Cục điều tra liên bang FBI và trung tâm giải quyết khiếu nại liên quan đến tội phạm Internet (IC3) của Mỹ tổng hợp lại những mối hiểm họa gây thiệt hại lớn cho người dùng.
Nạn nhân nhận được các thông điệp cảnh báo về tình trạng lây nhiễm virus hay nội dung bất hợp pháp trong máy tính. Khi người dùng click chuột vào quảng cáo này, mã độc sẽ tự động tải xuống.
Người dùng cần đề phòng với quảng cáo phần mềm diệt virus.
Tiếp đó, họ sẽ được chỉ dẫn mua một phần mềm diệt virus nào đó để phục hồi cho máy tính. Trường hợp người dùng chấp nhận, đó chính là cách họ tự chuốc họa vào thân khi tải về máy hàng tá mã độc chứa trong phần mềm.
FBI và IC3 khuyến cáo, khi rơi vào tình huống như trên, người dùng cần ngay lập tức thoát khỏi trình duyệt, đồng thời sử dụng phần mềm “sạch” để quét virus cho máy.
Theo FBI, trò lừa đảo bằng phần mềm diệt virus giả đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ bất chính, lên đến 150 triệu USD vào năm 2009.
Để chứng tỏ mình biết rõ thân phận nạn nhân, chúng thường gửi kèm theo thông tin chi tiết về cá nhân người dùng, bao gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại… Chúng buộc nạn nhân phải phản hồi lại trong vòng 48 tiếng nếu muốn an toàn.
Tiếp đó, những kẻ lừa đảo sẽ cung cấp địa chỉ chuyển tiền cụ thể 5 phút trước khi hết hạn. Thông thường, nạn nhân có nửa tiếng để gửi tiền, FBI cho hay.
Tổng thống Obama cũng bị kẻ xấu sử dụng làm công cụ lừa đảo.
Trong đó, “ngài tổng thống” khẳng định người dân nào đăng ký sớm sẽ nhận được một số tiền hỗ trợ từ quỹ chính phủ.
Đoạn ghi âm tiếp tục hướng dẫn người dùng truy cập vào 2-3 trang web nhất định để làm thủ tục đăng ký nhận tiền. Tại đây, sau khi người dùng khai báo thông tin cá nhân và đóng lệ phí là 28 USD, họ được đảm bảo là sẽ nhận một số tiền lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chẳng có đồng nào sau thời gian dài chờ đợi.
Những người có thói quen xem tướng số trên Internet là đối tượng của hàng loạt vụ lừa đảo.T
uy nhiên, sau khi nhận được bản miễn phí, tin nhắn gợi ý người dùng nên đọc bản đầy đủ. Trong trường hợp này, họ phải trả một số tiền nhất định. Dẫu vậy, họ chẳng bao giờ nhận được bất cứ bản đầy đủ nào sau đó.
Tại đây, họ được hứa hẹn sẽ có việc làm như ý với mức lương tương xứng nếu để lại các thông tin cá nhân.
Một trang web việc làm lừa đảo.
Tinh vi hơn, nhiều kẻ lừa đảo còn tổ chức khảo sát về quan hệ giữa sếp và nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thông qua quảng cáo trực tuyến.
Để tham gia, người dùng cần gửi bản sao kê mức lương có thông tin đầy đủ về tài khoản để làm bằng chứng về công việc hiện tại. Chính sai lầm này khiến hàng nghìn USD đã bị những kẻ xấu trục lợi, cục liên bang Mỹ cho hay.
(st)
Quảng cáo pop-up phần mềm diệt virus giả mạo
Nạn nhân nhận được các thông điệp cảnh báo về tình trạng lây nhiễm virus hay nội dung bất hợp pháp trong máy tính. Khi người dùng click chuột vào quảng cáo này, mã độc sẽ tự động tải xuống.
Người dùng cần đề phòng với quảng cáo phần mềm diệt virus.
Tiếp đó, họ sẽ được chỉ dẫn mua một phần mềm diệt virus nào đó để phục hồi cho máy tính. Trường hợp người dùng chấp nhận, đó chính là cách họ tự chuốc họa vào thân khi tải về máy hàng tá mã độc chứa trong phần mềm.
FBI và IC3 khuyến cáo, khi rơi vào tình huống như trên, người dùng cần ngay lập tức thoát khỏi trình duyệt, đồng thời sử dụng phần mềm “sạch” để quét virus cho máy.
Theo FBI, trò lừa đảo bằng phần mềm diệt virus giả đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ bất chính, lên đến 150 triệu USD vào năm 2009.
Đe dọa tống tiền
Những kẻ được mệnh danh “Hitman” trên Internet gửi cho người dùng hàng loạt thư điện tử có nội dung đe dọa, bắt cóc người thân hay thậm chí là thủ tiêu nếu họ không chịu trả cho chúng một số tiền theo yêu cầu.Để chứng tỏ mình biết rõ thân phận nạn nhân, chúng thường gửi kèm theo thông tin chi tiết về cá nhân người dùng, bao gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại… Chúng buộc nạn nhân phải phản hồi lại trong vòng 48 tiếng nếu muốn an toàn.
Tiếp đó, những kẻ lừa đảo sẽ cung cấp địa chỉ chuyển tiền cụ thể 5 phút trước khi hết hạn. Thông thường, nạn nhân có nửa tiếng để gửi tiền, FBI cho hay.
Mồi nhử từ những khoản tiền trợ giúp
Loại hình tội phạm này thường hành động khi nền kinh tế của quốc gia đang gặp suy thoái. IC3 cho biết, nhiều khách hàng phản ánh họ nhận được một số đoạn ghi âm lại lời nói từ một người nào đó có chất giọng rất giống tổng thống Mỹ Barack Obama.Tổng thống Obama cũng bị kẻ xấu sử dụng làm công cụ lừa đảo.
Trong đó, “ngài tổng thống” khẳng định người dân nào đăng ký sớm sẽ nhận được một số tiền hỗ trợ từ quỹ chính phủ.
Đoạn ghi âm tiếp tục hướng dẫn người dùng truy cập vào 2-3 trang web nhất định để làm thủ tục đăng ký nhận tiền. Tại đây, sau khi người dùng khai báo thông tin cá nhân và đóng lệ phí là 28 USD, họ được đảm bảo là sẽ nhận một số tiền lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chẳng có đồng nào sau thời gian dài chờ đợi.
Xem tướng số miễn phí
Theo FBI, người dùng sẽ nhận được tin nhắn spam hoặc pop-up có nội dung mời chào người dùng xem tướng số miễn phí với điều kiện họ phải cung cấp ngày sinh và nơi sinh bản thân.Những người có thói quen xem tướng số trên Internet là đối tượng của hàng loạt vụ lừa đảo.
uy nhiên, sau khi nhận được bản miễn phí, tin nhắn gợi ý người dùng nên đọc bản đầy đủ. Trong trường hợp này, họ phải trả một số tiền nhất định. Dẫu vậy, họ chẳng bao giờ nhận được bất cứ bản đầy đủ nào sau đó.
Cơ hội việc làm
FBI cho biết, loại hình lừa đảo này thường xuất hiện song hành với lừa đảo dựa trên động cơ kinh tế. Nạn nhân sẽ bị dẫn dắt vào những trang tìm việc không có thật với vô số vị trí công việc hấp dẫn như trưởng phòng nhân sự, giám đốc marketing…Tại đây, họ được hứa hẹn sẽ có việc làm như ý với mức lương tương xứng nếu để lại các thông tin cá nhân.
Một trang web việc làm lừa đảo.
Tinh vi hơn, nhiều kẻ lừa đảo còn tổ chức khảo sát về quan hệ giữa sếp và nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thông qua quảng cáo trực tuyến.
Để tham gia, người dùng cần gửi bản sao kê mức lương có thông tin đầy đủ về tài khoản để làm bằng chứng về công việc hiện tại. Chính sai lầm này khiến hàng nghìn USD đã bị những kẻ xấu trục lợi, cục liên bang Mỹ cho hay.
(st)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét