế và hình ảnh được sử dụng cũng phải có sự liên kết đến đến các trang khác.
2. Facebook
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp nên hiện diện trên Facebook (không viết tắt) bằng cách nào đó và nên cập nhật thường xuyên những bài đăng liên quan đến kinh doanh cũng như tương tác đại chúng với người xem . Nếu người xem tin tưởng vào nội dung truyền thông, họ cũng có thể tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Những hình ảnh và trạng thái được cập nhật rất cần thiết để tạo dựng một hình ảnh đa chiều và rộng khắp của công ty bạn.
3. Twitter
Những “tweet” thống nhất (tweet là mẫu tin trên twitter) sẽ giúp người xem có cái nhìn tổng quan về những gì công ty bạn nghĩ và cảm nhận. Hãy lên kế hoạch cho phong cách ngôn ngữ mà bạn sử dụng và giữ sao cho thống nhất, cũng như có thể tương tác với người xem là cực kì cần thiết. Thêm vào đó, nhân viên cũng có thể có tài khoản Twitter và trở thành người đại diện cho công ty.
4. Instagram
Hình ảnh có thể tạo sự kết nối bền vững với người theo dõi. Những hình ảnh của nhân viên và các hoạt động bên trong công ty tạo cảm giác riêng tư và dễ dàng kết nối với những khách hàng tiềm năng. Bạn nên có kế hoạch phân loại kĩ lưỡng những tấm ảnh có thể đưa lên mạng cũng như những thứ không nên đưa lên.
5. Google+
Mặc dù không được sử dụng rộng rãi như Facebook, nhưng Google+ lại đồng bộ với tất cả những tính năng khác của Google (Search, Mail, Drive,…). Ví dụVì thế, nội dung sẽ dễ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, tạo ấn tượng với những khách hàng tiềm năng trước khi họ truy cập vào website công ty bạn.
Dù chọn phương thức nào đi nữa thì hiểu rõ về chính bản thân mình, xây dựng thương hiệu từ chính xây dựng doanh nghiệp là cách marketing tốt nhất, bền vững nhất. Chúc bạn thành công.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét