Blog

Joe's Food Blog

Một gái gọi cao cấp có thể kiếm được tới 40.000 euro (gần 1,1 tỷ đồng) mỗi đêm trong thời gian Liên hoan phim Cannes diễn ra.


Như các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, doanh nhân người Li-băng - Elie Nahas - cũng từng là một gương mặt quen thuộc tại Liên hoan phim Cannes. Nhưng kể từ sau vụ bắt giữ vào năm 2007 do liên quan đến bê bối mại dâm lớn nhất trong lịch sử Liên hoan phim này, Nahas không thể rời khỏi Li-băng. Ông ta lo sợ nếu rời khỏi đất nước thì sẽ bị Interpool bắt giữ.

Nahas từng đứng đầu một đường dây gái gọi cao cấp với khoảng 50 cô đào thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Các khách hàng của Nahas thường là những đại gia người Trung Đông lắm tiền nhiều của đến dự Liên hoan phim Cannes. Trong số khách hàng của Nahas thậm chí từng có cả Mutassim Gadhafi, con trai của cố lãnh đạo Lybia, Muammar Gadhafi.

Các cô gái bán dâm hầu hết đều xinh đẹp, nên cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Ảnh minh họa: Hollywood Reporter(1 - Ngôi sao)


Giới điện ảnh bóp méo trán cũng nghĩ không ra về chuyện Việt Nam chọn một số đại diện dự Liên hoan phim Cannes 2013 (Pháp). Ngoài đạo diễn Lưu Trọng Ninh, một gương mặt có nghề, còn lại là các “chân dài” như Vân Trang, Trúc Diễm, Maya... và có cả cựu Đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ.Việt Nam chọn một số đại diện dự Liên hoan phim Cannes 2013 (Pháp). Ngoài đạo diễn Lưu Trọng Ninh, một gương mặt có nghề, còn lại là các “chân dài” như Vân Trang, Trúc Diễm, Maya... và có cả cựu Đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ. (2 - Danviet)


Lý Nhã Kỳ, Maya, Vân Trang... xuất hiện trên thảm đỏ. Ảnh: Ngôi sao
Thảm đỏ Cannes, ai cũng biết là nơi hội tụ các diễn viên điện ảnh lừng danh của các quốc gia. Nghe đến tên tuổi của họ như “sấm nổ bên tai”, bởi vì những cái tên đó vượt ranh giới của quốc gia họ, đến với công chúng toàn thế giới. Có thể kể ra vài gương mặt “hàng xóm” như Chương Tử Di, Phạm Băng Băng, Châu Tấn, Dương Tử Quỳnh. Ngoài những diễn viên điện ảnh thượng hạng, còn có những đạo diễn trứ danh, tên tuổi của họ chính là gương mặt của các nền điện ảnh của các quốc gia, của thời đại.
Cho nên, với những gương mặt của đoàn Việt Nam, chẳng biết họ đi dự liên hoan phim để làm gì. Với họ, ngay cả trong nước, ngoài một số người thích loại phim ảnh rẻ tiền, nội dung nhạt nhẽo, vô vị thì chẳng mấy ai biết đến họ. Những người biết thưởng thức điện ảnh Việt Nam không hề quan tâm đến những “diễn viên điện ảnh hàng sao” ấy của nước mình.
Những đại diện ấy mang gì đi đến xứ người? Danh tiếng của họ ư? Không. Tác phẩm của họ ư? Không. Sự nghiệp điện ảnh ư? Không. Một phim mà họ đóng gây được sự chú ý trong giới điện ảnh quốc tế ư? Không. Đoàn Việt Nam không có nổi một thước phim để tranh giải, không có một diễn viên được báo chí quốc tế quan tâm. Vậy thì đoàn “chân dài” ấy đến Cannes để làm gì? (2 - Danviet)


Ba chuyến đi Cannes liên tiếp gần đây của các diễn viên, đạo diễn và chân dài Việt đều do một công ty sản xuất rượu tài trợ. Theo kế hoạch, nếu không bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân khách quan, cho tới năm 2020, công ty này tiếp tục mời diễn viên Việt Nam dự Cannes. Ngoài ra, họ cũng sẽ cố gắng mời các nghệ sĩ dự những LHP phim lớn, có thương hiệu của thế giới.

