Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo
by Phạm Hùng Online
/
/
Năm 1997, khi Eddie Bakhash được cha mình bàn giao lại việc quản lý cửa hàng kinh doanh đồ trang sức American Pearl ở new York City thì cửa hàng này đã có một lịch sử hoạt động khá thành công gần 50 năm. Một trong những thay đổi đầu tiên mà Bakhash đã thực hiện khi tiếp quản American Pearl là đưa nó lên chợ ảo. Nhờ thay đổi này, doanh số hàng năm của cửa hàng đã tăng lên 20%.Năm 1997, khi Eddie Bakhash được cha mình bàn giao lại việc quản lý cửa hàng kinh doanh đồ trang sức American Pearl ở new York City thì cửa hàng này đã có một lịch sử hoạt động khá thành công gần 50 năm. Một trong những thay đổi đầu tiên mà Bakhash đã thực hiện khi tiếp quản American Pearl là đưa nó lên chợ ảo. Nhờ thay đổi này, doanh số hàng năm của cửa hàng đã tăng lên 20%.Năm ngoái, American Pearl đã đạt doanh thu gần 20 triệu USD, trong đó khoảng 20% là doanh thu bán hàng trực tiếp, 80% còn lại từ bán hàng trên mạng.Bakhash cho rằng, góp phần không nhỏ cho sự thành công nói trên của American Pearl là uy tín và sự nổi tiếng trong mấy chục năm kinh doanh của cửa hàng và nhờ quảng cáo truyền miệng từ khách hàng. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất là việc xây dựng một trang web có khả năng chiếm được lòng tin của khách hàng. Một trong những giá trị lớn nhất mà trang web của American Pearl đã đem đến cho khách hàng là giúp họ có kiến thức, có sự hiểu biết khách quan về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng.Bakhash là một trong số nhiều nhà bán lẻ ở Mỹ khá thành công sau khi đưa cửa hàng ngoại tuyến lên Internet. Theo một nghiên cứu của Forrester Research năm 2006, doanh số bán lẻ trực tuyến của 174 công ty bán lẻ ở Mỹ trong năm 2005 đã tăng 25%, đạt 176,4 tỉ USD và dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay, tương đương 211,4 tỉ USD. Đến năm 2010, con số này sẽ lên đến 329 tỉ USD. Ngoài bí quyết của Bakhash, còn có những yếu tố nào khác giúp các công ty này kinh doanh trên mạng thành công? Theo Forreater Research, dưới đây là một số bí quyết của các công ty bán lẻ Mỹ khi đưa cửa hàng thật lên chợ ảo.1. Phải biết tận dụng các dịch vụ hữu ích trên internet. Nếu đang chuẩn bị đưa cửa hàng ngoại tuyến của mình lên mạng, doanh nghiệp không nhất thiết phải làm mọi thứ. Các nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo! Stores (YHOO), FreeMerchant hay LiteCommerce đều có thể giúp doanh nghiệp xây dựng các cửa hàng ảo một cách dễ dàng với chi phí hợp lý.2. Một khi đã xây dựng xong cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp vẫn chưa thể đưa nó vào hoạt động ngay, mà phải thông qua quá trình thử nghiệm để chắc chắn rằng mọi thứ đã sẵn sàng. Các chức năng của trang web phải hoạt động tốt khi nó được đưa vào phục vụ khách hàng. Cần nhớ rằng khi đi mua hàng trên cửa hàng ảo, khách hàng luôn mong muốn được phục vụ với một chất lượng ngang bằng với khi mua hàng ở cửa hàng thật.3. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các sự kiện trên các cửa hàng ảo.4. Xây dựng một kế hoạch để tăng số lượt người truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Có thể sử dụng các trang web có dịch vụ quảng cáo tìm kiếm (search engine) để tạo ra các kết nối thu hút khách hàng của doanh nghiệp.5. Có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi kết hợp giữa các cửa hàng ngoại tuyến và trực tuyến để tăng doanh số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý không nên lạm dụng các chương trình này đối với các khách hàng trung thành. Khi đã xây dựng chương trình khuyến mãi thì dù ở trên mạng hay ở bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng lời hứa để giữ uy tín của mình.Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét