Blog

Joe's Food Blog


Những tin bài về tự tử trên các phương tiện truyền thông có thể làm gia tăng tỷ lệ tự tử một cách rõ rệt. Tác động này đã được chỉ ra ở rất nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Áo, Hong Kong và Đài Loan. Để đối phó với những tác động không mong muốn này, sau đây là một số khuyến nghị được phát triển từ các hướng dẫn quốc tế.
Nên tránh
-          Ngôn ngữ giật gân:  bao gồm “đại dịch tự tử”, “khủng hoảng tự tử”, “nạn nhân tự tử”, “tự tử không thành công”, “Anh X đã tự bắn chết mình”, “uống thuốc độc”,…
-          Bình thường hóa hoặc trình bày việc tự tử như một giải pháp cho một vấn đề hoặc một hành động đáng tự hào, …
-          Trình bày chi tiết về phương pháp tự tử hoặc hiện trường vụ tự tử: Cung cấp chi tiết về các phương pháp tự tử có thể dẫn đến hiện tượng bắt chước tự tử. Không cung cấp các thông tin về các loại thuốc/chất độc, liều lượng và hiện trường vụ tự tử một cách rõ ràng.
-          Các câu chuyện nổi bật và lặp đi lặp lại: Tránh đăng tin ở trang đầu hoặc những vị trí nổi bật.
-          Đăng tải các đoạn phim, hình ảnh, hiện trường của các vụ tự tử: Nội dung đăng tải càng giật gân bao nhiêu thì xu thế bắt chước tự tử càng cao bấy nhiêu.
-          Đăng tải chúc thư của người ự tử: Việc này có thế gây ra đau buồn cho gia đình hoặc cộng đồng. Họ có thể gây tò mò hoặc lãng mạn hóa cái chết.
-          Lý giải một cách đơn giản về việc tự tử: Tự tử là kết quả của một loạt những yếu tố phức tạp. Việc lý giải tự tử là kết quả của một nguyên nhân đơn giản (như trượt một kỳ thi) là không chính xác và đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp.

Nên làm
-          Sử dụng ngôn ngữ trung tính: “Chết vì tự tử”, “tự tử hoàn tất”, “toan tự tử”, “Anh X chết ở tuổi 27”,v…v…
-          Khuyến khích mọi người tìm sự giúp đỡ: Cho mọi người biết rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ là cần thiết, đúng đắn và tự tử có thể phòng tránh được. Khuyến khích mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình, bác sỹ, các website, đường dây tư vấn hỗ trợ khủng hoảng của PCP.
-          Đăng tải về tự tử như một khía cạnh của sức khỏe: Làm thế nào có thể được ngăn chặn được tự tử, phải làm những gì, những dấu hiệu cảnh báo tự tử, và làm thế nào để giúp đỡ người khác.
-          Đưa tin về các đức tính của người tự tử và cảm giác mất mát: sử dụng các thuật ngữ như “có thể tránh khỏi và bi kịch/buồn thương
-          Sử dụng các hình ảnh không có tính giật gân: Có thể sử dụng ảnh về trường học, nơi làm việc.
-          Tôn trọng gia đình có người tự tử: Nếu có thể nên có sự cho phép của gia đình trước khi đăng tải câu chuyện hoặc sử dụng hình ảnh của họ.
-          Tận dụng các cơ hội để nâng cao hiểu biết xã hội về tự tử: Công bố các số liệu lấy từ những nguồn tin uy tín. Làm sáng tỏ những hiểu biết sai lầm về tự tử.
Thông tin chi tiết, liên hệ PCP với địa chỉ:
Chị Phùng Minh Trang – Trợ lý Giám đốc PCP
Tel: (+84) 982 454 348; email: minhtrang@pcp.org.vn
(Theo PCP)

