Blog

Joe's Food Blog

6 tích cách của một Quản lý Truyền thông Xã hội thành công
Tuần trước, trong bài viết 10 vai trò của vị trí Quản lý Cộng đồng Trực tuyến, tôi đã bao quát những vai trò và trách nhiệm của một quản lý cộng động (là người quản lý các tài khoản Facebook, Twitter, diễn đàn, blog của một tổ chức, doanh nghiệp). Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điều thú vị kế tiếp vê một người quản lý Truyền thông xã hội & Cộng đồng.
Giả sử (hoặc thật là vậy) bạn đang là quản lý cấp cao của một tổ chức hay doanh nghiệp, bạn cần tìm một người chịu trách nhiệm Quản lý Truyền thông xã hội & Cộng đồng, thì liệu có những tiêu chí nào là để bạn lựa chọn hay không? Cho dù bạn thuê một người tư vấn (consultant) hay nhân viên chính thức, thì người đó vẫn có những tính cách quan trọng để giúp thương hiệu của bạn đi lên.
Dưới đây là những tính cách tôi mô tả về một ngưới quản lý cộng đồng lý tưởng:

1. Là một người quảng giao

Như tôi đã đề cập điều này bài trước. Các phương tiện truyền thông xã hội cũng chỉ là công cụ để giao tiếp, việc chịu trách nhiệm giao tiếp vẫn là con người. Do đó, Quản lý truyền thông xã hội của bạn không thích giao tiếp, thì sẽ rất khó để người đó mở rộng các mối quan hệ, khó đưa thương hiệu của bạn tiến xa.

2. Đồng cảm và sâu sắc

Người quản lý có lòng vị tha sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên đáng yêu giữa khách hàng. Khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ, ít nhiều thì người ta sẽ gặp những khó khăn (không hiểu, sử dụng không đúng cách, bị lỗi,…). Một quản lý cộng đồng nên hiểu những rắc rối, khó khăn của khách hàng và có thể xử lý được những phàn nàn, chỉ trích một cách hợp lý nhất.

3. Đọc nhiều và luôn sẵn sàng 24/7

Một người Quản lý truyền thông xã hội cần thường xuyên tham gia các mạng mã hội, diễn đàn, blog, nắm được những sự kiện đang diễn ra. Hơn nữa, người đó còn có khả năng xây dựng, dẫn dắt các cuộc thảo luận theo 1 xu hướng mong muốn. Với một thái độ luôn sẵn sàng trao đổi và đáp ứng, người Quản lý truyền thông xã hội sẽ liên tục thúc đẩy thương hiệu của bạn theo những cách đúng đắng và “hợp thời”.

4. Hiểu văn hóa khách hàng

Nếu khách hàng của bạn đam mê bóng đá, và nếu bạn thuê một người không hiểu về thuật ngữ và văn hóa bóng đá, thì đó sẽ là một thảm họa. Người Quản lý thương hiệu đểu phải am hiểu cả thương hiệu của bạn và văn hóa của khách hàng. Bằng cách này, khách hàng sẽ thấy người Quản lý đó như một phần trong cộng đồng của mình, họ sẽ dễ dàng tương tác và yêu thích thương hiệu của bạn.

5. Có khiếu hài hước

Không ai thích những thông điệp khô khan, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn có khả năng đồng cám, bạn dễ dàng xây dựng một cộng đồng tốt. Nếu bạn có thêm tính hài hước, thì bạn có thể hút hồn khán giả của mình. Tôi không khuyên bạn đi thuê 1 diễn viên hài độc thoại như Dưa Leo. Chỉ cần một vài chi tiết thú vị, trao đổi hài hước khéo léo cũng có thể làm khách hàng thích thú và bạn có thể mở rộng khách hàng nhanh chóng.

6. Viết tốt

Làm truyền thông xã hội cần phải viết thường xuyên. Việc lựa chọn những từ thật “đắt” có thể tạo ra nhiều điều khác biệt. Ai đó có thể diễn đạt ý tưởng của mình bằng cách tinh tế nhất, thông minh nhất và hóm hỉnh nhất sẽ tạo được một lượng fan khổng lồ.

Theo thuthuatmarketing

Landing page là gì?
Trong Online Marketing, một landing page, đôi khi còn gọi là một lead capture page, jump page hoặc splash page – là một trang xuất hiện khi có một khách hàng tiềm năng click chuột vào một mẩu quảng cáo hay đường link kết quả của một công cụ tìm kiếm. Đây là một ví dụ về trang Landing Page.
Landing page thường thể hiện phần mở rộng của một đoạn quảng cáo và được tối ưu hoá các từ khoá hay cụm từ khoá giúp các Search Engine dễ dàng chỉ mục. Ví dụ, khi bạn vào một trang chủ của các tờ báo online (vnexpress.net chẳng hạn), bạn click vào một thông tin quảng cáo của một công ty, một trang “đích” ở dạng html hay chỉ là một pop-up xuất hiện, nó chỉ giới thiệu duy nhất về một sản phẩm nhất định nào đó. Trang này được gọi là một landing page.
Trong hoạt động tiếp thị trên Internet, Landing pages đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Vậy làm thế nào để sử dụng công cụ này có hiệu quả?
Michael Fleischner – một chuyên gia về marketing trên các trang web tìm kiếm thông tin với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing cho rằng dù phục vụ bất cứ một mục đích nào (quảng cáo, thông báo, khuyến mãi…) thì một trang đích đến chỉ có tác dụng khi nó dẫn người lướt web đến hành động (mua hàng, sử dụng dịch vụ hay làm theo những yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra trong trang web). Ông ta nêu ra bảy bí quyết dưới đây giúp các doanh nghiệp đạt được mục đích nói trên.

