Kinh doanh bằng mạng xã hội

Kinh doanh bằng mạng xã hội


Mạng xã hội ảo được coi là một cầu nối hiệu quả và ít tốn kém giữa doanh nghiệp và khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Theo thống kê của IDC, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng Facebook để tạo lập mạng lưới khách hàng (cả tiềm năng lẫn khách hàng hiện có) và gắn kết họ lại với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất.
Facebook cung cấp nhiều công cụ hữu ích giúp người dùng có thể chơi video và giúp các doanh nhân có thể gửi trực tiếp các thông điệp marketing cho khách hàng.
Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng các mạng xã hội như Facebook cho công việc kinh doanh là “hiệu ứng lây lan” giống như kiểu virus. Một khi ai đó trở thành “fan” của bạn, họ sẽ tự động gửi đi các tin nhắn cho bạn bè trong danh sách nói về dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty bạn. Và như vậy, mạng xã hội đã trở thành kênh tiếp cận vô cùng thuận lợi và nhanh chóng giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Những điển hình sử dụng hiệu quả Facebook cho công việc không phải là ít. Bạn hãy cứ nhìn vào cách Microsoft hay Tổng thống Mỹ Obama sử dụng sức mạnh của mạng xã hội mà xem. id=”_mcePaste”>Họ đã rất thành công trong việc thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn “fan” hâm mộ, để đánh bóng tên tuổi, quảng bá thương hiệu, và cuối cùng là đạt được thành công về mặt chiến lược.
Ngay cả khi công việc kinh doanh của bạn không đòi hỏi phải theo đuổi chiến lược mạng xã hội thì bạn vận có thể vận dụng sức mạnh của phương pháp tiếp cận này để tìm kiếm khách hàng và cung cấp những dịch vụ cho khách hàng hiện có.
Đặc biệt, nếu mô hình kinh doanh của bạn không lớn, chi phí đầu tư hạn hẹp thì mạng xã hội được xem là giải pháp marketing hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả.
Một trong những lo ngại nhất khi sử dụng mạng xã hội đó là khó đảm bảo được tính riêng tư. Những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ liên lạc, chức vụ… không thuộc dạng khuyến khích quảng bá. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ lộ thông tin cá nhân, bởi nếu xét về nguyên tắc thì không có thông tin nào trên mạng an toàn 100%.
Chính vì vậy, ngay từ đầu khi tạo lập profile cho bạn trên mạng xã hội, bạn cần xác định đâu là thông tin cá nhân quan trọng mà bạn không muốn tiết lộ, còn đâu là thông tin ở dạng quảng bá cần nhiều người biết tới.
Các mạng xã hội dành cho doanh nghiệp
Facebook: Cách duy nhất để tiếp cận với các mạng xã hội là bạn tham gia vào chính nó để nắm được cơ chế hoạt động của chúng. Hãy sử dụng chức năng Friend Finder để tìm bạn bè đã có tài khoản Facebook.
Hãy tham gia vào một số nhóm nào đó thể học cách mọi người giao tiếp với nhau qua mạng xã hội. Hãy đăng tải một số video clip và bài viết hấp dẫn để mọi người phản hồi. Và bạn sẽ thấy Facebook là công cụ tuyệt vời để quảng bá và tiếp thị công việc kinh doanh của mình.
MySpace: Mặc dù người dùng MySpace thường là giới văn nghệ sĩ và giới trẻ nhưng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm quảng bá công việc kinh doanh qua mạng.
LinkedIn: Được mệnh danh là “Facebook của doanh nghiệp”, LinkedIn cho phép bạn có thể kết nối thông suốt với những doanh nhân có cùng sở thích và ngành nghề kinh doanh với bạn.
Twitter: Là một dạng “tiểu blog”, Twitter chỉ cho phép gõ tối đa 160 ký tự trong phần comment. Mặc dù nghe có vẻ khó chịu nhưng Twitter đang trở thành một xu hướng khá “hot” và được rất nhiều người quan tâm đến. Làm quen với Twitter cũng đồng nghĩa với việc bạn tiếp cận được nhiều người thích xu hướng đổi mới.
Workbench: Là một ví dụ hoàn hảo nhất cho mạng doanh nghiệp cá nhân hóa, Workbench được dự báo sẽ trở thành một dạng blog kinh doanh tiêu biểu trong tương lai. Tại sao bạn lại không bớt chút thời gian để nghiên cứu chúng nhỉ?
StumbleUpon: Mạng xã hội này cho phép bạn xây dựng cộng đồng dựa trên các website ưa thích. Nếu tham gia càng nhiều các cộng đồng, cơ hội mọi người biết đến bạn càng lớn hơn.
Ning: Mạng xã hội này cho phép bạn có thể tạo ra một cộng đồng để xếp hạng và đánh giá công việc kinh doanh của mình.
Digg It: Người dùng Digg bình bầu (vote) cho những nội dung website mà họ nghĩ là quan trọng nhất. Chính vì vậy, Digg sẽ giúp bạn theo dõi toàn bộ những diễn biến quan trọng của thế giới kinh doanh đang diễn ra.
Mạng xã hội quy tụ nhiều yếu tố mà những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyền thống khác không có được. Những cái tên như Facebook, YouTube, Twitter, LinkedIn… đã trở thành quen thuộc trong thời đại Web 2.0 mà người ta thường nhắc tới như là nơi quy tụ nhiều giới trẻ nhất.
Chúng còn được nhìn nhận như là công cụ để tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ các khách hàng hiện tại, và là công cụ tạo ra lợi nhuận.
Mạng xã hội còn là con đường tắt để quảng bá thương hiệu, cung cấp dịch vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn, và là một công cụ marketing cao cấp.
Trở thành một phần của mạng xã hội sẽ giúp tạo ra những kết nối để đối tác và khách hàng có thể tìm kiếm thông tin xem sản phẩm và dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét