Blog

Joe's Food Blog
social network mang xa hoi google plus get found  Bước đầu nhận diện kênh truyền thông để xây dựng thương hiệu cho bạn photoBắt đầu marketing là doanh nghiệp chấp nhận một hành trình từ zero và không có hồi kết. Xác định nên bắt đầu từ đâu và thực hiện nó như thế nào là vấn đề không dễ nhưng không phải không có giải pháp. Bài viết này sẽ cùng chia sẻ với bạn những bước đầu gia nhập vào marketing điện tử (digital marketing).
Hiếm khi nào hai công ty nào giống nhau hoàn toàn về các dịch vụ hay hình ảnh họ mong muốn mang tới khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hình website cho phép các doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình thông qua nội dung và khả năng tương tác với người dùng. Thậm chí cùng một loại website có thể được sử dụng theo những cách rất khác nhau bởi các doanh nghiệp khác nhau.
Với mỗi chiến dịch digital marketing, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định thành bại là những hiểu biết về tính năng của website cũng như làm thế nào để khai thác tối đa những lợi thế đó để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng . Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số website khá phổ biến trong thời gian gần đây.
1. Website chính thức của doanh nghiệp
Dù bạn truyền thông bằng kênh nào đi nữa thì vẫn tập trung về website của chính công ty bạn, Đây là nền tảng nhận biết thương hiệu (LỖI LỚN: phân biệt thương hiệu & nhãn hiệu) của doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây, thiết kế và nội dung của website sẽ khiến cho người truy cập nhanh chóng pháct họa ra hình ảnh doanh nghiệp của bạn. Vì tất cả những website khác đều chuyển hướng khách hàng tiềm năng đến đây, nên mỗi trang con của website (một số từ phổ biến thì không nên dịch, nó sẽ dễ hiểu hơn và SEO tốt hơn) đều cần thu hút sự chú ý của người xem và cung cấp những thông tin họ cần. Ngược lại, phong cách thiết kế và hình ảnh được sử dụng cũng phải có sự liên kết đến đến các trang khác.
2. Facebook
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp nên hiện diện trên Facebook (không viết tắt) bằng cách nào đó và nên cập nhật thường xuyên những bài đăng liên quan đến kinh doanh cũng như tương tác đại chúng với người xem . Nếu người xem tin tưởng vào nội dung truyền thông, họ cũng có thể tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Những hình ảnh và trạng thái được cập nhật rất cần thiết để tạo dựng một hình ảnh đa chiều và rộng khắp của công ty bạn.
3. Twitter
Những “tweet” thống nhất (tweet là mẫu tin trên twitter) sẽ giúp người xem có cái nhìn tổng quan về những gì công ty bạn nghĩ và cảm nhận. Hãy lên kế hoạch cho phong cách ngôn ngữ mà bạn sử dụng và giữ sao cho thống nhất, cũng như có thể tương tác với người xem là cực kì cần thiết. Thêm vào đó, nhân viên cũng có thể có tài khoản Twitter và trở thành người đại diện cho công ty.
4. Instagram
Hình ảnh có thể tạo sự kết nối bền vững với người theo dõi. Những hình ảnh của nhân viên và các hoạt động bên trong công ty tạo cảm giác riêng tư và dễ dàng kết nối với những khách hàng tiềm năng. Bạn nên có kế hoạch phân loại kĩ lưỡng những tấm ảnh có thể đưa lên mạng cũng như những thứ không nên đưa lên.
5. Google+
Mặc dù không được sử dụng rộng rãi như Facebook, nhưng Google+ lại đồng bộ với tất cả những tính năng khác của Google (Search, Mail, Drive,…). Ví dụVì thế, nội dung sẽ dễ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, tạo ấn tượng với những khách hàng tiềm năng trước khi họ truy cập vào website công ty bạn.
Dù chọn phương thức nào đi nữa thì hiểu rõ về chính bản thân mình, xây dựng thương hiệu từ chính xây dựng doanh nghiệp là cách marketing tốt nhất, bền vững nhất. Chúc bạn thành công.
tin nong sweet citrus email marketing  4 Bài học Kinh nghiệm trong tiếp thị bằng Email photo“Sự bất ổn của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ chân khách hàng trong khi người tiêu dùng ngày càng thắt chặt hầu bao. Bối cảnh này thực sự là một thách thức lớn cho công tác tiếp thị – kích cầu của doanh nghiệp cả về chi phí lẫn thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Vậy phải làm sao để doanh nghiệp và người tiêu dùng “thấu hiều” lẫn nhau trong giai đoạn này? Một sự thật đáng mừng là hầu hết mọi người sẵn sàng giúp đỡ những người cùng ngành và có xu hướng quay lại với những gì đã lựa chọn trước đó. Đó là biểu hiện của “lòng trung thành”.
Xây dựng quan hệ và sự trung thành của khách hàng là mục tiêu quan trọng hơn rất nhiều so với việc dùng “công cụ marketing” nào. Dù tình hình đang thuận lợi hay khó khăn thì đó cũng là mục tiêu ưu tiên số 1 của tất cả các doanh nghiệp.
 Đi qua một chặng đường, chúng ta rút ra 4 bài học quan trọng trong công tác tiếp thị điện tử để đưa ra hướng giải quyết thuyết phục và bắt đầu cho các cơ hội kinh doanh thành công trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
 Bài học thứ nhất: Email Marketing vẫn là cách tốt nhất cho việc tạo dựng các quan hệ.
 Các phương tiện truyền thông phục vụ công tác tiếp thị thương hiệu gia tăng chóng mặt dẫn đến một nghi ngại “Có phải việc dùng email marketing vẫn còn phù hợp với thời đại?”. Thức tế chứng minh đây là điều rất chính xác – email marketing luôn phù hợp với mọi thời đại. Nguyên nhân:
 • Email tạo ra khoảng thời gian yên lặng, riêng tư với khách hàng. Người tiêu dùng là người được chọn danh sách Email mà họ muốn đăng ký. Khi khách hàng mở email của bạn, bạn có được sự quan tâm quý giá của họ trong giây phút. Trong thời đại internet hiện nay, khoảnh khắc ấy trở nên vô giá.
 • Khi nói về hiệu quả đầu tư, email là công cụ đạt hiệu quả cao nhất. Hiệp hội marketing trực tiếp gần đây cho rằng “Email thương mại mang lại lợi nhuận khổng lồ khoảng $43.62 thu về cho mỗi $1chi ra cho”. Đó là lý do mà Email cho phép bạn tạo ra các danh sách khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành chất lượng một cách hiệu quả với chi phí thấp.
 • Email vẫn còn là một dạng cơ bản của truyền thông kinh doanh chuyên nghiệp. Những người kinh doanh sử dụng thư điện tử để liên lạc với nhau, không phải qua Tweets hay là Facebook mà là Email là cá nhân. Đó là phong cách chuyên nghiệp và tránh thất lạc.
 Tin tức qua Email là những thông tin chất lượng mà bạn có thể lưu giữ lại trên trang web. Cả hai hệ thống B2B và B2C có thể nâng thương hiệu và lòng tin của họ bằng cách xuất bản và lưu trữ những kinh nghiệm của họ thông qua các bài viết qua Email và mời người khác đọc. Những người kinh doanh thích các cuộc nói chuyện. Hãy hỏi họ cho phép nhập địa chỉ Email của họ vào danh sách thảo luận và các mối quan hệ qua đó mà tiếp tục.
Bài học thứ hai: Email Marketing bổ sung cho tiếp thị truyền thông xã hội.
 Theo báo cáo gần đây của Nielsen, những người thích dùng Facebook và Twitter sử dụng email nhiều hơn là những người sử dụng bình thường. Điều đó có nghĩa là khách hàng của họ có nhiều sự lựa chọn- sử dụng email và vào các mạng xã hội. Nhưng không phải việc Tweet 10 lần một ngày và đưa lên những thông điệp ngẫu nhiên trên trang Facebook, vốn chỉ là một phần của phong trào mạng truyền thông xã hội.
 Nên nhớ rằng: Nội dung chất lượng là con át chủ bải của việc đưa thông tin lên thường xuyên. Email tin tức là trung tâm của truyền thông trực tuyến, đưa ra những lời khuyên thực tế và nhận thức có ý nghĩa mà tạo ra tiếng vang với khách hàng. Truyền thông xã hội được sử dụng để xác định xu hướng của khách hàng, ý tưởng các chuyên mục thông tin trong tương lai, đáp lại sự quan tâm của khách hàng, và tìm ra những người đăng ký mới.
Bài học thứ ba: Giao tiếp hai chiều là chìa khóa để sống sót
 Truyền thông kinh doanh tốt hơn cả việc chỉ bản về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc lắng nghe ý kiến khách hàng và mời họ trao đổi với thương hiệu của bạn cũng như giữ vững nhịp điệu của “cuộc trò chuyện”. Các doanh nghiệp thông minh thường xuyên khảo sát hoặc thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua giao tiếp Email Marketing để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.
Những năm qua là giai đoạn của sự thay đổi: thay đổi môi trường kinh tế, thay đổi nhu cầu của khách hàng, thay đổi nhận thức. Chỉ những nhà doanh nghiệp biết lắng nghe khách hàng và thay đổi phù hợp mới có thể sống sót.
Bài học thứ tư: Giữ kết nối với khách hàng nhanh hơn …và hiệu quả
 Những doanh nghiệp sống sót sau cơn “biến động” đã tạo ra kết nối tuyệt vời với các khách hàng của họ. Họ học được cách giao tiếp trong cuộc mỗi cuộc trao đổi khi họ viết những email – tin tức. Điều ấy giúp khách hàng cảm nhận mình được coi như là một con người chứ không phải là một “tài khoản”.
Thậm chí, một số doanh nghiệp còn mời khách hàng, nhân viên, cộng tác kinh doanh, và thành viên cộng đồng để chia sẻ những câu chuyện cá nhân liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của họ. Cách tốt nhất là đưa vào một vấn đề trong các email tin tức. Điều này đôi khi sẽ tạo nên sự tập trung vào những chủ đề đang nhận được.
 Giá trị của bài học trong những năm qua có thể giúp cho tất cả chúng ta tạo ra các kết nối dài lâu với khách hàng trong những năm tiếp theo.
 Đó là 4 bài học quan trọng cũng như 4 lợi ích cơ bản nhất của Email marketing. Việc ứng dụng công cụ này không có gì khó nếu bạn lựa chọn được một nhà cung cấp uy tín và chuyên nghiệp. Điều quan trọng là bạn cần có nội dung có ích cho khách hàng. Đây cũng không phải là rào cản quá lớn nếu được tạo ra từ kinh nghiệm của doanh nghiệp hoặc cá nhân người sử dụng.
 Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác về Email Marketing hay các hình thức Internet Marketing khác, hãy ghé thăm và tham gia danh sách email của chúng tôi tại địa chỉ www.unikmedia.com.vn

Tác giả: Phương Đài – Theo Nguyễn Hiển
Nguồn: inboundcafe
youtube social network mang xa hoi get found  Xây dựng thương hiệu bằng công cụ viral video (marketing truyền miệng) photoSự vươn lên của các hoạt động marketing không chính thức so với marketing truyền thống
 Xây dựng thương hiệu bằng công cụ viral video (marketing truyền miệng) ‘Bike Hero’ – Người hùng xe đạp
 Đoạn video được tải trên mạng bởi nickname “Madflux” vào trung tuần tháng 11 bắt đầu với một chiếc máy quay phim lắc lư.
 Những tình tiết tiếp theo dường như là không tin được: đoạn video với một anh chàng cùng chiếc xe đạp, đang tái tạo lại những trải nghiệm trong trò chơi video game Guitar Hero, lần theo những dấu hiệu trên vỉa hè của một khu phố vùng ven.
 Madflux tung hô câu nói “Lars và phần còn lại của Brierwood Vandals”, nhằm cổ động cho game Guitar Hero. Người hùng xe đạp nhanh chóng trở thành tiêu điểm chú ý trên trang web Youtube, đạt mức 1.7 triệu lượt xem và hàng trăm ngàn lượt xem trên các kênh online khác.
 Theo những tiết lộ khác thì đoạn video trên có sử dụng các kỹ thuật đồ họa vi tính với sự hỗ trở của hãng sản xuất game “Guitar hero” công ty Activision và đơn vị thực hiện là một công ty bên ngoài là Drago5, và họ mong rằng đoạn video trên sẽ giúp cho game này trở nên gần gũi và thân thiết hơn với người chơi cũng như mở đường cho việc phát hành phiên bản mới trong thời gian tới. Sự tò mò nhanh chóng được lan tỏa trên các blog về game, trang Youtube cũng như nhiều trang web cộng đồng khác.
 “Việc hỗ trợ kỹ xảo cho đoạn video, tôi nghĩ không có gì là lừa bịp”, ông Brad Jakeman, giám đốc sáng tạo của Activision cho biết. Nó mang lại những hiệu quả tích cực hơn những phương pháp quảng cáo truyền thống khác đạt được ngày nay”.
 Trong thời điềm mà các kỹ xảo bị lạm dụng để mô tả những cái có thực như hiện này, thì người xem lại có những phản ứng ngược đời như là thích thú đối với những nội dung quảng cáo mang tính giải trí và trào phúng, đôi lúc lại che lấp đi cả sự thật.
 Những thương hiệu lớn như Nike, nước uống thể thao Gatorade và Levi’s đã khá thành công trong việc mô phỏng theo những tay làm phim gà mờ trên Youtube và thêm vào dòng chữ “Is it real?” Có thật không? và thêm vào đó các đoạn băng về những tranh cãi của người xem để giúp cho đoạn video mang tính tự phát và dễ gây sự chú ý hơn.
 Lợi thế của cách tiếp cận này là các đoạn phim không rõ xuất xứ vẫn có thể mang lại những thành công, đôi lúc hơn cả những mẫu TVC tốn cả triệu đôla. Ngoài ra, những mẩu video như vậy cón giúp khơi lên sự tò mò, thích thú cho người xem, đặc biệt là những game thủ trẻ thích thú với các loại hình truyền thông hiện đại.
 “Người xem luôn biết cái nào là thật và cái nào là giả”, Doug Sweeney, Giám đốc marketing của Levi’s, nói về đoạn video do công ty Cutwater thực hiện cho Levi’s với hình ảnh người đàn ông đang nhảy vào bên trong những chiếc quần jean và sau đó đoạn video này nhanh chóng trở nên phổ biến trên mạng internet. “Họ hiểu rõ nhưng họ vẫn thích thú với những chế biến vui nhộn như vậy”.
 Và chắc chắn rằng vẫn có một ranh giới giữa việc lừa dối khách hàng và việc mang lại cho họ nhưng cái đùa vui nhộn. Nhưng vẫn có một điều chưa rõ ràng là mức độ các nhà quảng cáo tiết lộ về những thông tin thật và giả nhiều tới đâu trong chiến dịch quảng cáo đó.
 Nhưng đôi lúc Viral Marketing – Marketing lan truyền trên mạng internet cũng mang lại những phản ứng không tốt, ví dụ vào mùa hè vừa rồi Sunsilk buộc phải ngừng sử dụng chiến dịch của họ với hình ảnh một cô dâu giận dữ cắt hết tóc của mình. Và với “Người hùng xe đạp” cũng vậy, một số người xem đây chỉ là những vụ lôi kéo nhằm quảng cáo và liên tục chỉ trích về những video này.
 “Tôi lại thấy đoạn video này lại rất thú vị, một cậu bé loanh quanh mê game” trích từ một phản hồi trên blog GameCyte, “nhưng đây cũng là cách kinh doanh khôn ngoan”.
 Activision chưa phải là người tiên phong trong việc sử dụng phương thức này, bời vì Droga5 cũng đã từng thực hiện một hình thức tương tực vào nằm 2006 cho Marc Ecko. Đoạn video mang tên “Still Free” với hình ảnh của không quân Mỹ và những lời ca tụng online, đoạn video có tầm tác động mạnh tới mức Chính quyền lầu năm góc của Mỹ cũng phải lên tiếng chỉ trích (đoạn video cũng mang về giải thưởng cao quí Cành cọ vàng cho Drago5).
 Ngoài ra, Nike cũng đã từng tung ra video mang tên “Touch of Gold” với đoạn clip siêu sao bóng đá Ronaldinho liên tục sút bóng trật cột doc từ cự ly 100m. Và Nike cũng thêm vào dòng chữ nhỏ “Is it real?”, và gây không ít tranh cãi vì vào tháng 4, đoạn video có Kobe Bryant nhảy qua một chiếc xe hơi để nhấn quả bỏng rỗ vào cầu môn cũng có dòng chữ như trên. Kết quả là 2,300 phản hồi với hơn 1.4 triệu lượt xem trên Youtube.
 “Nếu bạn không khơi gợi những bình luận hoặc cho người xem một lý do để họ theo dõi thì bạn làm những video như vậy đề làm gì?” Ông Renny Gleeson, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại Weiden + Kennedy, giải thích thêm về mục đích khi thực hiện cac video như vậy.