1. Tạo câu tiêu đề lớn, đậm và có liên quan đến các khách hàng mục tiêu

Nếu không gây được sự chú ý của khách hàng bằng một câu tiêu đề như vậy, chắc chắn nội dung còn lại của trang “ăn theo” cũng bị bỏ qua. Đó cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp, các chuyên gia tiếp thị thường thử nghiệm nhiều landing page cùng một lúc để xem trang “ăn theo” nào thu hút những người sử dụng Internet nhất. Thông thường, những trang “ăn theo” đánh đúng vào lợi ích của khách hàng sẽ gây được sự chú ý nhiều nhất.
Best Landing Page Templates 25 mini Landing page là gì?

2. Sử dụng các hình ảnh trực quan, sinh động để minh họa

Nếu khách hàng phải đọc hết cả tiêu đề chính lẫn tiêu đề phụ mới hiểu được người ta chào bán cái gì thì khó có thể kéo họ đi xa hơn. Ở đây, các hình ảnh trực quan có một tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự chú ý của khách hàng. Chỉ các hình ảnh mới có thể chuyển tải thông điệp của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất.
Best Landing Page Templates 4 mini Landing page là gì?

3. Sử dụng các nhân chứng

Người tiêu dùng ít khi mua sản phẩm mà chưa được nghe nói về sản phẩm đó mà có khuynh hướng mua hàng theo giới thiệu, khuyến khích của người khác, nhất là khi mua hàng trên mạng. Việc sử dụng các nhân chứng (thông qua hình ảnh, trích dẫn lời nói, phim video, băng ghi âm…) sẽ xóa tan các mối lo ngại của các khách hàng mới và những lời đồn đại từ bên ngoài bất lợi cho doanh nghiệp.
Project management software online collaboration Basecamp 1024x907 Landing page là gì?

4. Triệt để sử dụng từ “miễn phí”

Đưa ra một lời mời chào sử dụng sản phẩm hay dịch vụ miễn phí là một cách làm có tác dụng nhất, khiến khách hàng đi đến hành động (tham gia chương trình khuyến mãi hay chỉ đơn thuần cung cấp một số thông tin các nhân như tên, địa chỉ thư điện tử… để doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu làm nghiên cứu, tiếp thị trực tiếp).
Get Gimp th Landing page là gì?

5. Đưa ra những lời mời chào có điều kiện

Nên tạo ra tính khẩn cấp của một lời mời chào trong trang “ăn theo” bằng cách đặt ra những giới hạn về thời gian. Cũng có thể giới hạn số người đăng ký trở thành thành viên hay quy định tiêu chuẩn cụ thể cho người tham gia một chương trình khuyến mãi. Nên thử nghiệm xem các điều kiện đưa ra có tác dụng như thế nào đối với các khách hàng tiềm năng để điều chỉnh cho thích hợp.
dreamteamplate landing Landing page là gì?

6. Đưa ra nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Một số doanh nghiệp thường chỉ đưa ra một phương thức thanh toán cho các khách hàng tiềm năng muốn đặt mua sản phẩm hay dịch vụ của mình. Cách làm này sẽ làm cho một số khách hàng cảm thấy không thoải mái và có thể từ bỏ ý định mua hàng.

7. Thử nghiệm thường xuyên

Việc thử nghiệm thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp rút ra kết luận những landing page nào có tác dụng nhất đối với các khách hàng mục tiêu, từ đó nâng tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng thật sự thông qua các chương trình tiếp thị bằng trang “ăn theo”. Việc thử nghiệm cũng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu biết tốt hơn về các xu hướng mang tính thời vụ trên thị trường.

Theo thuthuatmarketing

inbound-marketing-methodology-funnel1


Inbound Marketing là một trường phái Marketing rất mới, đặc biệt là tại Việt Nam. Thuật ngữ Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot. Do đó, những khái niệm và kiến thức trong bài viết này, Thủ thuật Marketing dựa trên những tài liệu của Hubspot, đầy đủ và dễ hiểu.
Inbound Marketing là 1 thỏi nam châm, không phải là cái búa tạ – marketing dựa trên những nội dung thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng để tạo ra khách hàng, chứ không spam và làm phiền họ.

3 bước trong Inbound Marketing

1. Được tìm thấy

tofu Inbound Marketing là gì?
Tạo nội dung, tối ưu hóa website, tham gia vào truyền thông xã hội và thu hút lượng người truy cập có chất lượng vào website của bạn

2. Chuyển đổi

mofu Inbound Marketing là gì?
Tạo ra khách hàng tiềm năng, dẫn họ đến website, gắn kết họ bằng những email tự động được cá nhân hóa và cung cấp thông tin cho đội ngũ bán hàng

3. Phân tích

analyze Inbound Marketing là gì?
Phân tích những nỗ lực marketing, đưa ra những thay đổi hiệu quả hơn và báo cáo tỷ lệ ROI từ hoạt động marketing đã thực hiện

Giới thiệu Inbound Marketing

SledgeHammer Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm. Inbound Marketing thu hút khách hàng như những thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ.
Chi phí cho các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) của những công ty sử dụng chiến lược Inbound Marketing chỉ bằng 62% so với những công ty sử dụng chiến lược outbound.