|Facebook Home là một trong những động thái mới nhất của Facebook về việc muốn nắm quyền điều khiển trực tiếp người dùng của mình, thay vì phụ thuộc vào ứng dụng trên Android.  Nhờ tính linh hoạt, giao diện này có thể cài đặt trên nhiều thiết bị Android khác nhau, tạo cơ hội cho Facebook đưa các dịch vụ của mình vào nền tảng di động của Google để kiếm lời. 
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 1
Tuy không rõ Facebook Home có thành công hay không, nhưng chắc chắn đây là một cuộc tấn công trực diện vào Google của mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay. Không giống với chiến lược của Amazon, Facebook không ngần ngại tỏ rõ ý đồ cạnh tranh thẳng vào mảng kinh doanh chính của Google - tìm kiếm và quảng cáo - bằng việc chiếm hết home screen của các thiết bị Android. Bên cạnh đó, giao diện Home còn được tích hợp chặt chẽ với hàng loạt ứng dụng đặc biệt của Facebook, từng bước đẩy Google ra xa khỏi người dùng.
 
Google Search
 
Theo đánh giá của tạp chí TechCrunch, Home trực tiếp thay thế ứng dụng Google Search trên hầu hết các thiết bị Android. Trước đây, người dùng có thể sử dụng các trình duyệt rồi vào Google Search hoặc tìm kiếm ngay lập tức với widget Search tích hợp trên Android. Mặc dù HTC First vẫn còn Google Search thế nhưng tính năng này đã biến mất khỏi màn hình chính, mà thay vào đó là giao diện Home của Facebook. 
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 2
Rõ ràng, với những gì mà Facebook đang thể hiện, không sớm thì muộn, Facebook sẽ sớm “tống cổ” Google Search và thay vào đó là Graph Search của mình. Đến lúc đó, liệu rằng người dùng Facebook có còn cần tới một công cụ tìm kiếm bên ngoài nữa hay không khi mà họ đã có sẵn một sản phẩm “cây nhà lá vườn”. Đến lúc đó, liệu doanh thu từ quảng cáo của Google có còn được như ngày hôm nay?
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 3
Quảng cáo trên di động
 
Mới đây nhất, trang tin TheVerge cho biết Facebook đã xác nhận rằng quảng cáo sẽ là mảng chính của mạng xã hội này trong tương lai. Mặc dù hiện tại, Home không đi kèm với quảng cáo nào thế nhưng, không sớm thì muộn Facebook cũng sẽ đưa nội dung này vào ứng dụng của họ.
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 4
Điều này cũng tương tự như cách làm của Amazon đối với phiên bản Android của họ, nhưng chỉ khác ở chỗ, khách hàng của Amazon nếu đồng ý giữ nguyên quảng cáo sẽ được giảm giá các thiết bị của hãng này. Còn với Facebook, hiện chúng ta chưa biết rõ chính sách quảng cáo của họ ra sao nhưng sẽ thật khó để có một discount nào đó cho bạn. 
 
Trong khi đó, Google tiếp cận quảng cáo trên Android theo một cách “nhã nhặn” hơn nhiều. Quảng cáo của Google không xuất hiện trực tiếp mà thông qua tính năng Search hay một ứng dụng của bên thứ 3 nào đó. Chính vì thế, sẽ chẳng có gì lạ khi mà doanh thu từ quảng cáo di động của Google sẽ đi xuống dần dần nếu Search bị thay thế bởi một ứng dụng tìm kiếm đến từ Facebook.
 
Các giao diện người dùng khác
 
Facebook Home không chỉ thay thế màn hình Home của Android mà còn ảnh hưởng tới những giao diện người dùng khác dành cho Android, chưa kể tới những widget được đưa ra sẵn trên màn hình Home.
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 5
Facebook cũng thông báo rằng rất nhiều các nhà phát hành thiết bị gốc Android (OEM) có thiện chí muốn hợp tác với mạng xã hội này để hỗ trợ tính năng Facebook’s Home. Nhưng liệu điều đó có đúng khi mà các OEM lại sẵn sàng từ bỏ các giao diện người dùng của họ để sử dụng giao diện của Facebook? Làm như vậy thì đâu sẽ là bản sắc riêng của họ, điều mà giúp người dùng phân biệt giữa các OEM với nhau. Hãy tưởng tượng tất cả các smartphone Android đều sử dụng Facebook Home, liệu chúng ta có còn phân biệt được đâu là HTC và đâu là SONY nữa hay không?
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 6
Và Google+
 
Đối thủ lớn nhất của Facebook về mảng mạng xã hội đó chính là Google Plus. Vì thế, Facebook đã khá cao tay khi thổi bay kẻ thù của mình bằng cách đặt một môi trường đậm chất Facebook lên trên Android. Khi mà ai cũng sử dụng Facebook để tương tác với bạn bè, liệu có ai còn nhớ tới cái ứng dụng Google Plus “chìm nghỉm” bên trong.
 
Facebook Home là mối đe dọa thực sự của Google 7
Xét về số lượng, Facebook hiện có hơn 1 tỷ người dùng, hơn một nửa trong số họ thường xuyên kết nối qua di động. Trong khi đó, ở phía bên kia chiến tuyến, Google Plus chỉ có khoảng 500 triệu user với 235 triệu người truy cập hàng tháng. Hiện trên thế giới có khoảng trên 750 triệu thiết bị Android đang được sử dụng (con số này dự kiến sẽ lên tới 800 triệu vào cuối năm nay).
 
Đáng lẽ đây phải là một lợi thế “sân nhà” đối với Google Plus, nhưng có vẻ như Facebook đã nhanh chân hơn một bước khi đang biến lợi thế của đối thủ thành lợi thế của mình. Thay vì để khách hàng đồng nghĩa Android và Google Plus, Facebook đang tìm cách thay đổi biến Android và Facebook là một. Rõ ràng cả Google và Facebook đều kiếm tiền từ quảng cáo qua mạng xã hội, mạng xã hội nào phổ biến hơn, bên đó sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.
 
Facebook vs Google
 
Hiện tại thì không phải mọi người dùng Android đều sẽ chuyển sang giao diện Home, đặc biệt là với những ai thích sử dụng bản ROM tùy biến của riêng mình hay ưa thích những trải nghiệm từ HĐH Android nguyên bản. Tuy nhiên, đó là đối với những người không thực sự mặn mà với mạng xã hội, còn thực tế thì sẽ vẫn có một số lượng lớn các tín đồ của Facebook thích sử dụng mạng XH này ngay từ màn hình Home.
 
thiet ke web da nang, thiết kế web đà nẵng, thiết kế web, thiết kế web giá rẻ, web giá rẻ, thiet ke web da nang gia re
Rõ ràng, Facebook đã khá khôn khéo khi đưa ra một lựa chọn hoàn hảo cho người dùng, giúp họ tiết kiệm thời gian hơn trên các nền tảng nguồn mở hiện nay. Nếu để ý, chúng ta có thể nhận ra rằng Facebook cũng chỉ có thể phát triển được Home trên Android mà thôi, còn đối với iOS và WindowPhones, Mark Zuckerberg cũng phải “chào thua”.
 
thiet ke web da nang, thiết kế web đà nẵng, thiết kế web, thiết kế web giá rẻ, web giá rẻ, thiet ke web da nang gia re
 