Người tạo nên “Người hùng xe đạp” chắc hẳn đã đạt được mục đích tạo sự chú ý của dư luận. Rất nhiều blog game thủ hàng đầu cũng như những trang web trò chơi chọn đăng đoạn video này và đã có hơn 7,500 phản hồi. Những kết quả thú vị ấy không cần tồn đến một đồng cho các hoạt động truyền thông. “Chúng tôi chỉ cần nói một tí về mình và người xem tự động rỉ tai nhau về chúng tôi”, ông Jakeman của Activision cho biết.
Những khoản tiết kiệm về truyền thông như vậy đủ khuyến khích các thương hiệu khác thử bắt tay vào việc tạo ra các cơn sốt trên internet mới cho mình. Và dĩ nhiên là một dòng chảy những video quảng cáo tương tự sẽ ồ ạt xuất hiện và điều không tránh khỏi là người xem sẽ trở nên nhàm chán và khó tính hơn.
Video mới nhất với hình ảnh siêu sao thể thao Devin Harris bị hạ gục bới một anh chàng vô danh trong trân bóng rổ loại trực tiếp đã tạo nên cơn sốt 4.3 triệu lượt xem trên Youtube và Adidas đã sử dụng đoạn nhạc trong clip này làm nhạc nền cho các mẫu quảng cáo online của mình.
Dennis Ryan, Giám đốc sáng tạo của hãng thời trang Element 79, cửa hàng tại Chicago, dự đoán xu hướng dùng yếu tố vui mắt để che đi thông điệp của đoạn video khó có thể thành công. Hầu như tất cả các công ty đều phải đặt hàng các video qua các công ty trung gian và họ sẽ làm luôn phần những thông điệp trong video đó. Ông Ryan cho biết thêm “Và việc khôn khéo để dư luận tự xướng lên và bàn tán là rất khó.”
Có thể Activision sẽ tiếp tục sử dụng những chiêu thức như thế này trong thời gian sắp tới vì họ nhận thấy được những điểm mạnh mang tính chiến lược cho thương hiệu của họ từ những video này. Và xu hương để những khách hàng tự tìm đến và bàn tán về mình ngày càng trở nên thông dụng so với cách thức cũ.
Để cạnh tranh với các nhà cung ứng giải trí hiện nay trên thị trường, thì các advertiser chuyên gia quảng cáo cần phải tận dụng hết mọi ứng dụng của các công cụ mình có được. Sức mạnh của web thực sự là một nguồn năng lượng mang tích đột phá hơn là việc nhồi nhét thông điệp vào đầu khách hàng một cách miễn cưỡng. Và điều đó càng đúng khi đặc điềm nhân khẩu học của giới thanh niên trai trẻ ngày nay là thích tự khám phá và thể hiện tính cách của mình.
“Nếu bạn nhìn vào cách thức người xem phản hồi về các đoạn video này và các con số thì bạn đang bắt đầu thấy thương hiệu của chúng ta đang ăn sâu vào công chúng”.
eBrandium.com – Nguồn tin: Vietnambranding
tin nong sweet citrus email marketing  Welcome email   Bài giới thiệu 30s trong email ... photoVới một salesman, một trong những yếu tố quyết định thành bại là bài giới thiệu 30 giây. Còn với một chiến dịch email marketing, trọng trách này được đặt vào cái gọi là welcome email. Ngoài việc cần phải tạo sự khác biệt, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
1. Thời điểm: càng sớm càng tốt
 Về mặt kỹ thuật, email sẽ tự động gửi đi sau khi khách hàng đăng ký trên website. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng “im hơi lặng tiếng”, nhưng sự chậm trễ là điều thường xuyên xảy ra. Hãy tưởng tượng, bạn nhận được thông báo “Vui lòng kiểm tra email để xác nhận thông tin”, bạn vào inbox, nhấn refresh/receive và chờ, 3 phút rồi 5 phút trôi qua (bạn bắt đầu sốt ruột), thêm 5 phút nữa và bạn quyết định không thèm để ý đến nó nữa. Hãy thường xuyên phối hợp với bộ phận kỹ thuật kiểm tra tình trạng của server để kịch bản trên mãi chỉ là tưởng tượng!
2. Thiết kế: phù hợp
 Welcome email vừa là khởi đầu cho chiến dịch email marketing vừa là sự tiếp nối về nội dung từ website của bạn. Do đó, đừng lạm dụng sức sáng tạo ở đây, hãy cứ giữ những màu sắc, hình ảnh, font chữ đặc trưng của website. Trong hầu hết các trường hợp, “trước sau như một” luôn là lựa chọn đúng đắn.
3. Nội dung (1): ngắn gọn
 Không ai thích một kẻ vừa gặp mặt mà đã nói nhiều! Tôi chắc là bạn có rất nhiều thông tin, bài viết vừa “kool”, vừa “hot” mà lại “cực đỉnh” muốn chia sẻ với khách hàng, nhưng hãy để dành cho những email tiếp theo. Kiểm tra welcome email của bạn với các phần mềm để chắc rằng không phải dùng thanh cuộn mới có thể đọc hết nó.
4. Nội dung (2): khác biệt
 Không ai thích một kẻ toàn nói lại những điều người khác đã nói! Hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt trong mỗi thông điệp gởi đi nhé.
5. Nội dung (3): kêu gọi hành động (call to action)
 Đừng nghĩ welcome email chỉ là lời chào mà bỏ qua việc đề nghị khách hàng làm một điều gì đó. Mời họ xem những bài viết hay nhất, tải bản dùng thử, cung cấp đầy đủ thông tin (và nhận quà),… Hãy nghĩ thêm nhiều cách để giữ chân khách hàng trong luồng thông tin của bạn. Cá đã vào ao, đừng để nó bơi đi chỗ khác!
Sưu tầm
tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photoBạn có cảm bắt đầu thấy mệt mỏi với Facebook hoặc những cách cư xử của bạn bạn trên trang web này? Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 1 tỷ người dùng trực tuyến. Với lượng người sử dụng nhiều như thế, bạn sẽ gặp phải một vài người xấu sử dụng facebook với mục đích rao bán những sản phẩm tồi tệ hoặc lừa tiền bạn qua những đường link (vâng, và có thể tệ hơn nữa). Do vậy khi bạn phát hiện mình đang làm 1 trong 11 điều sau, bạn nên tìm cách ngưng ngay lập tức trước khi bạn của bạn cũng nghĩ xấu về mình

 1. Tag người một cách tùy tiện vào hình

 Đừng tag những người mà bạn hầu như không biết về họ vào bức hình không liên quan đến họ. Một điều cần lưu ý chính là khi bạn bạn tag bạn bè vào một bức hình ”không đẹp”, sau đó gửi nó tới những người bạn của họ nhằm gây cười, và vâng bức ảnh gây cười đó chính là bạn. Nhưng những người bạn mà tôi đề cập bên trên sẽ tải tấm ảnh và tag càng nhiều người càng tốt để lấy được nhiều like nhất có thể. Đây là hành động dễ nhận thấy của các spammer, do đó hãy cảnh giác với bất kỳ ai như vậy. Tôi phải gọi cho nhiều cá nhân trong nhiều năm, kể cả những người bạn của tôi về những vụ tag này, và bạn cũng cần làm như vậy. Gửi tin nhắn cá nhân đến họ cũng có thể có hiệu quả, nhưng tôi cảm thấy nếu có một tên ngốc nào muốn tag tôi vào các bài tag của họ, anh ta cần phải tìm ra tôi trên facebook, vậy là tôi đưa cho anh ta tấm hình của tôi một cách công khai trên đó. Và tôi âm thầm bắt đầu trả đũa…

2. Post chéo từ Twitter

 Tôi biết rằng bạn có lẽ khan hiếm nội dung hoặc vấn đề để viết. Thường thì chúng ta post các tin giống nhau trên Twitter, Facebook, Goolge+… nhưng ít ra bạn ý thức được rằng mình không nên tự ý gửi các bài post từ Twitter sang Facebook. Làm như thế, coi như bạn ít tham gia sử dụng Facebook post bài hơn nhiều vì bạn sử dụng các chương trình khác chỉ cho phép post bài trên Twitter, điều này gần như không tuân theo quy định của Facebook. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy bạn không thật sự muốn sử dụng Facebook hoặc có thể là bạn quá lười để post bài, dù gì đi nữa thì cũng đừng làm vậy.
 tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo

3. Nhấp Like bài post của mình

 Bạn vừa post hình một con mèo cực kì dễ thương hoặc hình của một em bé. Tôi nghĩ tấm hình thật tuyệt. Và sau đó bạn bấm like tấm hình đó.Tôi biết rằng bạn đã thích bài post đó rồi, và bạn chính là người đã chia sẻ những thứ này? Ngoài việc cảm thấy mình bị làm phiền một lần nữa, thì lý do chính mà mọi người cảm thấy nên làm điều này là vì việc bấm like cho bài post sẽ lại một lần nữa xuất hiện trên bản thông báo, khiến cho bài post được xem nhiều lần hơn( Buộc phải xem 2 lần) . Đây là hành động cho thấy bạn tự nhận mình là “Tín đồ mạng xã hội” hoặc là đơn giản là bạn cảm thấy không an tâm về bài post của mình.