Inbound Marketing hoạt động như thế nào?

Hãy nghĩ quá trình marketing và bán hàng của bạn như một cái phễu. Những người truy cập nằm ở tầng trên của phễu và những khách hàng hạnh phúc sẽ nằm ở cuối phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn là tối đa hóa số lượng người bạn thu hút ở tầng trên của phễu (như lượng truy cập website) và cả số lượng khách hàng ở cuối phễu. Inbound Marketing có 3 chiến lược để thực hiện điều này:
  • Được tìm thấy - Những chiến thuật như viết blog, tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ thu hút được những người truy cập chất lượng đến website của bạn.
  • Chuyển đổi  - Những chiến thuật như tạo landing page và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead) với mục đích chuyển đổi người truy cập website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu bền.
  • Phân tích - Những chiến thuật dùng để cải tiến hiệu quả của toàn bộ quá trình – tăng số lượng đối tượng phù hợp ở tầng trên và dưới của phễu.
magnet method Inbound Marketing là gì?

Bước 1: Các chiến lược Được tìm thấy

GetFound orng Inbound Marketing là gì?
Chiến lược Được tìm thấy giúp bạn thu hút lượng truy cập vào website (“khách vãng lai” ở tầng trên của phễu). Đây là chiến lược quan trọng nhất trong Inbound Marketing bởi vì nó là cơ sở cho tất cả mọi thứ ở sau: bạn không thể làm gì nếu không có ai vào webstie của bạn, và bạn cũng chẳng tạo được khách hàng tiềm năng.
Sau đây là những chiến lược Được tìm thấy quan trọng nhất:

Viết blog

Inbound Marketing bắt đầu bằng việc viết blog. Blog là con đường tốt nhất để thu hút lượng truy cập đến website. Các công ty có blog có lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn 55% so với những công ty không có blog. Để thu hút những người truy cập vãng lai, bạn cần phải có nội dung để thu hút họ. Blog của bạn chính là “nhân” của thỏi “nam châm” nội dung.
rss method Inbound Marketing là gì?

Tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

search method Inbound Marketing là gì?
Những khách hàng của bạn thường bắt đầu quá trình mua hàng online bằng cách sử dụng các bộ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…). Do đó, bạn cần phải chắc chắn rằng website của bạn nằm trong kết quả tìm kiếm của họ. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận, phân tích đầy đủ các từ khóa, tối ưu hóa các trang của website, tạo nội dung và xây dựng những liên kết.

Truyền thông xã hội

Người sử dụng internet ngày nay thường giao tiếp với bạn bè, đặt câu hỏi rồi trả lời câu hỏi, chia sẻ nội dung và thảo luận rất nhiều vấn đề. Là một marketer, bạn cần phải đưa nội dung của bạn trở thành tiêu điểm để thảo luận trong lĩnh vực bạn kinh doanh. Nếu nội dung của bạn là một phần của quá trình chuyển đổi, nó có thể giúp bạn thu hút khách hàng đến website ở tầng trên của chiếc phễu marketing và bán hàng.
social method Inbound Marketing là gì?

Nội dung Marketing

compose method Inbound Marketing là gì?
Nội dung marketing là một chiến thuật Được tìm thấy khác. Giống như viết blog, nó sẽ tạo ra những thông tin hấp dẫn những người đến website của bạn. Hơn nữa, không giống blog, Nội dung Marketing không bị hạn chế ở một kênh nào cả – nó là một ý tưởng chung trong việc sử dụng nội dung để hấp dẫn những người đến website của bạn. Nó cũng có thể là video, các tài liệu miễn phí, hội thảo trên web (webminar) và những nội dung khác.

Bước 2: Các chiến lược Chuyển đổi

Convert orng Inbound Marketing là gì?
Các chiến lược Chuyển đổi giúp bạn giữ những người quan tâm đến website của bạn bằng những bài viết trên blog, truyền thông xã hội, tối ưu hóa tìm kiếm và chuyển đổi họ trở thành khách hàng. Bạn có thể tạo ra rất nhiều hoạt động trên website mà không cần các chiến thuật Chuyển đổi, nhưng bạn cũng sẽ không thể tạo ra lợi nhuận.
Sau đây là những chiến lược Chuyển đổi quan trọng nhất:

Call-to-Action

Làm cách nào bạn có thể gắn kết những người truy cập vào website và bắt đầu quy trình bán hàng với họ? Trước kết, bạn phải khuyến khích họ hành động (action) – có thể là tải một tài liệu miễn phí, hoặc đăng kí một buổi hội thảo online (webinar).Call-to-action là những nút hoặc liên kết khuyến khích những người truy cập thực hiện hành động, ví dụ như là “Tải tài liệu miễn phí” hoặc “Đăng kí tham gia Webinar”. Nếu bạn không tạo ra được hành động hoặc hành động không đủ hấp dẫn, bạn sẽ không thể tạo ra khách hàng tiềm năng.
open button method Inbound Marketing là gì?

Landing Page

comp dwnld method Inbound Marketing là gì?
Sau khi người truy cập thực hiện hành động, bạn nên chuyển họ đến một Landing page. Landing page là nơi hoàn chỉnh của một “call-to-action”, và người truy cập sẽ phải điền thông tin để nhóm bán hàng của công ty bắt đầu chuyển đổi họ sang khách hàng.
Ví dụ, nếu “call-to-action” của bạn là tặng một tài liệu miễn phí, thì landing page sẽ là một trang để người truy cập điền những thông tin theo yêu cầu để được tải tài liệu. Khi người truy cập điền các form đăng kí, họ mặc nhiên trở thành khách hàng tiềm năng.

Email Marketing

Bạn sẽ làm gì nếu một người truy cập đã thực hiện “call-to-ation”, điền thông tin vào form và tải tài liệu miễn phí, nhưng vẫn chưa trở thành khách hàng?
Bạn cần phải xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng. Email marketing là một trong những cách để làm điều đó. Một kịch bản email tập trung vào những nội dung có ích, thích hợp có thể xây dựng được lòng tin với mọi người và khiến họ sẵn sàng mua hàng
mail method Inbound Marketing là gì?

Lead Nurturing

lead nurturing prod page Inbound Marketing là gì?
Lead nurturing sử dụng email marketing để xây dựng một chuỗi nội dung thống nhất và phù hợp, làm tăng dần mối quan hệ giữa bạn và khách hàng tiềm năng. Các email của lead nurturing (các chiến dịch) sẽ thường hướng người đọc đến những landing page đặc biệt. Từ đó, bạn có thể đo được mức độ sẵn sàng trở thành khách hàng của họ.

Tự động hóa

Sự tự động hóa tức là các kế hoạch email marketing và lead nurturing của bạn sẽ được triển khai dựa trên dữ liệu của người nhận.
Ví dụ, nếu một người truy cập tải một tài liệu miễn phí, bạn sẽ gửi cho họ một chuỗi email liên quan, nhưng khi họ bắt đầu follow bạn trên Twitter và truy cập vào một trang đặc biệt trên website, bạn sẽ thay đổi thông điệp với họ.
marketing automation 01 Inbound Marketing là gì?

Bước 3: Các chiến thuật Phân tích

Analyze orng Inbound Marketing là gì?
Phân tích là mục quan trọng thứ 3 trong các chiến lược inbound marketing. Một khi bạn bắt đầu hấp dẫn mọi người đến website bằng blog, truyền thông xã hội và SEO, một khi bạn bắt đầu chuyển đổi những người truy cập mới thành khách hàng tiềm năng và khách hàng, bạn cần phân tích chiếc phễu bán hàng và marketing của bạn và tìm ra được những cách làm tốt nhất.

Các chỉ số quan trọng

Hầu hết những marketer làm inbound marketing sử dụng chiếc phễu bán hàng và marketing để làm cơ sở phân tích. Họ sẽ nhìn vào những chỉ số sau:
Lượng truy cập website – Một số đo ở tầng trên của chiếc phễu bán hàng và marketing; đây là những người đã tìm thấy website của bạn. Họ cần được chuyển đổi sang khách hàng tiềm năng và sau đó trở thành khách hàng.
Khách hàng tiềm năng – Một số đo ở tầng giữa của phễu. Đây là những người đã truy cập website của bạn và có hành động gì đó (thường là điền vào các form) để tự định danh họ. Một khi những người truy cập để lại thông tin và trở thành khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Khách hàng – Tầng dưới của phễu, và cũng là mục tiêu!
Tỉ lệ chuyển đổi – là tỉ lệ phần trăm số lượng người chuyển từ trạng thái này sang trại thái khác trong chiếc phễu. Nếu 2% số lượng người truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng, thì tỉ lệ chuyển đổi là 2%.
Benchmark – Benchmark là những dữ liệu từ những đối thủ cạnh tranh trong những chỉ số bạn theo dõi. Ví dụ, benchmark của tỉ lệ chuyển đổi cho phép bạn so sánh được tỉ lệ chuyển đối của công ty mình với những công ty tương tự.
Hiệu quả nội dung – Mỗi loại nội dung bạn tạo ra nên được theo dõi độc lập với nhau. Bạn cần thấy được mỗi loại nội dung của bạn hấp dẫn người dùng đến website của bạn như thế nào, và biết được những thành phần và loại nội dung đã chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng như thế nào.
bar chart method Inbound Marketing là gì?

Phương pháp phân tích

chart stand method Inbound Marketing là gì?
Phân tích Inbound Marketing nên bắt đầu bằng một chuỗi câu hỏi dược thiết kế để xác định vị trí các “đòn bẩy” — Nơi mà bạn có cơ hội tốt nhất để thay đổi kết quả và tăng doanh thu. Đây là một chuỗi câu hỏi bạn cần:Lượng người truy cập website của bạn so với đối thủ? (sử dụng benchmark để xác định). Nêu bạn đang đi sau đối thủ của bạn, bạn cần phải cải tiến tầng trên của phễu (có được nhiều lưu lượng hơn); nếu bạn đi trước đối thủ, hãy đến câu hỏi tiếp theo.
Bạn có nhiều khách hàng tiềm năng như đối thủ của bạn? So sánh tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng tiềm năng? Nếu bạn ở phí sau benchmark của khách hàng tiềm năng cũng như tỉ lệ chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, bạn nên tập trung vào tầng giữa của phễu trong quá trình chuyển đổi, và tìm ra những gì cần làm để cải tiến kết quả.
Bạn hài lòng về số lượng khách hàng tiềm năng nhưng số lượng khách hàng thấp? Trong trường hợp này, hãy xem xét lại quá trình bán hàng của bạn (tầng cuối của phễu). Những gì bạn có thể làm là cải tiến quá trình “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead nurturing) và các kĩ thuật bán hàng để tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

