Blog

Joe's Food Blog


http://thuthuatvitinhaz.blogspot.com/p/phan-men-hay.html
Giới thiệu : HP Drivers Update Utility là ứng dụng được thiết kế để quét hệ thống sau đó sẽ đối chứng rồi tải trình điều khiển mới nhất từ trang chủ của hãng HP xuống máy và cài đặt. Việc cài đặt trình điều khiển mới nhất sẽ giúp máy hoạt động ổn định hơn.



Tải về : http://www.softpedia.com/progDownloa...ad-157890.html

Key : http://www.mediafire.com/?nvphpvl17se5hxo

Chúc các bạn thành công !
Seo website và các thuật ngữ hay dùng trong seo
1. SEM ?
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. SEM bao gồm các thành phần chính sau:
- SEO (Search Engine Optimization)
- PPC (Pay Per Click)
- PPI (Pay Per Inclusion)
- SMO (Social Media Optimazation)
- VSM (Video Search Marketing)
2. SEO ?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization tạm dịch là tối ưu hóa website cho việc nâng thứ hạng web trên các cỗ máy tìm kiếm. SEO là một công cụ marketing online hữu hiệu nhất hiện nay và là nhân tố chính trong quảng bá website tới mọi người
3. SES ?
SES là viết tắt của Search Engine Submission tạm dịch là Đăng ký website vào các cỗ máy tìm kiếm. SES được rất nhiều SEOer quan tâm vì đó là cách nhanh nhất giúp một website mới ra đời có thể được liệt kê trong danh bạ của các cỗ máy tìm kiếm.
4. Backlink ?
Backlink đơn thuần là một link từ website khác tới website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.
5. Keyword ?
Keywords tạm dịch là từ khóa…Là từ chính miêu tả chung nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website…
6. Pagerank ?
PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
PageRank của Google hiển thị trên GoogleToolbar là một số nguyên từ 0 cho đến 10. Đơn vị PageRank có tỷ lệ logarithmic dựa trên khối lượng link trỏ đến cũng như chất lượng của những trang Web chứ đường link xuất phát này. Theo Google một cách tóm lược thì PageRank chỉ được đánh giá từ hệ thống liên kết đường dẫn. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng.
7. Internet Directory ?
Internet Directory là thư mục trên internet chứa đựng rất nhiều website theo từng danh mục, từng chủ đề các nhau. Khác với các Cỗ máy tìm kiếm các thư mục internet không hoạt động tự động mà thường do người quản trị cập nhật thông tin thông qua bản đăng ký của các chủ website gửi đến. Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn.

8. SE ?
SE là viết tắt của Search Engine là các cỗ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN – Bing, Ask,… Những cỗ máy tìm kiếm này sử dụng một phần mềm gọi là Robot, hay Spider, hay Bot hoặc Crawler để tự động index và lập chỉ mục tất cả các website trên đường chúng đi qua. Sau đó, những thông tin này được gửi về Data Center của cỗ máy tìm kiếm để xử lý, sàng lọc, phân loại và đưa vào lưu trữ. Khi một người dùng internet cần tìm một nội dung, họ sẽ đánh từ khóa và nhiệm vụ của cỗ máy tìm kiếm là lục tìm trên danh bạ của nó các kết quả liên quan (đã lập chỉ mục trước đó). Công việc này được tiến hành hoàn toàn tự động và có thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng site khác nhau. Các website tốt, giàu nội dung (như các trang báo điện tử, các blog lớn, các diễn đàn đông thành viên) sẽ được index thường xuyên hơn.
9. On-page SEO ?
On-page SEO là cách SEO hướng đến nội dung của web bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn. On-page SEO chủ yếu cải tiến HTML tags bao gồm thẻ Heading (Thẻ Title, thẻ description, các thẻ heading…).
10. Off-page SEO ?
Off-page SEO chủ yếu là việc tăng các liên kết đến website của bạn, càng nhiều liên kết thì càng tốt. Công việc off-page trong SEO cũng khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank…..
11. Google Penalty ?
Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:
- Link tới những site bị banned
- Gửi những query tự động lên Google
- Hidden text, hidden links
- Tạo backlink xấu
- On-page seo quá dở
12. Trustrank ?
Trustrank tạm hiểu là độ tin cậy của Google đặt vào một website, độ nổi tiếng của website đó, uy tín của website đó. Có thể là do website đã có vài năm, nhiều website nổi tiếng và link đến website đó, và website đó không sử dụng bất cứ kĩ thuật spam nào trong quá khứ.
13. Sitemap ?
Sitemap hay gọi là Sơ đồ của một website là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Sitemap nên là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website. Sitemap là sự cần thiết cho trang web của bạn để đạt được một vị trí cao trong các hệ thống tìm kiếm, bởi vì các hệ thống tìm kiếm đánh giá rất cao cho các trang web có một sơ đồ điều hướng truy cập website.
14. SERP ?
SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.
15. Anchor text ?
Anchor Text tạm dịch là ký tự liên kết là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác.
16. Google sitelinks ?
Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google.
17. Outbound Link ?
Outbound Link chính là link ra hay là liên kết trên website của mình đến những website khác.
18. Pagerank Sculpting ?
Pagerank Sculpting tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quảng lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó…
19. Cloaking ?
Cloaking là một kỹ thuật SEO mà giúp cho nội dung của site dưới mắt các Spiders của các Search Engines (cỗ máy tìm kiếm) khác với nội dung mà khách truy cập site thấy. Điều này thường được thựa hiện bằng cách sẽ điều chỉnh hiện nội dung tùy theo IP truy cập website.
20. Negative SEO ?
Negative SEO là cách mà các Webmaster sử dụng để tăng ranking trên các công cụ tìm kiếm cho trang Web của mình bằng cách sử dụng các link “rác” hay các thủ thuật khác bị cấm trên các Search Engine.
21. Web Crawler ?
Web Crawler được hiểu nó là 1 chương trình hoặc các đoạn mã có khả năng tự động duyệt các trang web khác theo 1 phương thức, cách thức tự động. Thuật ngữ khác của Web Crawler có thể dễ hiểu hơn là Web Spider hoặc Web Robot.
22. Bounce rate ?
Là tỷ lệ số người click vào website rồi bỏ đi (Không xem tiếp trang tiếp theo)
23. Conversion rate ?
Tỷ lệ số người đặt hàng/ tổng số người duyệt sites
24. Landing page ?
Là webpage đầu tiên hiển thị cho người dùng khi vào website. Ví dụ nếu người dùng search từ: “khach hang cua ticsoft” thìgoogle sẽ trả về trang http://www.ticsoft.com/tin-tuc/Niu-c…ho-sau-sac/80/chứ không phải trang chủ.
25. Impressions ?
Số lần website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm ứng với mỗi từ khóa
26. Click through ?
Tỷ lệ % số người click vào link website trên trang kế quả tìm kiếm trên tổng số Impression
27. Top 10 ?
Là để chỉ website của bạn có mặt từ 1 đến 10 trong trang đầu tiên của các trang kết quả trả về từ các bộ máy tìm kếm.
28. SMO – Social Media Optimization
Khái niệm SMO (tạm dịch là Tối ưu hóa mạng xã hội) xuất hiện gần một năm do sự tiến bộ của các mạng xã hội. Theo số liệu Adplanner của Google, tổng traffic của các mạng xã hội hiện nay vượt xa các nguồn traffic khác và hiện đứng đầu về lượng traffictrên thế giới. Như vậy, tối ưu hóa mạng xã hội hay thực hiện tiếp thị lan truyền (Viral marketing) là một công việc quan trọng. Một website được tích hợp các công cụ SMO sẽ dễ dàng chiếm được các vị trí quan trọng trong cộng đồng mạng.
29. CRO – Conversion Rate Optimization
CRO (Tạm dịch Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) là tỷ lệ rất quan trọng trong việc thiết kế website của doanh nghiệp. Trung bình cứ 100 khách hàng đến thăm website sẽ có một khách hàng tiềm năng. Đối với website, thực hiện tối hưu hóa sẽ tăng ít nhất 50% khách hàng tiềm năng.
30. Keyword Stuffing
Keyword Stuffing là thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần mộttừ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lên kết quả công cụ tìm kiếm.
31. Link Farms
Link farm là 1 thuật ngữ tạm hiểu là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn. Những đường link này là “giả” nhằm báo hiệu chất lượng website mà chúng liên kết và vì thế chúng bóp méo kết quả công cụ tìm kiếm.
32. Hidden Text
Hidden text là thủ thuật nhằm che giấu văn bản trên trang web khiến cho công cụ tìm kiếm sẽ nhập vào danh mục nhằm mục đích tăng xếp hạng và người truy cập sẽ khó phát hiện ra.
Ví dụ: để đoạn văn bản trắng trên nền trắng (sử dụng css cho chữ và nền trùng màu nhau), để đoạn văn bản cùng màu với ảnh nền cùng màu….