4. Mời tham gia vào trang web mới

Tôi hiểu bạn cần lập một trang web cho việc kinh doanh, nhưng xin đừng mời tôi vào những trang Facebook sơ sài. Thay vì post các nội dung thú vị cho trang web của bạn, hãy chia sẻ nó trong profile (để bạn của bạn thấy nó) , và nếu mọi người cảm thấy thích thú thì họ sẽ tiếp tục theo dõi. Đó không hoàn toàn là lỗi của bạn, vì khi bạn tạo một trang web thì bạn rất muốn mời tất cả bạn bè vào trang web này, nhưng hầu hết mọi người sẽ không thích trang đó và có thể họ cũng sẽ không thích bạn nữa. Và nếu có ai đó thích trang web này thì họ cũng sẽ tự động tìm ra nó dù thế nào đi nữa mà không cần bạn phải nài nỉ họ làm thế. Do đó đừng làm như vậy…
 tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo
tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo

5.Mời tham gia sử dụng App

 Nếu bạn chơi Farmville nguyên ngày trên Facebook thì việc này có chút gì đó hơi xấu hổ rồi và sẽ tệ hơn nữa khi mời bạn của bạn chơi cùng và cho họ biết rằng bạn đã nghiện trò chơi này. Và tôi không biết nói thế nào cho bạn hiểu được cảm giác đó khó chịu như thế nào khi tôi nhận được lời mời tham gia trò chơi Klout từ một người bạn kém thông minh dù tôi đã đăng kí game đó rồi.

6. Gợi ý bạn bè

Hãy dừng ngay chuyện bạn gán ghép tôi với người khác. Việc này có chút gì đó khó chịu và khiến tôi thể suy nghĩ lại về tình bạn của bạn và tôi. Điều này thật sự còn tệ hơn vì bạn cũng thấy rằng những spammer trên facebook liên kết với nhau và bắt đầu gửi 50 lời mời kết bạn lẫn nhau. Bằng cách này, những người nhận được những lời mời này nhận được thông báo (bảng yêu cầu kết bạn) và bạn nó gây hiểu lầm cho bạn là những spammer này thật sự muốn kết bạn với bạn. Trên thực tế, spammer muốn bạn tiếp nhận bước đầu kết bạn với họ (nhưng chủ yếu họ muốn bạn yêu cầu kết bạn với họ). Facebook ngăn cản việc yêu cầu kết bạn quá nhiều, nhưng những spammer liên kết với nhau và yêu cầu kết bạn lẫn nhau như vậy thoát được sự cấm cản này bởi vì họ không thực sự gửi yêu cầu kết bạn.

7. Thêm người vào một nhóm (group) không liên quan

Việc này thật sự rất khó chịu. Một người sẽ thêm bạn vào một nhóm không liên quan nào đó mà không cho bạn biết và đột nhiên bạn buộc phải tiếp nhận thông báo từ mỗi bài post của nhóm đó. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy chắc rằng bạn rời khỏi nhóm đó hoặc ít ra tắt chế độ nhận thông báo từ nhóm đó cũng như phải suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa bạn và người đã thêm bạn vào nhóm này. Chắc chắn bạn không muốn mình sẽ là người thêm mọi người vào nhóm trên Facebook, điều này thật sự gây khó chịu.

8. Gửi hàng loạt tin nhắn

Hãy dừng ngay việc gửi hàng đống tin nhắn kèm theo tên của hàng tá người đính kèm trong tin nhăn. Bạn chắc đã gặp qua trường hợp này, ví dụ như “hãy like trang của tôi” hoặc “Bỏ phiếu bầu cho tôi thắng giải thưởng lố lăng này dù tôi không thể thắng giải”… Không ai thích như thế cả, và nếu bạn thất sự muốn giải quyết vấn đề này thì ít ra bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ tin nhắn của bạn đến từng cá nhân hoặc ngăn chặn mọi người gửi hàng loạt tin nhắn một lúc. Cuối cùng, cho những thư như thế vào thùng spamming
 tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo
tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo

9. Mời tham gia sự kiện một cách lố bịch

Thật vinh dự là bạn mời tôi đến bàn luận vè thơ ca tại Siberia, nhưng tôi không thực sự chắc chắn là tôi có thể đến được. Khi bạn gửi hàng loạt lời mời như thế đến nhiều người mà bạn không biết, trông bạn thật thiếu chu đáo và y như là một spammer.

10. Bấm Like quá mức

Bằng cách nào đó tôi vào xem trang blog của bạn và tôi chỉ được chào đón bằng một bảng thông báo duy nhất hiện ra trên Facebook lừa tôi bấm like cho trang web bạn. Và sau đó, bảng thông báo đó biến mất và tôi hầu như không thể thấy bài post của trang blog bởi vì 100 lượt bấm “like” hiện ra khắp trang web.
tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo

11. Poke một người

Mọi người thường xem đây là một trò đùa, nhưng đã đến lúc phải chấm dứt trò này trên Facebook. Tôi luôn cảm thấy tim mình rớt ra ngoài mỗi khi bạn poke tôi. Dù bạn đã kiềm chế, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì việc poke một ai đó là không chấp nhân được.
tin nong sweet citrus social network mang xa hoi facebook  11 điều bạn không nên làm trên Facebook photo
Nếu bạn là một trong số hàng triệu người thực hiện việc này mỗi ngày thì hãy dừng ngay lập tức! Bạn cần phải tiết chế lại. Tôi đảm bảo với bạn rằng dù bạn đang cố gắng bán hoặc tiếp thị một sản phẩm gì đó, thì việc này sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc cật lực tạo ra những chiến lược ưu viêt và truyền tải những nội dung liên quan và hấp dẫn , đây cũng là cách chống lại những tệ nạn như vậy trong cộng đồng mạng xã hội.
“Email Marketing (Viết tắt là EM – Đúng vậy, đã dính đến “em” thì đời ta phức tạp hơn nhiều!) là một hình thức tiếp thị trực tiếp (Direct marketing) rất ổn định về “vị trí” và “phong độ”. Nhưng để “nhập môn” bạn cần vượt qua 5 điều thường bị hiểu sai về EM.”
I. EM rất rẻ lại dễ làm, nói chung là… chuyện nhỏ ấy mà!
 Đó là điều đa phần các Marketies thường nghĩ về EM và sau đây là 4 lý do bạn không nên khinh thường EM:
 1) EM hay bất kỳ hình thức marketing nào khác – sẽ gắn liền với thương hiệu của bạn.
 Việc xuất hiện trước khách hàng một cách sơ sài, không chuyên nghiệp cũng giống như…mặc đồ rách đi chơi với người yêu. Spam là nỗi ám ảnh của những người dùng EM, không chỉ nằm ở những thống kê khô khan, mà còn nằm trong tâm lý khách hàng. Không có gì xòa nhòa được một ấn tượng xấu với thương hiệu/tên công ty bạn đâu. Bạn nghĩ sao nếu nghe một khách hàng tiềm năng nói rằng: “Công ty A đó hả? Nó toàn spam mail không à – gửi thông tin khuyến mãi vớ vẩn”. Hãy tiết kiệm uy tín của ra
 2) Khách hàng đôi khi rất…tàn nhẫn
 Ngoài việc cá nhân người đó có ấn tượng xấu, họ sẽ còn trao đổi và “cảnh báo” về bạn với những người quen. Trung bình nếu một khách hàng có có ấn tượng không tốt về một thương hiệu thì họ sẽ “cảnh báo” đến … 13 người quen. Ngoài ra, họ còn có một giải pháp “tàn nhẫn” hơn là click vào nút “Report as spam” của các nhà cung cấp mail (Yahoo mail, Gmail…). Nếu email của bạn bị thông báo (report) quá nhiều thì đuôi mail của bạn sẽ vĩnh viễn bị cấm (Ví dụ @toiyeubaxatoi.com bị cấm thì tất cả những email như dung@toiyeubaxatoi.com , son@toiyeubaxatoi.com đều bị liệt vào spam). Nói nôm na là “thân bại danh liệt”.
 3) Trên đời không bao giờ có cái gì ngon bổ rẻ.
 Có thể một lúc nào đó bạn sẽ được cả 3 nhưng đó chỉ là ăn may mà thôi, hình dưới đã giúp TYM cân bằng tâm lý khi giải quyết công việc rất nhiều, chỉ cần biết mình đang ở đỉnh tam giác nào thì mọi việc sẽ ổn thỏa:
 Nếu muốn có một chiến dịch EM thật sự tốt bạn cần phải có những cộng sự giỏi như copywriter, coder, designer… và những người cứng nghề thì luôn có cái giá của họ.
 II. Tỷ lệ mở “khủng”.
 Theo khảo sát thông thường từ những người …chưa dùng EM thì mọi người thường mong đợi tỷ lệ mở khoảng từ …50-80% email gửi thành công. Tỷ lệ này cũng giống như mong muốn có 80/100 người xem TV xem quảng cáo của mình vậy.
 Khi gửi email cho khách hàng, các Marketie thường hình dung một tương lai màu hồng rằng khách hàng sẽ click vào email của bạn, rú lên sung sướng vì nội dung và thiết kế quá tuyệt – rồi vồ lấy điện thoại gọi ngay cho bạn để đặt hàng/mua sản phẩm. Đó thường là những “ước ao, khát khao” sau khi click nút “send”. Buồn thay, hầu hết những khách hàng tiềm năng của bạn không mở email – vì nhiều lý do: quá bận, không nhận được email (vào spam hay lý do khác) và không có nhu cầu.
 Thống kê cho thấy, trung bình một tiêu đề email nhận được khoảng 2-5s liếc qua, và người đọc sẽ quyết định mở email hay để email đó vĩnh viễn không được mở. Tỷ lệ trung bình về mở email tại thị trường Việt Nam là 10 – 15% trên danh sách khách hàng mới (chưa từng nhận email của công ty), và 20 – 35% trên danh sách khách hàng cũ (được chăm sóc thường xuyên). Tỷ lệ mở email cao nhất là đối với ngành giáo dục – hay các email có liên quan đến khuyến mãi.
 Hãy tự nhủ: “Bạn đang gửi một email KHÔNG được yêu cầu đến một người KHÔNG biết tôi, KHÔNG có thời gian và KHÔNG có nhu cầu – vào thời gian KHÔNG thích hợp”. Liệu email của bạn có thể “sống sót” qua 5 chữ “KHÔNG” này?
 III. Hiển thị “đẹp lung linh”.
Có một phần các Marketies hình dung EM như một hình thức e-Print-ads – nên họ sẽ cố gắng thiết kế sao cho thật sặc sỡ và ấn tượng. Tốt thôi – nhưng đó là chỉ khi email của bạn được hiển thị đúng y với những gì nó được thiết kế bạn đầu, điều thường KHÔNG xảy ra (vâng, lại một chữ KHÔNG nữa).
 Đối với các ESP (Nhà cung cấp email – như Yahoo, Google) và các email client (chương trình nhận và gửi email – như Outlook, Thunderbird …) thì hình ảnh sẽ bị mặc định chặn. Đó là lý do thường một email bạn mở trong Gmail sẽ không có hình – cho đến khi bạn click vào nút “show images”. Ngoài ra email của bạn có thể hiển thị rất “trời ơi” trên mỗi trình duyệt web khác nhau (Firefox, Internet Explorer, Chrome…) làm người đọc thấy khó chịu và đóng lại ngay.
 IV. Truyền tải được rất nhiều thông tin.
 Nếu tỷ lệ mở là khá thấp – vậy tại sao không cho những người mở “càng nhiều càng tốt” thông tin khi có thể. Vâng, về suy nghĩ này thì có 1 câu dành cho bạn: “Informations kill information” – “Quá nhiều thông tin sẽ giết chết thông tin”. Có bao nhiêu người sẽ bỏ thời gian đọc hết 1 email dài dàng dặc? Chắc chắn là không nhiều, và tỷ lệ trung bình là 80% những người mở email CHỈ đọc 3 dòng đầu và sẽ quyết định có tiếp tục đọc email hay tắt đi. Bạn có 3 dòng để gây ấn tượng với một người đấy – không hơn, không kém.
 Một thuật ngữ khác gọi là ATS – Above The Scroll (cũng được áp dụng trong website). Ý nghĩa là 75% người đọc sẽ KHÔNG BAO GIỜ kéo con trỏ chuột xuống màn hình thứ 2. Vì vậy, thường bạn chỉ có 3 dòng và 1 màn hình để gây ấn tượng tốt với khách hàng – trước khi muốn họ tiếp tục đọc email của mình.
 V. Chỉ cần chạy EM thì doanh số (Sales) sẽ tăng vù vù.
 Cứ xem như email của bạn đã hoàn toàn thuyết phục được người đọc về sản phẩm/ dịch vụ thế nhưng con đường đến việc mua hàng còn rất nhiều điểm chặn: nhân viên trực điện thoại, nhân viên tư vấn tại văn phòng, thời tiết, thông tin chính xác địa điểm và số điện thoại liên hệ, đối thủ cạnh tranh…
 VD 1: Nhân viên tư vấn trung tâm thể dục California Wow đã nhảy dựng lên khi TYM quyết định tháng sau mới đăng kí tập: “Trời, anh còn chờ đến tháng sau để tăng thêm vài kí mỡ nữa rồi mới đến tập hả, anh còn muốn gì nữa, tụi em đã offer cho anh gói rẻ nhất rồi!” kèm thêm rất nhiều câu nói tạo cho TYM cảm giác mình là thằng ngốc, nghèo mà còn bày đặt tơ tưởng đến trung tâm này. Sau này dù EM của California Wow có hấp dẫn thế nào nữa thì TYM cũng sẽ không ngó đến hoặc chí ít không bao giờ đến chi nhánh Park Son Hùng Vương.
 VD 2: Nhận được EM của một trường dạy thiết kế, TYM hăm hở gọi lên hỏi thêm thông tin thì “Tụi em có nhiều khóa học lắm, anh cứ lên đây xem đi chứ đâu thể nói hết qua điện thoại được!”. TYM không hiểu nổi nếu vậy sao không đưa chi tiết khóa học vào mail hoặc web cho tiện? Không muốn mất thời gian, TYM cho chị ấy email của mình và chờ mòn mỏi cũng không thấy thư nàng. Kết quả là 2 tuần sau TYM khăn gói lên trường ADS Art & Design để học, dù trường đó chả có gởi EM nào đến. ADS chắc phải cám ơn trường này đã gợi lên nhu cầu học lại về thiết kế căn bản cho mọi người, nhờ vậy chí ít là thêm được một học viên.
 Cách hiểu sai này là trầm trọng nhất vì Marketies sẽ chăm đầu vào Sales mà đánh giá kết quả cũng như đặt mục tiêu cho chiến dịch EM tiếp theo của mình. Vấn đề không được giải quyết và cứ thế đâm ra ghét EM, cho rằng EM là một kênh không hiệu quả.
 Đi qua 5 điều trên, chắc hẳn bạn đọc đang rất thắc mắc vậy hiểu sao mới đúng và làm thế nào cho không trật? Rõ ràng, cái gì liên quan đến “em”đều rất phức tạp và khó điều khiển. Để chinh phục được EM, người dùng phải lựa chọn cho mình một “bí kíp”.
 Sử dụng VinaContact để có cái nhìn toàn thể của EM. Hệ thống khách hàng sử dụng VinaContact để chinh phục EM đã vượt qua giới hạn khu vực, trở thành “bí kíp” tin dùng chiến lược marketing của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sưu tầm
“Trang Facebook dành cho sản phẩm, dịch vụ của bạn đã được khởi tạo, bạn liên tục cập nhật các tin tức khuyến mãi hấp dẫn để tìm mọi cách tăng like và tăng số lượng thành viên. Thế nhưng, mọi việc diễn ra chẳng như bạn mong đợi, cùng với sự gia tăng ì ạch. Bạn đã làm sai điều gì chăng? Tệ hơn nữa là có vẻ các tin bài của bạn dường như chả mấy hấp dẫn.”
 social network mang xa hoi facebook  5 cách thu hút fan trên Facebook fanpage photo
Không phải vì bạn nghĩ là các tin bài của bạn sẽ đạt được tốc độ “viral” cao thì có nghĩa là nó đúng y như thế. Để thu hút được các fan, bạn cần phải biết điều gì thật sự là mối quan tâm của họ, chứ không phải của bạn. Bạn cần phải đo lường được mức độ tiếp cận và tầm ảnh hưởng của nó, ngược lại thì những phản hồi bạn nhận được rất vô nghĩa và khó để mà đánh giá được hiệu quả.
Có 5 kiểu đăng tin bài sau sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của nhiều fan hơn và tăng thêm số lượng thành viên.