Các phát ngôn từ phía Facebook và Google cho thấy hai hãng này có những thái độ khác nhau về Home. Giới công nghệ dự đoán rằng do đã lỡ hứa sẽ giữ cho Android luôn là nền tảng mở nên Google mới không trực tiếp bày tỏ sự phản đối về sản phẩm mới của Facebook. Ngoài ra, việc không thấy Google nhắc tới Home trên siêu phẩm Nexus 5 sắp ra mắt trong năm nay chứng tỏ hãng này chẳng có chút hứng thú nào với Home. Xét một cách tổng quan, Facebook Home cũng không phải là hoàn toàn có hại đối với Android. Nếu sản phẩm này thực sự thành công, cộng đồng Android cũng sẽ được "thơm lây" vì hàng loạt người dùng iPhone quay đầu với Apple để tiến lại gần Google.
thiet ke web da nang, thiết kế web đà nẵng, thiết kế web, thiết kế web giá rẻ, web giá rẻ, thiet ke web da nang gia re
Từ trước tới nay, nền tảng Android thành công một phần cũng nhờ sự tương tác uyển chuyển của cả 5 yếu tố: Google Play, Gmail, Google Plus, Google Search và Google Maps trong hệ sinh thái này. Mặc dù có vẻ như Plus chưa thực sự thành công như Google mong đợi, nhưng dịch vụ này vẫn nhận được sự hỗ trợ từ 4 yếu tố còn lại, vốn là những sản phẩm gần như “bất khả chiến bại” của Google. Việc Facebook đưa ra tính năng Home chẳng khác nào đang cấy một con “ký sinh trùng” vào “vật chủ” Android. Bây giờ là Google Search và Google Plus, rồi sau này sẽ là cả HĐH Android. Chắc chắn Google sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn “đứa con tinh thần” của mình bị tàn phá như vậy được. Ai thắng ai thua, thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.
 
Tổng hợp

Vừa thí điểm đã trục trặc!

Chương trình đưa giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đi đào tạo tại Malaysia đang được thí điểm đã bộc lộ nhiều bất cập.

Vừa thí điểm đã trục trặc!
Lớp học chật chội, nhếch nhác - Ảnh: do các giáo viên cung cấp
Đây là chương trình trong Đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế giai đoạn 2012 - 2015 (gọi tắt Quyết định 371) vừa được Chính phủ phê duyệt cuối tháng 2.2013.
 
Tất cả các bước từ nghiên cứu, lựa chọn, từ chương trình kế hoạch đều từ Tổng cục Dạy nghề
Nguyễn Quốc DũngGiám đốc Sở LĐ-TB-XH Vĩnh Phúc
Đi đào tạo nước ngoài bằng visa du lịch
Được cử đi nước ngoài đào tạo nâng cao tay nghề tại Malaysia theo chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề, 142 giáo viên đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước phải nói dối là đi du lịch! Quá bức xúc, mới đây một số thành viên trong đoàn đã lên tiếng. Anh Lưu Văn Hải, Trưởng khoa Điện tử - Viễn thông, Trường CĐ Công nghiệp Vĩnh Phúc cho biết, khi nhập cảnh Malaysia bằng visa du lịch, các giáo viên trong đoàn phải đón nhận những ánh mắt soi mói và thái độ khó chịu của nhân viên hải quan. Điều đáng nói ở đây, hầu hết các giáo viên được tuyển chọn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, sang Malaysia để tiếp thu nâng cao trình độ tiên tiến. Song theo phản ánh của các giáo viên trong đoàn một số cơ sở đào tạo còn nghèo nàn hơn cơ sở của một số trung tâm giáo dục thường xuyên ở Việt Nam.
 - Vừa thí điểm đã trục trặc!
Giấy thông hành tạm thời - Ảnh: do các giáo viên cung cấp
Theo quyết định cử đi đào tạo nước ngoài 4 tháng (từ 27.12.2012 - 27.4.2013), tuy nhiên, các giáo viên cho hay, hộ chiếu đã hết hạn, đến ngày 20.4 sẽ phải về nước. Hiện không ai dám ra đường vì sợ cảnh sát bắt. Anh Lưu Văn Hải bộc bạch: “Chúng tôi lại đi học mà không dám nói là đi học. Chúng tôi chạnh lòng khi thấy rằng đất nước mình đã phải bỏ ra một lượng tiền không nhỏ cho chúng tôi đi học, vậy mà chúng tôi không có lấy một chút tự hào nơi nước bạn, thật là xấu hổ và thấy tiếc tiền của nhân dân”.
 