Theo Socialmarketing

SMS marketing:Công cụ lừa đảo người dùng hay phương pháp marketing hiệu quả

Trong thời đại di động ngày nay, có thẻ nói chiếc điện thoại di động là vật không thể thiếu của bất cứ người nào trong xã hội, và đó chính là điều kiện cực tốt để một hình thức Marketing mới ra đời - SMS Marketing

SMS marketing là một phần nhỏ của Mobile marketing, một hình thức tiếp thị không mới nhưng không cũ. Nói như vậy là vì trên thế giới Mobile marketing đã có chỗ đứng từ lâu, được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm tới khách hàng, nhưng đối với doanh nghiệp Việt và với người dùng Việt Nam, thì mô hình này lại khá mới, chưa có ai thực sự quan tâm đúng mức và mặn mà với việc phát triển hệ thống Marketing trên các phương tiện di động. Chính vì chưa được quan tâm tìm hiểu đúng mức, nên Mobile Marketing nói chung vàSMS marketing nói riêng ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều hiểu lầm tai hại.



1. Hiện trạng thực tế:
Hiện tại hình thức tiếp thị qua di động ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng quảng cáo qua tin nhắn (SMS Marketing), nếu không muốn nói rằng thực ra nhận thức của người Việt Nam về SMS Marketing còn tệ hại hơn nhiều, phần đa là mọi người nghĩ đó là những trò lừa gạt, spam bằng tin nhắn rác… nó đem lại ác cảm cho người dùng, cho các marketer khi nhắc đến SMS Marketing.

Trong nhận thức của người dùng Việt Nam, quảng cáo nói chung là nói láo. Có câu “nhà báo nói láo ăn tiền”, mà quảng cáo thì quá quen thuộc với việc xuất hiện trên báo chí truyền hình. Thế nên nhìn chung người dùng phải “nhận” quảng cáo là đã ít được “khoái” rồi, dù là trên các trang quảng cáo trên báo hay phim quảng cáo xen giữa các đoạn phim truyền hình. Dạng quảng cáo quen thuộc và lâu đời thế mà còn bị ghét, nói gì là quảng cáo qua tin nhắn. Tưởng tượng đang nửa đêm hay tờ mờ sáng, khi đang trong toilet hay khi đang đợi một tin nhắn quan trọng thì điện thoại reng lên, vội vã bật dậy khỏi giường hay chui ra khỏi toilet bốc máy đọc thì té ra là tin quảng cáo, thế thì có điên người không, thế thì có đáng xếp vào tin nhắn rác không cơ chứ.
Không thể trách người dùng, vậy trách ai?

2. Phân tích:

a. Chọn nguồn dữ liệu sai lầm:
Lợi dụng chính sách khuyến mãi của nhà mạng, các doanh nghiệp tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ quảng bá qua tin nhắn, nơi mà họ tích trữ, “nuôi” thật nhiều sim khuyến mãi được nạp nhiều tiền từ các đợt khuyến mãi thẻ nạp. Tính bình quân ra có khi mỗi tin nhắn quảng cáo chỉ vài chục đồng, chi phí bình quân khá rẻ, lại có thể kiểm soát ngân sách nên không ít người chọn kênh này để quảng bá.

Khốn nỗi, sim khuyến mãi còn được gọi là sim “rác”, dùng 1 lần rồi thôi. Và khi dùng sim khuyến mãi lại còn được khuyến mãi thêm 1 đống tin nhắn quảng cáo, thì người sử dụng còn ngại ngần gì mà không đánh đồng luôn “sim rác” và “tin nhắn rác”. Về lâu về dài điều này sẽ trở thành định kiến xấu, và cái định kiến là thứ ảnh hưởng đặc biệt xấu đến công việc của marketer khi mà thói quen của khách hàng Việt luôn là một bức tường thành khó phá.

b. Ưu điểm thành khuyết điểm:
Xem tivi có quảng cáo, người ta có thể chuyển sang kênh khác, đọc báo có trang quảng cáo người ta có thể vò lại bỏ ra đường, nhưng chẳng ai thấy điện thoại báo có tin nhắn mà làm lơ không đọc. Đấy chính là lợi thế tuyệt đối của MS marketing.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khi triển khai mô hình này, chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt là “đẩy” tin về phía người dùng, không nghĩ tới cái lợi lâu dài và là mục đích cuối cùng của marketing là khiến người dùng quan tâm đến sản phẩm. Khi đã làm khách hàng chịu đọc tin nhắn, thì bước kế là trong tin nhắn phải có những thứ gì khiến khách hàng quan tâm. Đầu tiên là tên thương hiệu quen thuộc, rồi nội dung tin hấp dẫn và hướng trực tiếp đến người nhận. Hầu hết không ai làm được điều này (trừ tin nhắn thông báo khuyến mãi của chính các nhà mạng).

Nhìn từ quan điểm của người nhận, họ bốc máy lên xem tin, thấy một đầu số lạ, một thương hiệu lạ, nội dung chẳng liên quan, mấy người không cảm thấy ngần ngại rằng đang bị “dụ” tham gia 1 chương trình ẢO của một công ty ẢO để đổi lấy những giá trị ẢO và có khả năng bị mất tiền THẬT? Nên nhớ, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hoài nghi đấy. Một khi đã bị hoài nghi, rất khó để có thể lấy lại lòng tin.

c. Quảng cáo không hướng người dùng:
Thật dở hơi khi lên Sapa mời chào một ông trọc phú mua 1 chiếc Porche thể mui trần 2 cửa, mời món đấy có tiền họ cũng không mua, trừ khi là mua rồi đắp chăn trong 1 garage ở Hà Nội. Vì sao? Đơn giản là ở Sapa đồi núi làm sao chạy được xe hơi thể thao. Chào hàng sai đối tượng chính là sai lầm kinh điển của giới làm SMS marketing hiện nay.

Tin nhắn được gởi đại trà với nguồn dữ liệu người dùng là những đầu số điện thoại thu thập được, chẳng quan tâm tới người nhận là ai, họ cần gì. SMS marketing chỉ thực sự hiệu quả khi dữ liệu thu được là có định hướng. Điều này nói ra có vẻ dễ nhưng thực ra thì rất khó, đấy chính là điểm yếu cơ bản của SMS Marketing. Có chăng ở Việt Nam thì chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ là đủ khả năng kiểm soát luồng người dùng mà thôi.

d. Dân trí thấp:
Nãy giờ trong quá trình phân tích tôi toàn có khuynh hướng đẩy lỗi lầm về phía doanh nghiệp khi góp phần tạo ấn tượng xấu về dịch vụ SMS với người dùng. Nhưng đấy chỉ là “góp phần”, còn người tự tạo định kiến là ở chính người dùng. Điện thoại di động tuy có mặt ở Việt Nam đã lâu, và hiện nay đã rất phổ biến, nhiều gia đình thậm chí không trang bị điện thoại bàn mà mỗi thành viên từ lóc nhóc tới ông bà đều dùng điện thoại di động để liên lạc. Khổ 1 cái nghe gọi thì đơn giản, nhưng để nhắn được cái tin SMS với nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi và dân nông thôn thì nhắn tin SMS không hề dễ dàng, thế nên mới có nhiều chuyện dở khóc dở cười.

Ví dụ: Quảng cáo ghi “Các bạn hãy nhắn tin tới số 9999 với cú pháp “LK X Y” trong đó MO là kí hiệu của Marketing Online, X là……, Y là……….để nhận nhiều phần quà giá trị”, thế là người dùng hồn nhiên gởi tin y hệt “LK X Y” không có thay đổi các tham số gì, hay có người khác biết thay các thông tin vào thì nhắn luôn cả cái dấu ngoặc kép mới chết. Lẽ dĩ nhiên là tin nhắn sai cú pháp, tổng đài hồn nhiên trừ tiền rồi hồn nhiên gởi thông báo sai cú pháp, người dùng hồn nhiên mất tiền nên cũng hồn nhiên chửi. Cứ vài trường hợp thế thì dịch vụ đấy được vào sổ đen ngay.