Có tính khôi hài

Những tin bài phổ biến đến được với số đông độc giả hầu hết là những thông tin đầy hài hước. Những tiếng cười luôn là động lực thay đổi tư duy của người khác, cho dù chỉ là trong khoảnh khắc. Đó là liệu pháp tâm lý cảm xúc thúc đẩy tạo ra trạng thái tinh thần hạnh phúc và tích cực. Nếu độc giả của bạn bật cười vì bài post của bạn, bạn đã lấy “điểm” được từ họ rồi đó. Thực hành ngay nhé !

Tạo sự gắn kết

Nếu độc giả của bạn không quan tâm bạn vừa đăng tin gì, họ cũng sẽ chẳng buồn tìm hiểu nhiều hơn. Sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng vì thế mà bị lãng quên. Nhưng nếu họ quan tâm, họ sẽ tìm hiểu và đọc lâu hơn. Tạo mối gắn kết với độc giả thực sự là một phạm trù rất rộng, nhưng chìa khóa chính là việc bạn cố gắng neo giữ được cảm xúc trong lòng người đọc, cho dù là một chút thôi. Đó có thể là việc đem lại những tiếng cười, hun đúc những đam mê, sẻ chia nỗi buồn hay xoa dịu những mối bận tâm lo lắng…Bằng cách này hay cách khác, hãy tìm cách chạm đến trái tim của độc giả nếu bạn muốn họ quan tâm đến những tin bài của bạn nhiều hơn.

Tạo ra sự tranh luận

Việc đăng tải một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi cần hết sức cẩn thận. Rõ ràng là quá khác biệt giữa một vấn đề sẽ tạo nên những luồng dư luận giận dữ và một vấn đề tranh luận để xây dựng và gắn kết. Chẳng ai muốn cái đầu tiên. Và chắc hẳn, sử dụng khéo léo việc đăng tải tin tức theo kiểu nước đôi sẽ tạo nên những cuộc tranh luận hai chiều, nhưng sẽ không tạo ra bất kì cuộc chiến tranh nào trên trang của bạn cả. Những tin tức như thế sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý, kể cả những thành viên và những người ngoài cuộc.

Những điều mới mẻ của cuộc sống

Có những thứ trong cuộc sống mà con người ta rất muốn biết và cần phải biết. Mục đích công việc của bạn là đăng tải những tin bài khiến người khác không thể rời mắt, và làm cách nào đó để tạo mối liên quan giữa chúng với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Chẳng hạn như, bạn được biết đến một trang tin tức có rất nhiều những ý tưởng mới mẻ, những tư liệu quý giá phục vụ cho cuộc sống, hãy là người đầu tiên chia sẻ chúng ra để đạt được mục đích ban đầu. Nhưng nhớ là đừng chỉ đăng một cái link thôi nhé, viết thêm thông tin hay đính kèm những chú thích sẽ tạo ra nhiều hứng thú hơn.

Có căn cứ và tin cậy

Đăng tải những tin bài về thực tế cuộc sống gắn liền với việc chúng có căn cứ và có thể tin cậy hay không. Ví dụ về một tin bài có thể tin dùng được, là việc chúng thể hiện được khi nào thì người ta cần đến những thông tin đó, và trang của bạn, chứ không phải bất kì đâu, là nơi mà họ phải tìm kiếm những gì họ cần. Hãy trở thành chuyên gia của bất kì lĩnh vực nào mà bạn đã đăng tải, và trang của bạn sẽ trở thành nơi mà bất kì độc giả nào cũng có thể tin tưởng.
Tác giả: Vishal Pindoriya
Nguồn: Socialmediatoday.com
Biên dịch: Lynn Nguyen

tin nong sweet citrus email marketing  7 bước không thể bỏ qua khi xây dựng chiến lược email marketing photo

"Email marketing ngày càng quan trọng và chứng minh được sự cần thiết của nó trong hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp nhỏ, đừng bỏ qua kênh này bởi sự hiệu quả, tiết kiệm chi phí của nó sẽ luôn làm bạn hài lòng."


