Blog

Joe's Food Blog
Trong quá trình triển khai các chiến dịch Facebook marketing cho nhãn hàng, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhằm gia tăng hơn hiệu quả các hoạt động truyền thông trên Facebook. Xin chia sẻ ở đây 5 bí quyết mà chúng tôi khuyến nghị nhãn hàng nên cân nhắc áp dụng để có một năm thành công hơn với social media.
1. Sử dụng Facebook apps

Không bàn đến những ứng dụng “rác” được xây dựng và cài đặt rầm rộ để nhằm câu kéo fan trên nhiều fan page ở Việt Nam trong năm 2012, việc xây dựng và phát triển những ứng dụng Facebook nhằm phục vụ cho các mục đích marketing của các nhãn hàng khuyến khích được phát huy để mở rộng các hình thức tương tác giữa nhãn hàng và công chúng mục tiêu.

Facebook1

So với microsite hỗ trợ cho những online event riêng rẽ, các ứng dụng trên Facebook có những lợi điểm về mặt “social”. Trong đó cần tính đến khả năng lan truyền nhanh & rộng thông qua việc chia sẻ thông tin các hoạt động tương tác của user tới cộng đồng đông đảo trên Facebook.
2. Triển khai mini event trực tiếp trên page để tăng mức độ hiệu quả

Người dùng Facebook quan tâm nhiều nhất đến những thông tin của brand mà họ thấy có lợi cho họ. Do đó cần đưa lại những lợi ích thiết thực cho công chúng mục tiêu thông qua các mini game, mini contest trực tiếp trên page để kích thích họ quan tâm nhiều hơn. Người làm Facebook marketing cần khéo léo lồng thông điệp cần chuyển tải vào bên trong ý tưởng “ngàn vàng” cho mini contest.

Một ý tưởng cho mini event để đảm bảo thành công cần trả lời được 2 câu hỏi:

    Tại sao công chúng mục tiêu lại quan tâm đến event này?
    Tại sao họ lại tham gia?

Dưới đây là ví dụ về một mini contest cho Kichi Kichi:

Facebook2

Chúng tôi đã kết hợp ý tưởng liên quan đến một vấn đề có tính “thời sự” là “Ngày Tận thế” để thu hút fan quan tâm hơn. Đồng thời mini contest cũng cho phép người tham gia thỏa sức tưởng tượng những tình huống thú vị về ngày Tận thế xẩy ra khi ngồi tại nhà hàng Kichi Kichi. Yếu tố thời sự, kích thích sáng tạo, cộng them giải thưởng hấp dẫn là những voucher ăn lẩu Kichi Kichi miễn phí là động lực để fan tham gia đông đảo.
3. Sử dụng Facebook promote để khuếch trương nội dung, gia tăng mức độ tương tác

Đối với những người làm truyền thông trên Facebook, Facebook Post Promote là “vũ khí” lợi hại để đưa thông điệp tiếp cận rộng rãi và hiệu quả hơn.

Facebook3

Nói rộng rãi là vì khi sử dụng Facebook Post Promote, ngoài cách tiếp cận thông thường tới một số phần trăm fan nhất định (không phải 100% lượng fan nhìn thấy nội dung được brand post lên fan page), Facebook Post Promote cho phép nội dung được post tiếp cận tới nhiều fan hơn cũng như bạn bè của họ nữa.

Nói hiệu quả là vì Facebook Post Promote sẽ đưa nội dung post trên fan page của nhãn hàng tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách có chọn lọc nhất: các fan và bạn bè của fan. Với việc Facebook chỉ ưu tiên hiển thị những hoạt động của một người dùng lên trang news feed của những người có tần suất tương tác nhiều hơn với người đó, Facebook Post Promote sẽ giúp nội dung post không chỉ tiếp cận tới nhiều người hơn mà kích thích họ tham gia vào các hoạt động tương tác (like + comment + share) lên post tốt hơn.
4. Sử dụng hot Facebookers

Những nội dung được hot Facebookers post lên timeline hay fan page của họ có giá trị lớn về mặt kêu gọi hưởng ứng và kích thích tương tác.