Tuy nhiên, dù đã qua 3 mùa Cannes, nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ hình ảnh nào của các sao Việt được lọt vào ống kính của báo chí quốc tế. Thậm chí, ngay cả những hình ảnh do chính phía đơn vị tổ chức chuyến đi đưa về cũng khá sơ sài (năm nay khá hơn với chất lượng và số lượng hình ảnh nhiều hơn).
Không có những cảnh sải bước của sao Việt trên thảm đỏ trước một rừng ống kính. Không có những kiểu tạo dáng tốn thời gian của các chân dài, người đẹp Việt tham dự sự kiện này.
Cả những năm trước và năm nay, "rừng" ống kính của phóng viên nước ngoài đều không hướng về phía sao Việt

Vì đâu nên nỗi? Vì sao Việt đến từ một nền điện ảnh nghèo nàn lạc hậu nên không được săn đón? Không hẳn, bởi bất cứ ngôi sao nào có phim tham dự LHP Cannes cũng đều được phép sải bước tạo dáng trên thảm đỏ để cánh paparazzi thoải mái săn ảnh. Nhưng vì cả 3 lần đến Cannes, sao Việt đều không đi theo bất cứ đoàn làm phim nào có phim tham gia tranh giải tại Cannes. Có lẽ vì vậy mà báo chí nước ngoài không biết và để ý đến họ.
Chiêu PR của nhà tài trợ
Không đi theo một bộ phim tranh giải nào tại Cannes, vậy sao Việt vẫn xuất hiện tại  LHP danh giá này? Là bởi họ đã nhận nhiệm vụ làm các PG (promotion girl), PB (promotion boy), nôm na là người quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho nhãn hiệu đồ uống đã tài trợ họ.

Không thể đường đường chính chính đưa thông tin quảng cáo về một loại rượu mạnh trên các phương tiện truyền thông, do đó, người ta buộc phải nghĩ ra cách… lách luật. Và ở Việt Nam, trong thời buổi “đói” thông tin về ngôi sao, không gì hiệu quả hơn là việc mời các ngôi sao tham gia trong những sự kiện thường niên mà các hãng rượu tổ chức hoặc tài trợ, để từ đó đưa thông tin lên mặt báo.

Đây là một chiêu quảng cáo hết sức thông minh. Và không khó để nhận ra, trong những năm gần đây, chiêu này được mở rộng, khuếch trương để đưa các nhãn rượu mạnh nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt với chiêu mới, hãng rượu tài trợ sao Việt sang Cannes đang đánh trúng vào đối tượng nhắm tới là những người trẻ.
Để xuất hiện trên thảm đỏ LHP Cannes, sao Việt đã chuẩn bị kỹ lưỡng về ngoại hình


Câu hỏi đặt ra là, tại sao người ta lại cần phải mời những ngôi sao đang nổi của làng nghệ Việt làm những PG, PB? Đơn giản bởi, về luật, việc quảng cáo rượu mạnh bị cấm ở Việt Nam.

Tất nhiên chẳng có ai cho không ai cái gì, còn nhớ tại LHP Cannes 2011, các sao Việt đến Cannes chỉ vỏn vẹn 2 ngày 1 đêm, trong khi hợp đồng ký với hãng rượu kia lại dài tới 10 ngày. Và hết 8 ngày còn lại, các sao cùng nhau đến Scotland, Anh, Pháp với hoạt động chính là thăm thú những nơi sản xuất… rượu whisky để quảng bá cho nhãn hàng, miễn sao nhà tài trợ có ảnh gửi về đăng báo.

Tuy được xuất hiện trên thảm đỏ, được tham dự bữa tiệc dành cho khách VIP theo “suất” của nhà tài trợ, đối tác quan trọng của Cannes, nhưng các nghệ sĩ của ta phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt dành cho khách… không VIP: vào thảm đỏ trước khi các ngôi sao xuất hiện nhiều tiếng đồng hồ trước sự kiểm tra nghiêm ngặt của lực lượng an ninh, không được tạo dáng quá lâu trên thảm đỏ như với tư cách một ngôi sao…

Chuyến đi Cannes năm nay đã thành công tới mức người ta tưởng thương hiệu rượu kia là “nhà tài trợ chính” của LHP Cannes, trong khi sự thật, họ chỉ là đối tác về tiệc tùng tại đây. Với hiệu quả quảng cáo này, chẳng nhà tài trợ nào lại không “mát mặt” vì đồng tiền mình bỏ ra thật đúng lúc, đúng chỗ.(3)

Trao đổi với Báo Đất Việt ngày 20/5 về việc lựa chọn danh sách đoàn nghệ sĩ, diễn viên tham dự LHP Cannes, bà Lý Phương Dung - Trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh đã khẳng định: "Hoàn toàn không có việc này, bên Cục điện ảnh không lựa chọn danh sách nào". Khẳng định chắc như đinh đóng  cột này của Cục Điện ảnh khiến công chúng càng thêm thắc mắc xung quanh việc sao Việt tự tin tươi cười tại thảm đỏ Cannes.
(Ảnh sưu tầm)

Vậy LHP Cannes không hề mời các người đẹp Việt tham dự mà đó là lời mời từ thương hiệu rượu này, có thể là một đối tác của Cannes. Theo đạo diễn Việt Linh (năm 2003, cô dự Cannes theo lời mời của Bộ Ngoại giao Pháp-một đối tác của Cannes), khách của Cannes có nhiều thứ hạng: khách được mời bởi BTC Cannes, bởi các đối tác của Cannes, và khách đăng ký tham dự.

Danh giá nhất, dĩ nhiên là khách được chính BTC LHP mời, như giám khảo, các nhân vật, các ngôi sao, các tác giả có phim tranh giải trong chương trình chính thức, ngoài ra còn có khách đăng ký tham dự, kế đến là các tác giả trong những chương trình song hành và cuối cùng là các đối tác. LHP Cannes có rất nhiều đối tác, hàng năm mỗi đối tác được BTC phân phối một lượng vé (khống) để tùy nghi sử dụng”,...

Nhìn vào bảng phân loại khách mời này, đối chiếu với các sao Việt đã đi LHP Cannes những năm gần đây, chỉ có đạo diễn Phan Đăng Di tới theo lời mời của Ban tổ chức, phim “Bi, đừng sợ” của anh nằm trong chương trình song hành của liên hoan.

Tại Cannes 2013, điện ảnh VN không có phim được chọn tham dự, ngoài một phim ngắn được trình chiếu trong Góc phim ngắn, đó là phim “16:30” và một vài phim được mang đi giới thiệu trong một hội chợ các nhà phân phối phim quốc tế, một hoạt động bên lề của LHP.

Phải chăng các chân dài Việt khoe dáng trên thảm đỏ LHP....?(4)



*P/S: - Bài viết  sử dụng công nghệ "lắp ghép", "xào nấu"  của tạp chí "Lá Cải", nguồn bài viết được sử dụng từ các bài báo có dẫn link ở phía dưới....
- Tiêu đề bài viết mượn nguyên xi của Ngoisao

(1) - http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2013/05/lien-hoan-phim-cannes-mua-lam-an-cua-gai-hang-sang-240230/
(2) - http://danviet.vn/139044p1c30/buon-cho-dien-anh-viet.htm
(3) - http://xzone.vn/Web/77/482/79064/Dau-nhu-sao-Viet-di-Cannes.html
(4) - http://www.baodatviet.vn/van-hoa/showbiz/201305/Hang-ruou-cu-sao-Viet-du-LHP-Cannes-2347426/

Không mất công chế biến, lại nhanh, tiện và rẻ, nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Và mỗi buổi sáng hàng ngàn thực khách bịt 'bịt mắt' ăn uống các loại nước này.

Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng 1
Tại cơ sở Số 10 Đê Tô Hoàng, chúng tôi dễ dàng mua được loại nước phở chế sẵn
Sáng sớm, trong vai một chủ quán phở mới mở ở Thanh Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) tôi chuẩn bị hai chiếc can nhựa mỗi loại 5 lít phóng xe tới “lò” chế nước lèo tại ngõ 10 (đường Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tự giới thiệu là em anh Tùng Phở ở Giáp Bát, tôi dễ dàng mua được đầy 2 can cùng lời tiếp thị khá nhiệt thành: Em lấy nhiều chị sẽ cho người chuyển đến. Ở Hà Nội bọn chị giao nước cho hàng trăm quá khác nữa mà.
Đáp lại sự nhiệt tình của cô chủ, tôi vẽ ra lí do mới mở quán phở được một thời gian, nhưng vì giá thực phẩm đầu vào tăng cao nên buôn bán chẳng ăn thua. Nên nhờ anh Tùng chỉ chỗ nên mới biết địa chỉ. Và hi vọng được cô giúp đỡ để thường xuyên lấy “hàng”.
Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng 2
Từ tầng 3, nước phở được đựng vào các xô lớn thả xuống
Nắm được tâm lí khách, bà chủ tên Lan tíu tít: “Chú yên tâm. Hàng của chị bán hàng chục năm nay rồi. Chú thích lấy bao nhiêu chị cũng có. Chú giàu lên là chị cũng được phần nhờ”.
'Lò’ chế nước phở là một căn nhà ba tầng. Điểm “chế” loại nước bẩn này được bố trí trên tầng 3, nên khách đến mua hàng chỉ cần chờ ở dưới nhà, khi nào xong thì “hàng”, chúng được đựng vào chiếc xô nhựa đen thui và dùng dòng dọc thả xuống từ tầng thượng.
Vì là khách mới nên bà chủ trực tiếp xách 2 can nước lèo xuống cho tôi và không quên căn dặn, 2 can này dùng bán trong 2 ngày. Mỗi can pha chế một nồi 30 lít. Em cứ mang về pha chế, có gì không ổn hôm sau lên đây chị điều chỉnh lại. Em yên tâm, chị bán cho hàng ngàn người gần chục năm nay rồi. Không ngon lần sau chị không lấy tiền.
Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng 3
Loại nước này nhìn lõng bõng toàn mỡ và bụi bẩn
Giới buôn ruốc thịt bật mí, đây là cơ sở chế biến ruốc thịt lớn nhất nhì Hà Thành. Trước đây, gia đình bà L có đến ba đến bốn cơ sở làm ruốc thịt lớn, cung cấp cho cả thành phố. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại cơ sở trên giữ được nghề.
Dò hỏi chúng tôi được biết, thực chất loại nước phở tại đây được chế biến từ nguyên liệu làm ruốc thịt. Các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xao thịt cũng được họ tận dụng.
Điều làm chúng tôi giật mình, các loại thịt được cơ sở này nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết. Chỉ cần mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Bà Th, một người bán nước đầu ngõ, người từng làm việc nhiều năm trong cơ sở này ngán ngẩm cho biết: “Vài năm trước lấy nước này về bán thì quả thực rất ngon. Vì lúc đó họ làm mỗi ngày mấy tạ thịt và thịt sạch. Nhưng bây giờ họ làm chỉ vài chục cân thịt, mà toàn thịt bẩn, ôi thiu. Thậm chí thịt lợn xề và lợn bột đổ hổ lốn vào nồi, và luộc lên để làm ruốc thì lấy đâu ra nước ngon nữa”.
Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng 4
Mỗi buổi sáng, hàng ngàn người phải ăn uống loại nước này
Bà Th cũng cho biết thêm: “Mỗi buổi sáng người mua nước về bán phở, rồi chở nước đi giao tấp nập. Có những hôm nhiều người lấy nước phở về bán, không đủ cung cấp, họ phải lấy máy pha với đường hóa học, gia vị để tạo mùi vị rồi bán đi”.
“Buôn bán kiểu này thất đức lắm chú à. Chú cứ tính xem. Chưa nói những quán phở lớn, một quán phở nhỏ, mỗi buổi sáng cũng phải trên 50 người ăn. Nếu đem số hàng trăm quán dùng loại nước phở bẩn này bán cho khách thì hàng ngàn người Hà Nội phải ăn phở bẩn mỗi ngày. Chẳng biết người khác thế nào chứ có các vàng bạc tôi cũng không dám ăn nước phở loại này”, bà Th nói.
Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng 5
Khách khó phân biệt bởi mùi vị loại nước phở bẩn không khác các loại nước phở được chế biến công phu
Xách hai can nước phở, tôi thanh minh, mình mới mở quán, chủ yếu bán đêm cho người lao động nên mới phải dùng cách này để bán mong kiếm lời. Chứ mua xương về hầm lấy nước, lãi chẳng được là bao, lại mất thời gian.
Bà Th ngao ngán thì thầm: “Bây giờ người ta làm vì tiền nhiều quá chẳng quan tâm sức khỏe người khác ra gì”. Bà cũng nhắc khéo tôi, nếu có mua ở đó cũng đừng nói gì về những lời bà chia sẻ, sợ ảnh hưởng tới tình cảm làng xóm
.
Theo afamily