Dân trí thấp không chỉ thể hiện ở việc không biết sử dụng SMS, nó còn thể hiện ở việc người dùng thực sự bị lừa nữa. Những tin nhắn gởi tới từ những đầu số cá nhân nói những thứ như “bạn đã trúng thưởng của công ty ABC món tiền là XYZ do công ty chọn ngẫu nhiên, hãy nhắn tin tới số DEFG để xác nhận” khi bạn chẳng hề biết đấy là công ty nào, hay là “có người bí mật tặng nhạc chuông, hãy nhắn tin tới số ABCD để tải về” đủ kiểu, rồi cứ thế mà nhắn rồi mất toi 15000VND, thế là chửi, là định kiến…Trong khi nếu suy nghĩ kĩ thì chẳng tổng đài nào nhắn tin bằng số cá nhân, và nếu có người tặng thì người tặng đã trả tiền rồi, sao phải nhắn nữa, và sao mình không biết công ty đấy mà công ty đấy chọn mình trúng thưởng…

Còn nhiều lắm những lỗi lầm từ người dùng cũng như từ nhà cung cấp dịch vụ tạo tiếng xấu cho dịch vụ SMS, phải nói là có quá nhiều yếu tố tác động đến làm cho dịch vụ SMS trở nên ám ảnh bởi chữ “spam, lừa gạt” trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Còn rất nhiều thứ phải làm, phải sửa đổi để có thể phát triển được Mobile Marketing tại Việt Nam, còn cụ thể đó là làm những gì, thì hẹn bạn đọc trong bài viết sau nhé.

 Theo socialmarketing.vn

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là tất cả những việc nhằm mang website của bạn lên trang đầu tiên của các công cụ tìm kiếm lớn (được sử dụng nhiều nhất như Google). Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng (chủ yếu) của SEO là tăng lưu lượng (traffic) truy cập cho website của bạn, tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (chuyển người xem thành khách hàng) và tăng doanh số bán hàng.
Làm sao để bạn tối ưu hoá website của mình đạt vị trí TOP 10 (trong trang đầu tiên) của Google, Bing hoặc Yahoo?
Với kinh nghiệm của tôi, như một nhà tư vấn SEO, một dịch vụ SEO chuyên nghiệp và hiệu quả cao phải bao gồm đủ những gì mà tôi gọi là “Thất trụ của SEO”. Một chiến dịch SEO thành công phải bao gồm tất cả những tiêu chí phù hợp với một website riêng biệt.
Mỗi công ty SEO sẽ có thể ứng dụng những kỹ thuật khác nhau để đảm bảo trang web của bạn nằm ở trong vị trí 1 – 10 của bảng xếp hạng. Những vị trí hàng đầu (top) này rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được khách hàng để ý (biết) đến.