Thiết lập mục tiêu

Phân tích Inbound Marketing cho phép doanh nghiệp thiết lập và theo dõi những mục tiêu marketing riêng biệt. Một khi bạn xác định được những chỉ số quan trọng và hoàn thành các phân tích inbound marketing, có những bước đơn giản để bạn xác lập các mục tiêu kinh doanh.Xác lập mục tiêu doanh số và khách hàng tiềm năng – Mục tiêu của bạn trong quý tới? Năm tới?
Những chương trình marketing cần thiết để đạt mục tiêu – Với các tỉ lệ chuyển đổi hiện tại, cần phải có bao nhiêu khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu doanh số?Có bao nhiêu nhiêu người truy cập vào website bạn cần đạt được? Những gì bạn cần làm để đạt được lưu lượng truy cập cần thiết? Hoặc những gì bạn cần làm để cải tiến các tỉ lệ chuyển đổi?

Theo thuthuatmarketing
Hôm qua, các báo lớn đặc biệt là về công nghệ đồng loạt đưa tin về việc dịch vụ mua hàng theo nhóm lớn nhất Việt Nam, Nhóm mua, gặp sự cố lớn và CEO của công ty này bị triệu tập điều tra.

Ngay sau đó, HĐQT Nhóm Mua đã thông báo về việc thay thế CEO Tom Trần (hiện đang ở Mỹ) bằng Kyle Phạm và quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Tóm tắt diễn biến: Không đơn giản như vẻ ngoài
Hôm qua, toàn bộ các trang web thuộc hệ thống của MJ Group bao gồm cả nhommua.com, diadiem.com… đều không thể truy cập được. Các kho hàng của nhóm mua đóng cửa và thậm chí còn xảy ra cuộc chiến giữa nhân viên cửa hàng và một số nhóm người được cho là đại diện của các nhà đầu tư.
Cùng ngày, các báo lớn bao gồm cả vnexpress đều đăng tải thông tin CEO Tom Trần của nhóm mua bị cảnh sát kinh tế triệu tập đồng thời quyết định thay CEO được HĐQT đưa ra ngay trong ngày. Thậm chí, một số báo còn khẳng định việc thay thế này là do CEO của nhóm mua đã bị bắt. Một số thông tin trên mạng còn cho rằng Nhóm mua đã bị cảnh sát kinh tế điều tra về hoạt động kinh doanh trong 2 năm qua.

Còn nhiều nghi vấn

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin đáng tin cậy, hiện tại hoàn toàn chưa có lệnh triệu tập hay bắt giữ đối với CEO Tom Trần. Hoạt động khiến nhiều tin đồn cho rằng Nhóm mua bị điều tra được cho rằng chỉ là hoạt động kiểm tra thường kỳ của các cơ quan có chức năng. Cũng theo nguồn tin này, C46 đơn thuần đề nghị hợp tác kiểm tra chứ không có lệnh cưỡng chế (nếu như nhóm mua vi phạm).

Thêm vào đó, quyết định bổ nhiệm CEO của Nhóm mua cũng bị đặt dấu hỏi bởi có thông tin cho rằng con dấu của Nhóm mua hiện tại đang được bà Becky nắm giữ. Nếu thông tin này là sự thật thì HĐQT của Nhóm mua lấy đâu ra con dấu để đóng vào biên bản cuộc họp thay đổi CEO???


Các cửa hàng nhóm mua hôm qua bị đóng cửa, theo những thông tin công bố bởi HĐQT là do “chuyển giao nội bộ”. Tuy nhiên, một số video được lan truyền trên mạng từ ngày hôm qua cho thấy đã xảy ra đụng độ giữa nhân viên nhóm mua và một nhóm được cho là đại diện của các VC và cơ quan có chức năng.




Vậy đâu mới là sự thật? Chúng tôi sẽ kiểm chứng và theo sát diễn biến vụ việc để đưa đến các bạn thông tin chính xác nhất.
Fitch (Vcamp.vn)
Không gian độc đáo, ấm cúng, nhẹ nhàng với những mô hình xe của các hãng xe hơi nổi tiếng thế giới, cùng các loại thức uống mang phong cách riêng là nét mới của Cafe Mô Hình Hà Nội
Nằm trong một con ngõ nhỏ, gần khu trung tâm thủ đô. Với  một không gian khá yên tĩnh, nhẹ nhàng trên đường Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội. Cafe Mô Hình sẽ là không gian riêng cho những người yêu xe mô hình và cho những bạn trẻ tuổi teen thích khám phá không gian thư giãn và thú vui sưu tầm mới.
Đúng như tên gọi của quán, Cafe Mô Hình là nơi dành cho những người đam mê xe hơi, xe tải, xe cẩu…. Nhiều mô hình xe độc đáo từ cổ điển tới các dòng xe siêu hạng hiện nay được bài trí khắp nơi trong quán cùng những phong cách độ xe mô phỏng sinh động cuộc sống hàng ngày. Những loại thức uống được được thiết kế để mô phỏng sự đặc trưng của các loại xe.
Chủ nhân của quán là một anh chàng 8X năng động cùng niềm đam mê sưu tầm mô hình xe hơi. Anh mở quán Cafe Mô Hình với mong muốn tạo ra không gian giao lưu cho những người có cùng đam mê như mình.
Cafe Mô Hình
Địa chỉ: Số 9, Ngách 15, Ngõ 6, Phố Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội [ Bản đồ đường đi tới CafeMoHinh ]

Nguồn otomohinh

Một nhà phát triển game tại Anh vừa mới phát hiện ra lỗi không thực hiện thao tác cuộn trang theo đường chéo trên màn hình cảm ứng của iPhone 5.