Facebook4

Có 2 lợi ích mang lại khi nhãn hàng sử dụng hot Facebookers để chuyển tải thông điệp:

    Thứ nhất: lời họ nói có sức ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của đối tượng mục tiêu.
    Thứ hai: tỷ lệ tương tác các post lên timeline + fan page của hot Facebookers luôn đạt cao hơn so với thông thường. Theo đó mà số lượng tiếp cận (reach) cũng sẽ cao hơn do thông điệp không chỉ tiếp cận với người Like, comment, hay share post đó mà còn những bạn bè của họ.

5. Tích hợp với các kênh online và offline khác

Cuối cùng, để gia tăng mức độ “phủ sóng” cho các hoạt động marketing trên Facebook, nhãn hàng nên tích hợp với các kênh media khác. Nếu nhãn hàng tổ chức một sự kiện rầm rộ trên Facebook, đừng quên việc khai thác các hoạt động đăng bài PR và thậm chí banner ads trên các online news media phù hợp để khuếch trương thông tin, thu hút nhiều công chúng mục tiêu tham gia và hưởng ứng.

Ngoài ra một số kênh khác như Youtube, website đại diện của nhãn hàng, email newsletter, thậm chí các hoạt động offline, POSM… cũng đều có thể được khai thác tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi triển khai campaign “Điệp vụ Bò Úc” cho nhãn hàng lẩu bằng chuyền Kichi Kichi, chúng tôi sử dụng cả standee và brochure tại hơn 20 điểm bán của Kichi Kichi trên khắp Việt Nam để thông báo và thu hút khách hàng của Kichi Kichi tham gia vào chương trình gaming contest “Điệp vụ bò Úc”. Đồng thời để teasing cho gaming contest này trên Facebook, chúng tôi sản xuất viral clip và đẩy clip đó go viral qua Youtube để thu hút sự chú ý về sự kiện sắp diễn ra.




Trên đây là 5 bí quyết giúp nhãn hàng có thể phát huy tốt đa hiệu quả của các chương trình truyền thông qua Facebook. Bạn còn có những kinh nghiệm quý báu khác giúp cho nhãn hàng tại Việt Nam phát triển tốt hơn về social media? Hãy chia sẻ với chúng tôi.
Nguồn: BrandsVietnam
Thay vì chỉ tốn vài ba trăm ngàn đồng đăng ký và phí duy trì tên miền mỗi năm, không ít doanh nghiệp phải tốn hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng để được nhượng lại tên miền.
Tenmien1
Ông Trần Minh Tân, phó giám đốc trung tâm internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng có 500.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 200.000 webiste xuất hiện.

Hậu quả của thờ ơ

Dù được đánh giá là một trong những địa phương có số doanh nghiệp đăng ký web nhiều nhất nhưng ông Lai Xuân Thành, phó giám đốc sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương xác nhận: “Gọi là nhiều so với các tỉnh bạn nhưng xét về yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ thông tin, có nhiều chỉ số chưa đạt”. Theo ông Thành, hiện cả tỉnh Bình Dương có 15.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 4.700 website haxoạt động, trong đó có 3.200 website sử dụng tên miền .vn, 1.500 website sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net…)
Theo nguyên tắc chung của tổ chức tên miền quốc tế nói chung và của VNNIC nói riêng, ai muốn đăng ký tên miền nào cũng được, đăng ký trước sẽ được. Việc chậm chân hoặc một lý do nào đó không kịp thời đăng ký tên miền gắn liền với tên doanh nghiệp đã làm nhiều doanh nghiệp, tổ chức phải khốn đốn trong việc thưa kiện, tốn nhiều tiền của, thậm chí là uy tín, hình ảnh xấu hơn trong mắt người dùng. Các cơ quan chức năng đang thụ lý nhiều vụ có liên quan đến vấn đề tên miền, điển hình như tên miền: Anz.com.vn, ibm.vn…, vốn đang thuộc quyền sở hữu của các cá nhân đầu cơ tên miền trong nước và nước ngoài. Cũng đã có một nhà đầu cơ tên miền đã trỏ tên miền của một thương hiệu lớn đến một địa chỉ sex!
Ông Nguyễn Trọng Thơ, giám đốc công ty iNet (TP.HCM), chuyên tư vấn các giải pháp trên internet thừa nhận thực tế, nhiều doanh nghiệp đã trả giá cho việc “quên” hoặc “chậm chân” trong việc xác lập sở hữu tên miền. “Nhiều tên miền có giá gấp 1.000 lần so với giá mua ban đầu. Nếu gặp may sẽ mua được tên miền với giá 1,5 triệu đồng nhưng cũng có tên miền lên được ra giá tới 20.000 đôla Mỹ, thậm chí còn hơn thế”. Có không ít trường hợp doanh nghiệp đã mua tên miền của đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực để trỏ vào địa chỉ của mình, mục đích là tranh giành khách hàng.
Tenmien2