Với sự nhốn nháo xung quanh  marketing trên social media hiện nay, bạn nên nghĩ rằng sắp tới có thể là ngày của email marketing. Sự thật rằng chúng ta ngày càng nhận được nhiều email hơn trước kia. Có nghĩa rằng sẽ ngày càng khó hơn để thu hút sự chú ý của một ai đó nhìn vào Hộp thư đến của họ. Tuy nhiên, email marketing vẫn sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong chiến lược marketing online của bất cứ doanh nghiệp nào.

Có một số điều cơ bản mà bất cứ chiến dịch email marketing nào cũng cần có. Bạn cũng nên nhìn nhận email marketing như một campaign. Khi bạn khôn khéo tiếp cận thị trường với những thông điệp cá nhân, email marketing sẽ hoạt động tốt nhất khi những thông điệp đó được kết nối.

1.     Nhìn chuyên  nghiệp.
Chắc chắn việc bạn sử dụng địa chỉ email nào sẽ phản ánh thương hiệu công ty. Gửi một email từ Hotmal hoặc Gmail sẽ không có độ tin cậy như sử dụng một tên miền được cá nhân hóa như dạng: 123@companyname.com

2.     Đừng sử dụng Outlook.com
Nhiều doanh nghiệp nhỏ cố gắng tiết kiệm tiền và rút gọn quá trình email marketing bằng cách gửi email số lượng lớn sử dụng BCC trong Outlook.

Rắc rối rất dễ xảy ra. Nhiều email gửi đi đã chọn nhầm ở chế độ CC hoặc copy nguyên toàn bộ list email vào phần “To”. Điều này khiến tất cả mọi người tròng danh sách của bạn nhìn thấy email của những người khác. Một số người có thể cảm thấy sự riêng tư của mình bị xâm phạm khi người khác có thể nhìn thấy địa chỉ email cá nhân của mình.

3.     Sử dụng các nền tảng email marketing
Sử dụng một nền tảng email marketing  là cách tốt nhất cho con đường phát triển lâu dài . Nó sẽ không ảnh  hưởng nhiều đến ngân sách marketing của bạn. Có một số dịch vụ email marketing phổ biến mà tiêu biểu là MailChimp.
Chúng ta đều hiểu rằng nội dung truyền thông do chính thương hiệu của chúng ta tạo ra hay do người tiêu dùng tạo rađều là những nguồn nhiên liệu cho cỗ máy truyền thông xã hộiKhông có những lượt bình luậnchia sẻ hay “retweets”thì cả một nền tảng mạng xã hội giống như một chiếc Porsche bóng bẩy nhưng bốn bánh xe thì xẹp lốp mất rồiNộidung là tài sản của bất kì doanh nghiệp nàođó là cách bạn làm cho mọi người nóivề thương hiệu của bạn và thể hiện những cung bậc cảm xúc đó qua những hệ thống tìm kiếm.
Tôi vừa mới có cuộc trò chuyện với anh Stephen Jagger của PayrollHero, tôi hỏi anh ấy liệu rằng công ty của anh ta đã có nhân sự quản trị mạng truyền thong xã hội và có kế hoạch về nội dung hay chưa.
Anh ta đáp “Sao chị biết chúng tôi chưa có kế hoạch về nội dung?”
Tôi cười rằng “Vì anh dùng Facebook cứ như là Twitter ấy”
Và sau đây là 4 khía cạnh của việc xây dựng nội dung cho Facebook:
1. Chia sẻ những nội dung đi kèm hình ảnh thương hiệu
Biết mình biết người, hiểu rõ chính doanh nghiệp của mình, sau đó bạn sẽ hiểu được khách hàng. Làm cách nào để thương hiệu của bạn thu hút người dùng và sau đó họ trở thành những fan trung thành nhất ? Khi bạn có một trang Facebook và URL, điều đó không có nghĩa là bạn có cả một không gian để huyên thuyên về chính bạn hay về sản phẩm của bạn.
Người ta thích trang Facebook của bạn vì người ta yêu mến thương hiệu đó, và cảm thấy cần phải chia sẻ bất kì nội dung nào mà bạn đăng tải. Một trong những ví dụ xuất sắc nhất về việc chia sẻ nội dung gắn liền với hình ảnh thương hiệu là poster quảng cáo đầy động lực của Mc Donald’s. Các fan trung thành dễ dàng cảm thấy thích thú và chia sẻ ngay trên trang của họ.
tin nong sweet citrus facebook  4 cách tạo nội dung đăng tải lên fanpage  photo
2.  Tác động đến cảm xúc
Người ta trở thành fan hâm mộ chỉ bởi một lý do, tình yêu đối với thương hiệu. Ngừoi hâm mộ chẳng mấy khi bấm thích một trang facebook chỉ bởi vì mục đích cập nhật tin tức, thậm chí trong trường hợp là fanpage đó chẳng đăng tải nhiều thông tin là mấy. Và đó gọi là sự gắn bó với thương hiệu.
Hãy nhớ rằng những khách hàng tiềm năng luôn dõi theo  thương hiệu của bạn và họ luôn tương tác được với trang tường của bạn. Mọi người không muốn nghe nhân viên kinh doanh tư vấn về dịch vụ hay sản phẩm, họ muốn những cuộc trò chuyện thật sự. Kế hoạch xây dựng thông tin không nên đơn thuần là quảng cáo, phải đẩy mạnh những cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Thông tin tạo ra bởi người dùng sẽ góp phần xây dựng thêm nội dung cho fanpagefanpage của bạn.
3. Gắn kết khách hàng với sự phát triển của thương hiệu
Facebook giúp những thương hiệu suy nghĩ như là những người sáng tạo câu chuyện và rời bỏ quan niệm chỉ dùng mạng xã hội để bán hàng. Giao diện dòng thời gian ra mắt vào đầu năm nay giúp các thương hiệu ghi lại những mốc sự kiện quan trọng để chia sẻ quá trình hoạt động đến với khách hàng tiềm năng. Thật thú vị khi một số thương hiệu như Coca-Cola và Starbucks khiến khách hàng cảm giác họ góp phần tạo nên lịch sử thương hiệu của công ty đó.
4. Suy nghĩ linh hoạt
Mong muốn lôi kéo khách hàng tiềm năng bằng công cụ điện thoại? Hãy bám sát những hình thức marketing đáng tin cậy trước đây, như khi bạn tạo trang đích đến cho công cụ điện thoại. Bạn phải chắc chắn hình ảnh trên website truyền thông xã hội cũng xuất hiện tốt trên màn hình điện thoại. Với cách làm đó, những người ghé thăm sẽ được trải nghiệm linh hoạt liên tục. Hãy luôn nhớ rằng sự hiện diện của chiếc điện thoại di động là một công cụ thiết yếu để lôi kéo một người dùng mua sản phẩm.

Nguồn: inboundcafe