Bước đầu tiên: Nghiên cứu từ khóa, phân tích và lựa chọn:
Đây là bước đầu tiên và quan trong nhất của bất kỳ công ty SEO thành công nào. Thị trường có rất nhiều công cụ để nghiên cứu từ khóa miễn phí, phần lớn trong số đó rất tốt. Nên bạn chỉ cần lựa chọn một trong những công cụ đó và sử dụng hết tính năng của nó.
Tính toán chỉ số hiệu quả của từ khóa (Keyword Efficiency Index) cho mỗi cụm từ khoá giúp bạn chọn từ spa khoá được tìm kiếm nhiều nhất với ít sự cạnh tranh nhất.
Bạn phải biết ở đâu và làm cách nào để tìm kiếm từ khoá tốt nhất cho riêng các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang làm.
Bước thứ hai: Tối ưu hoá trong trang (On-Page):
Sau khi lựa chọn được các từ khoá phù hợp, thể hiện chúng phù hợp (mật độ 2-5%) trên các trang (page) của bạn và đặt chúng ở những nơi chiến lược nhất – nơi mà các con bọ tìm kiếm có thể thấy chúng.
Bước thứ ba: Tối ưu hoá ngoài trang (Off-Page):
Tạo ra được được hàng trăm liên kết về (backlink) từ những website chất lượng cao là “xương sống” của bất kỳ chiến lược SEO nào để đạt vị trí TOP đầu trong các công cụ tìm kiếm.
Bước thứ tư: Phân tích cạnh tranh:
Nghiên cứu các website của đối thủ của bạn và tìm ra: Từ khoá nào họ đang sử dụng? Họ đang áp dụng những chiến dịch SEO như thế nào? Họ lấy những backlink chất lượng cao ở đâu? .v..v.
Sử dụng các nghiên cứu được của bạn để cải thiện vị trí xếp hạng của bạn và vượt lên trên các đối thủ của mình.
Bước thứ năm: Chiến lược và kế hoạch
Một chiến dịch SEO không có một kế hoạch cụ thể sẽ gánh chịu sự thất bại. Sự chuẩn bị tỉ mỉ và cẩn thận kế hoạch là cần thiết trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch SEO nào.
Bước thứ sáu: Quản trị thời gian
Đây là một trong những khía cạnh dễ bị bỏ quên nhất của SEO. Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả các chiến lược hoặc tạo tất cả các backlink chúng ta thích. Vì vậy, hãy ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng. Đừng mất nhiều thời gian để áp dụng những chiến lược “có thì tốt, không có cũng…không sao”. Thành ngữ này cũng đúng trong SEO “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Bước thứ bảy: Theo dõi và duy trì
Thường xuyên theo dõi thứ hạng (trang web) của bạn là rất quan trọng, đặc biệt khi bạn đạt vị trí ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Bây giờ khách hàng tiềm năng nào cũng nhìn thấy bạn. Những đối thủ sẽ cố để đánh bại bạn hay vượt qua bạn. Bây giờ việc duy trì SEO rất cần thiết. Bạn phải tiếp tục thực hiện chiến lược SEO của bạn đến khi bạn đến vị trí dẫn đầu (TOP 1).

Theo socialmarketing 
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của internet,  trong chiến lược Marketing của mỗi công ty Social Marketing đã chiếm một vị trí quan trọng. Vậy Social Marketing là gì?
Social Media Marketing (viết tắt là SMM): Tạm dịch là tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội. Social Media Marketing là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog… Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại. Đây là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây.
Social Media Marketing là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng tư tưởng
và công nghệ của Web 2.0, cho phép tạo ra và trao đổi các nội dung người dùng tạo ra.
Social Media Marketing là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Web 2.0 (Blog, News/PR, Video, Social Network …).
Đặc điểm nổi bật của Social Media Marketing
Social Media Marketing được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung, mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.
Social Media Marketing là một quá trình truyền thông chậm. Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian.
Và quan trọng hơn hết, Social Media Marketing KHÔNG PHẢI LÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ.
Tập quán chung của một quá trình Social Media
Nghe Thu thập thông tin thị trường và có cái nhìn sâu sắc, thông minh vào khách hàng.
Nói Tham gia thảo luận hai chiều để nhắn gửi thông điệp của bạn và có được thông điệp từ phía ngược lại.
Lòng tin hãy để khách hàng của bạn nói với khách hàng mới của bạn, thay vì chính bạn (Viral, Word of Mouth).
Hỗ trợ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau thay vì chính bạn.
Embracing xây dựng website của bạn tốt hơn thông qua sự hợp tác với khách hàng
Xây dựng Traffic Cuối cùng phương tiện Social Media sẽ liên kết ngược lại website của bạn qua các bookmark, feed, SEO …
Các loại hình SMM
Social News: Digg, Sphinn, Newsvine chúng ta có thể đọc tin từ các topic sau đó có thể vote hoặc comment
Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube chúng ta có thể tạo, chia sẽ các hình ảnh, video cho tất cả mọi người
Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter là những đại diện rõ ràng nhất cho loại hình này cho phép bạn bè có thể tìm thấy và chia sẽ với nhau.
Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo là nơi chúng ta có thể chia sẽ hoặc bookmark các site quan tâm.

Theo socialmarketing