Làm sao cho có lợi?

Ông Tân cho rằng: “Tên miền không phải là thương hiệu nhưng hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu của mình”. Theo ông Thơ, sau khi có giấy phép thành lập, việc đầu tiên là đăng ký tên miền tại các doanh nghiệp cung ứng tên miền của VNNIC, sau đó mới nghĩ đến việc thiết kế web tuỳ theo mô hình và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. “Để an toàn hơn, khi đăng ký tên miền, doanh nghiệp cần áp dụng chính sách bao vây tên miền: nghĩa là xác lập những cái tên có liên quan trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp, tránh những rắc rối về sau”, ông Phạm Tuấn Anh, phó giám đốc dịch vụ công ty Netnam tại TP.HCM tư vấn.
Nhưng một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia là đăng ký tên miền quốc tế (.com, .net…) hay tên miền nội địa (.com.vn, .vn)? Giải pháp dung hoà là nên đăng ký cả hai vì mỗi tên miền sẽ có những giá trị khác nhau trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng theo ông Nguyễn Duy Thái (công ty Mắt Bão), khi đăng ký tên miền .vn sẽ thể hiện tính lãnh thổ trên mạng internet, góp phần bảo vệ tài nguyên và thương hiệu quốc gia. Ông Thái cho biết thêm, tên miền .vn sẽ được luật pháp Việt Nam bảo vệ theo điều 12 của bộ luật Công nghệ thông tin và được bảo vệ bằng kỹ thuật tốt hơn tên miền nước ngoài. Hiện tên miền .vn có 21 điểm truy vấn ở nước ngoài, năm điểm trong nước. Ngoài ra, thủ tục đăng ký tên miền .vn khá dễ dàng, được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ.
Ông Nguyễn Trí Năng (trung tâm internet SPT) cho biết thêm, những tên miền .vn sẽ được các công cụ tìm kiếm như Google “ưu tiên tìm kiếm” so với các tên miền quốc tế theo chính sách nội địa hoá của Google.
Áp dụng chính sách đăng ký bao vây, dù có khoảng 200.000 website nhưng VNNIC đã cấp trên 1,1 triệu tên miền .vn, trong đó tên miền tiếng Việt “không dấu” khoảng 300.000 và 800.000 tên miền tiếng Việt “có dấu”. Tên miền tiếng Việt có dấu .vn được triển khai vào ngày 28.4.2012 theo hình thức miễn phí đăng ký.
Nguồn: BrandsVietnam
Thay vì chỉ tốn vài ba trăm ngàn đồng đăng ký và phí duy trì tên miền mỗi năm, không ít doanh nghiệp phải tốn hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng để được nhượng lại tên miền.
Tenmien1
Ông Trần Minh Tân, phó giám đốc trung tâm internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng có 500.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 200.000 webiste xuất hiện.