Chiếc điện thoại iPhone 5 chính là sản phẩm iPhone tốt nhất của hãng công nghệ Apple cho đến thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là thiết bị smartphone khó sản xuất nhất bởi có thiết kế phức tạp và tỷ lệ đo lường đỏi hỏi độ chính xác cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa iPhone 5 là hoàn toàn hoàn hảo. Mới đây, một nhà phát triển game tại Anh đã phát hiện ra lỗi khá lớn trên màn hình cảm ứng của iPhone 5.

iPhone 5 gặp lỗi trên màn hình cảm ứng 1
Cụ thể, khi thực hiện thao tác cuộn danh sách theo đường chéo của màn hình, iPhone 5 gặp lỗi dừng cuộn và không tiếp tục thực hiện thao tác lệnh đó. Nhà phát triển game tại nước Anh đã tiến hành thử nghiệm thao tác này trên 2 chiếc iPhone 4S và 2 chiếc iPhone 5. Kết quả là cả 2 thiết bị iPhone 5 đều gặp phải lỗi này trong khi iPhone 4S vẫn hoạt động hết sức mượt mà.
Mặc dù đây không phải là một lỗi lớn đối với người sử dụng thông thường, nhưng đối với những người thường xuyên chơi game thì đây là một vấn đề khá nghiêm trọng khi thao tác cảm ứng mọi góc độ được người dùng thực hiện thường xuyên. Và một thiết bị tiên phong trong trải nghiệm cảm ứng như iPhone cũng không được phép tồn tại những lỗi như thế.

Hiện chưa rõ vấn đề này trên iPhone 5 thuộc lỗi phần cứng hay phần mềm. Nếu là lỗi phần mềm thì sản phẩm sẽ được dễ dàng khắc phục trên hệ điều hành mới iOS 6.1, tuy nhiên nếu đây là lỗi phần cứng thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Apple vẫn chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố  nào về thông tin này.

Tham khảo: Slashgear

Chắc hẳn nhiều công ty dịch vụ tặng quà đã phải thấp thỏm suốt mùa hè để suy nghĩ cho tương lai công ty họ. Từ khi mua lại Karma vào tháng Năm, Facebook đã bắt đầu thử nghiệm chức năng tặng quà trên mạng xã hội của họ. Facebook khá kín tiếng về việc này, vì họ đã từng thử và thất bại ở dịch vụ tặng quà ảo một lần. Nếu dịch vụ này thành công, nó sẽ mở cửa cho thương mại điện tử trên nền tảng Facebook.
 
Bằng tiềm năng vô cùng to lớn của Facebook, dịch vụ Gifts sẽ đủ sức giết chết bất cứ dịch vụ nào tương tự trên đường đi của nó.
 
Nhưng nếu Gifts thất bại thì sao? Đó vẫn là một lời cảnh báo với các công ty khác, vì ngay cả với tiềm lực của Facebook mà dịch vụ này còn thất bại, thì, chúc may mắn cho những người dám thử.
 
Facebook Gift: Kẻ tiêu diệt các startup ngành quà tặng 1
Facebook Gifts, tin buồn với các dịch vụ tặng quà tương tự.

Dưới đây là một vài cái tên trong đó là: Wrapp, Giftly, Giftivo, Giftdish, Gifthit, GiftSimple, GiftDrop, DropGifts, YouGift, Ziftit, ... và có lẽ hơn 20 công ty khác. Họ cung cấp một số dịch vụ tặng quà gắn với Facebook, thông qua các thẻ quà tặng, hoặc qua các nhà bán lẻ, hay cũng có thể là tin nhắn video đúng vào ngày sinh nhật, v.v..
 
Đã có rất nhiều đầu tư vào các dịch vụ này. Nhưng khi họ nhận ra Facebook là một trong những đối thủ cạnh tranh của họ, họ biết công việc của họ sắp bị kết liễu. "Bất kỳ đối tác dịch vụ tặng quà nào mà được Facebook giới thiệu trong gợi ý người dùng sẽ ngay lập tức giết dần giết mòn các dịch vụ còn lại," người sáng lập một công ty tặng quà nói. "Karma có toàn quyền để phân chia vị trí và tầm ảnh hưởng với các đối tác của họ". Facebook dự kiến ​​sẽ tiết lộ các đối tác bán lẻ mới của Karma, hay Facebook Gifts trong một sự kiện được tổ chức tại các cửa hàng đồ chơi FAO Schwartz tại New York vào tuần tới.
 
Facebook Gift: Kẻ tiêu diệt các startup ngành quà tặng 2
 
Chức năng gifts khá hoàn thiện với những sản phẩm đa dạng từ các đối tác.
 