Đoàn cán bộ trên, chắc là đi theo chương trình thí điểm của địa phương... không liên quan đến Tổng cục Dạy nghề
Cao Văn SâmPhó tổng cục trưởng Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH
Tổng cục Dạy nghề có vô can?
Trong khi các giáo viên đều khẳng định họ đi theo chương trình mục tiêu quốc gia, song khi phản ánh thông tin tới Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB -XH), ông Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng tỏ ra bất ngờ và ngạc nhiên. “Đoàn cán bộ trên, chắc là đi theo chương trình thí điểm của địa phương. Việc các địa phương tổ chức đi cùng một lúc có thể do quan hệ khai thác với đối tác nước ngoài hoặc các địa phương kết hợp tổ chức qua Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC), đây là tập đoàn giáo dục, không liên quan đến Tổng cục Dạy nghề. Do đó, 142 giáo viên này là của các địa phương, không phải do tổng cục tổ chức”, ông Sâm khẳng định.
Dù cho lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề phủ nhận không liên quan, song trong biên bản ghi nhớ ngày 23.8.2011, Tổng cục Dạy nghề và Tập đoàn giáo dục Seg (Malaysia) và Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) đã thỏa thuận hợp tác trong các chương trình đào tạo nghề. Các lớp đào tạo tại Malaysia sẽ do Tập đoàn giáo dục Segi (một thành viên của Tập đoàn Seg) tổ chức. Theo đó, Công ty AIC sẽ có trách nhiệm đưa các học viên sang Malaysia, liên kết với Trường đại học Segi và tổ chức các lớp học cho các giáo viên.
Tại Vĩnh Phúc, nơi có số giáo viên được cử đi học đông nhất (42 người), trái với những gì ông Cao Văn Sâm nói, trao đổi với báo chí ngày 16.4, ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Vĩnh Phúc lại một mực cho rằng, tất cả các bước từ nghiên cứu, lựa chọn, từ chương trình kế hoạch đều từ Tổng cục Dạy nghề. Còn địa phương chỉ phối hợp thực hiện. “Đây là chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ quản là Tổng cục Dạy nghề tiến hành. Chúng tôi ở địa phương, khi họ yêu cầu thế nào, triển khai như thế, tiêu chí ra làm sao, thông báo cho các tỉnh. Tỉnh thực hiện theo kế hoạch, có trách nhiệm lựa chọn đối tượng tham gia lớp học, giáo viên thế nào, đúng tiêu chuẩn chưa... Còn tiền hoàn toàn từ ngân sách T.Ư”, ông Dũng nói.
Về phản ánh của giáo viên điều kiện học tập, sinh hoạt không đảm bảo, ông Phạm Ngọc Luyến, Phó giám đốc sở cho biết thêm: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chương trình của Bộ. Trước khi ký hợp đồng với tỉnh, AIC cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ năng lực, trong đó có văn bản ghi nhớ giữa Công ty AIC và Tổng cục Dạy nghề của Bộ, AIC có cả buổi tư vấn, Trường ĐH Segi, tất cả quy trình chúng tôi đều báo cáo Tổng cục Dạy nghề và tổng cục đều thẩm định chương trình khung”.
Trong tài liệu chúng tôi có được, tỉnh có đông học viên như Vĩnh Phúc ngân sách phân bổ năm 2012 là 13,5 tỉ đồng. Còn tỉnh Quảng Ninh, có 18 học viên số tiền ngân sách là 5 tỉ đồng. Nếu cộng cả 15 tỉnh thành, số tiền ngân sách bỏ ra thực hiện đề án không nhỏ. Do vậy, việc khảo sát, giám sát, theo dõi chương trình cho chặt chẽ, tránh lãng phí tiền ngân sách nhà nước là điều rất cần thiết.
Theo đề án trên, giai đoạn 2012 - 2015 Việt Nam sẽ đưa 1.700 cán bộ, giáo viên đi đào tạo tại nước ngoài. Trong đó, bồi dưỡng 1.400 giáo viên ở nước ngoài; 300 cán bộ quản lý dạy nghề thuộc 26 trường chất lượng cao ở nước ngoài. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề về kỹ năng, trình độ tiếng Anh và các kỹ năng mềm trong quản lý đào tạo theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến trên thế giới và ASEAN.
Thu Hằng