Hậu quả của thờ ơ

Dù được đánh giá là một trong những địa phương có số doanh nghiệp đăng ký web nhiều nhất nhưng ông Lai Xuân Thành, phó giám đốc sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương xác nhận: “Gọi là nhiều so với các tỉnh bạn nhưng xét về yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ thông tin, có nhiều chỉ số chưa đạt”. Theo ông Thành, hiện cả tỉnh Bình Dương có 15.000 doanh nghiệp hoạt động nhưng chỉ có khoảng 4.700 website haxoạt động, trong đó có 3.200 website sử dụng tên miền .vn, 1.500 website sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net…)
Theo nguyên tắc chung của tổ chức tên miền quốc tế nói chung và của VNNIC nói riêng, ai muốn đăng ký tên miền nào cũng được, đăng ký trước sẽ được. Việc chậm chân hoặc một lý do nào đó không kịp thời đăng ký tên miền gắn liền với tên doanh nghiệp đã làm nhiều doanh nghiệp, tổ chức phải khốn đốn trong việc thưa kiện, tốn nhiều tiền của, thậm chí là uy tín, hình ảnh xấu hơn trong mắt người dùng. Các cơ quan chức năng đang thụ lý nhiều vụ có liên quan đến vấn đề tên miền, điển hình như tên miền: Anz.com.vn, ibm.vn…, vốn đang thuộc quyền sở hữu của các cá nhân đầu cơ tên miền trong nước và nước ngoài. Cũng đã có một nhà đầu cơ tên miền đã trỏ tên miền của một thương hiệu lớn đến một địa chỉ sex!
Ông Nguyễn Trọng Thơ, giám đốc công ty iNet (TP.HCM), chuyên tư vấn các giải pháp trên internet thừa nhận thực tế, nhiều doanh nghiệp đã trả giá cho việc “quên” hoặc “chậm chân” trong việc xác lập sở hữu tên miền. “Nhiều tên miền có giá gấp 1.000 lần so với giá mua ban đầu. Nếu gặp may sẽ mua được tên miền với giá 1,5 triệu đồng nhưng cũng có tên miền lên được ra giá tới 20.000 đôla Mỹ, thậm chí còn hơn thế”. Có không ít trường hợp doanh nghiệp đã mua tên miền của đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực để trỏ vào địa chỉ của mình, mục đích là tranh giành khách hàng.
Tenmien2

Làm sao cho có lợi?

Ông Tân cho rằng: “Tên miền không phải là thương hiệu nhưng hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu của mình”. Theo ông Thơ, sau khi có giấy phép thành lập, việc đầu tiên là đăng ký tên miền tại các doanh nghiệp cung ứng tên miền của VNNIC, sau đó mới nghĩ đến việc thiết kế web tuỳ theo mô hình và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. “Để an toàn hơn, khi đăng ký tên miền, doanh nghiệp cần áp dụng chính sách bao vây tên miền: nghĩa là xác lập những cái tên có liên quan trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp, tránh những rắc rối về sau”, ông Phạm Tuấn Anh, phó giám đốc dịch vụ công ty Netnam tại TP.HCM tư vấn.
Nhưng một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia là đăng ký tên miền quốc tế (.com, .net…) hay tên miền nội địa (.com.vn, .vn)? Giải pháp dung hoà là nên đăng ký cả hai vì mỗi tên miền sẽ có những giá trị khác nhau trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng theo ông Nguyễn Duy Thái (công ty Mắt Bão), khi đăng ký tên miền .vn sẽ thể hiện tính lãnh thổ trên mạng internet, góp phần bảo vệ tài nguyên và thương hiệu quốc gia. Ông Thái cho biết thêm, tên miền .vn sẽ được luật pháp Việt Nam bảo vệ theo điều 12 của bộ luật Công nghệ thông tin và được bảo vệ bằng kỹ thuật tốt hơn tên miền nước ngoài. Hiện tên miền .vn có 21 điểm truy vấn ở nước ngoài, năm điểm trong nước. Ngoài ra, thủ tục đăng ký tên miền .vn khá dễ dàng, được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ.
Ông Nguyễn Trí Năng (trung tâm internet SPT) cho biết thêm, những tên miền .vn sẽ được các công cụ tìm kiếm như Google “ưu tiên tìm kiếm” so với các tên miền quốc tế theo chính sách nội địa hoá của Google.
Áp dụng chính sách đăng ký bao vây, dù có khoảng 200.000 website nhưng VNNIC đã cấp trên 1,1 triệu tên miền .vn, trong đó tên miền tiếng Việt “không dấu” khoảng 300.000 và 800.000 tên miền tiếng Việt “có dấu”. Tên miền tiếng Việt có dấu .vn được triển khai vào ngày 28.4.2012 theo hình thức miễn phí đăng ký.
Nguồn: BrandsVietnam