Tuy nhiên, Facebook cần phải nhúng tay vào thị trường thương mại bởi vì họ đang cần một dòng doanh thu mới. Thương mại điện tử là một thị trường lớn hơn nhiều so với quảng cáo hiển thị, và các cổ đông cũng thích nó hơn. Dù vậy cho đến nay, ý định đột nhập của Facebook vào thị trường thương mại điện tử vẫn chưa thu được thành công nào. Công ty phải vật lộn để tìm nguồn cung cấp hàng - những nhà bán lẻ chưa thiết lập cửa hàng trên Facebook. Vì vậy, để trở thành một "cửa hàng" tốt, Facebook phải đáp ứng được một mặt khác, đó là tạo ra nhu cầu. May mắn cho Facebook, họ sở hữu một trong những sự kiện tặng quà lớn nhất của cuộc sống của chúng ta: ngày sinh nhật.
 
Hiện tượng "Happy Birthday" trên Facebook có lẽ là một nửa nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đăng nhập vào Facebook mỗi ngày, họ sợ họ sẽ xúc phạm đến một người bạn nếu quên không đăng nửa vời câu quen thuộc "Chúc sinh nhật vui vẻ" trên tường bạn bè họ mỗi dịp sinh nhật. Hội chứng lo âu vì sinh nhật trên Facebook là có thật.
 
Điều đó đã một thời làm dấy lên làn sóng các ứng dụng cố gắng cải thiện dòng "Chúc mừng sinh nhật" khô khan bằng các thứ khác. Facebook cũng đã làm điều đó, đã có lúc họ cho phép tặng những món quà ảo, thiệp và mang lại khoảng 30 đến 40 triệu đô doanh thu vào lúc đó. Facebook đã kết thúc dịch vụ này vào năm 2010.
 
Facebook Gift: Kẻ tiêu diệt các startup ngành quà tặng 3
Liệu Facebook Gifts có thành công lần này?

 
Gần đây khi Facebook lại tiếp tục tìm đường vào lĩnh vực này, chắc chắn hệ sinh thái của các công ty khác sẽ bị ảnh hưởng. Facebook sẽ có đủ thời gian để tìm hiểu kỳ nghỉ lễ cuối năm rằng liệu người dùng có thích bỏ ra 10$ hoặc nhiều hơn cho một món quà Giáng sinh (hoặc sinh nhật) cho bạn bè của họ. Có rất nhiều lập luận rằng nó sẽ thất bại, cụ thể là, mọi người chỉ muốn chúc những lời chúc trên Facebook chứ không hoàn toàn sẵn sàng bỏ tiền mua quà như thế. Câu trả lời tương tự như quà Giáng sinh - tại sao không gửi thiệp chúc mừng như bình thường? Các ứng dụng quà tặng có thể cạnh tranh về giá. Có những món quà đắt tiền như 10$ trở lên, vẫn có những tùy chọn dễ chịu là quà tặng ảo giá chỉ khoảng 1$ - 2$.
 
Bạn cũng có thể lập luận rằng dịch vụ tặng quà này lợi thế là một công ty khổng lồ. Nhưng Facebook sẽ không tập trung tất cả sức lực của mình cho Gifts. Tuy nhiên,  Facebook có những nguồn lực để làm những gì họ làm giỏi nhất, "tiến tới và phá vỡ các giới hạn". Facebook sẽ tiến tới lĩnh vực quà tặng, và điều đó sẽ làm một số công ty khác khốn đốn.
 
Tham khảo: Pandodaily

Một tính năng ít người quan tâm sắp được Facebook phát triển thành những trang cá nhân riêng dành cho các đôi bạn. 

 Đã từ rất lâu rồi trên Facebook xuất hiện một trang về tình bạn giữa những người dùng, tính năng này bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 năm 2010 nhưng không phải ai cũng biết. Trang này sẽ cho người dùng toàn bộ thông tin về các mối quan hệ bạn bè với nhau.


Facebook cải tiến trang web dành cho các "cặp đôi" 1
Trang quan hệ bạn bè đã xuất hiện từ rất lâu. 


 Và để tạo thêm sự hấp dẫn cho trang được ít biết tới này, Facebook sẽ nâng cấp nó lên giao diện Timeline mới để cho trang phụ này giống với những trang cá nhân hơn. Để xem được trang này, bạn hãy vào trang cá nhân của một người bạn bất kì sau đó nhấp chuột vào hình bánh răng Settings cạnh Message (bánh răng này nằm dưới cover Timeline). Tiếp theo đó bạn chọn “See Friendship” và sẽ truy cập được vào trang này.


Facebook cải tiến trang web dành cho các "cặp đôi" 2
 Chọn "See Friendship" để truy cập vào trang này. 


 Thêm vào đó, với những cặp đôi đang có tình trạng quan hệ với nhau Facebook cũng dành riêng cho họ một trang để lưu giữ những kỉ niệm của mình. Trang đi rời này có cái tên khá đáng yêu facebook.com/us, nếu như bạn đang “để relationship” với một người thì ngay lập tức facebook sẽ hiện thị ra toàn bộ các sự kiện giữa hai bạn trên trang us của mình. Còn với những “FA” thì khi truy cập vào trang này sẽ lập tức bị chuyển hướng trở về trang cá nhân.


Facebook cải tiến trang web dành cho các "cặp đôi" 3
Giao diện của trang relationship trong tương lai. 


 Bản cập nhật những trang quan hệ bạn bè này sẽ được triển khai trong vài ngày tới. Facebook cũng hứa hẹn nhiều tính năng hấp dẫn khác sẽ xuất hiện trong phiên bản này.


TC mới đây đã chính thức giới thiệu phiên bản đặc biệt của chiếc One S trên website của hãng. Được cho là bản đặc biệt nhưng thực chất HTC chỉ mang đến hai sự thay đổi bao gồm màu sắc và bộ nhớ trong, còn lại những thông số phần cứng khác đều không có gì khác biệt so với chiếc One S hiện tại. Cụ thể hơn, tập đoàn điện tử Đài Loan này đã mang màu trắng lên chiếc One S đặc biệt - điều mà nhiều người mong chờ từ bởi từ khi được giới thiệu cho đến nay, HTC chỉ bán One S với hai màu là xám và đen. Hơn nữa, bộ nhớ trong của máy cũng đã được nâng lên thành 64GB, một sự nâng cấp đáng giá đối với dung lượng chỉ vỏn vẹn 16GB như phiên bản hiện nay.
htc-one-s-weiss-1024x726.jpg


HTC chưa cho biết khi nào sẽ tung ra phiên bản quốc tế của chiếc One S mới này, hãng sẽ bán máy tại thị trường nước nhà Đài Loan với giá 615 USD.

Chi tiết cấu hình của HTC One S phiên bản đặc biệt
  • HĐH: Android 4.0
  • CPU: hai nhân 1.5GHz (Qualcomm MSM8260A Snapdragon)
  • Màn hình: cảm ứng Super AMOLED 4.3", 540x960 điểm ảnh (~256ppi), kính cường lực Gorilla Glass
  • RAM: 1GB
  • Bộ nhớ trong: 64GB
  • Kết nối: Wi-Fi 802.11 b/g/n, DLNA, Wi-Fi hotspot, Bluetooth 4.0, micro USB, A-GPS
  • Camera: 8MP Auto focus, LED Flash, quay phim Full HD
  • Kích thước: 130,9 x 65 x 7,8 mm
  • Nặng: 119,5 g
  • Pin: 1650mAh
  • Màu trắng


Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ


Số/Ký hiệu71/2012/NĐ-CP
Ngày ban hành19/09/2012
Người kýNguyễn Tấn Dũng
Trích yếuSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Cơ quan ban hànhChính phủ
Phân loạiNghị định
Tệp đính kèm:71-nd.pdf (1451640 Byte)

Nguồn : chinhphu.vn

Ông Tường ở số 46 A, đường Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) phản ánh một tình trạng cần cảnh giác khi mua điện thoại di động iPhone 4.
Ngày 16-10, ông Tường mua chiếc iPhone 4 ở Chi nhánh 4 của Cty CP Đầu tư Công nghệ Phương Tùng, trên đường 3-2 (Ninh Kiều, Cần Thơ). Đó là chiếc máy có số sê ri 5K147LGVA4T, nhưng “phiếu bán hàng” ghi số sê ri khác.
Mua về, bạn của ông Tường đọc số sê ri trong máy và tìm thông tin trên mạng, biết chiếc máy đã sử dụng và được trả lại cho hãng Apple trong thời gian bảo hành, thường gọi là hàng “trả bảo hành”.
Những chiếc máy đó lẽ ra bị hủy, nhưng không rõ vì lý do nào lại vào Việt Nam và trở thành hàng “nguyên kiện”.
Ông Tường trở lại Chi nhánh 4 Phương Tùng, nhân viên ghi thêm vào “phiếu bán hàng” xác nhận là “hàng xách tay”. Không thỏa mãn, ông Tường đến trụ sở Phương Tùng ở số 12, Lương Đình Của, KV1, phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) gặp ông Giám đốc Tùng và ông Phong, Trưởng phòng kinh doanh.
Hai ông thừa nhận, những chiếc máy có số sê ri mở đầu 5K là hàng “trả bảo hành”. Hai ông này xin lỗi và mời ông Tường trở lại Chi nhánh 4 để được đổi máy mới khác. Ông Tường trở lại Chi nhánh 4, các nhân viên nói, trong kho chỉ có máy có số sê ri mở đầu là… 5K.
Qua sự việc này, ông Tường muốn cảnh báo những người định mua điện thoại di động iPhone 4, cảnh giác với số sê ri 5K, nhất là những nơi có phiếu bán hàng ghi như Phương Tùng.
Theo Sáu Nghệ/tienphong.vn

Các điện thoại Nokia, HTC chạy trên nền tảng Windows Phone 8 mới nhất đã có tại thị trường Việt Nam. Nếu đang phân vân muốn lựa chọn một smartphone trong số này, bạn không nên bỏ qua bảng so sánh dưới đây .

Windows Phone 8 là nền tảng di động mới nhất vừa được Microsoft trình làng vào ngày 29/10 vừa qua. Không lâu sau đó, Nokia cùng HTC cũng đã mang những chiếc smartphone sử dụng Windows Phone 8 đầu tiên của mình tới thị trường Việt Nam.

Cả Nokia lẫn HTC đều cho ra mắt 2 phiên bản smartphone Windows Phone 8 khác nhau, gồm một phiên bản cao cấp và một phiên bản tầm trung. Với Nokia đó là bộ đôi Lumia 920 và Lumia 820, trong khi đó HTC là Windows Phone 8X và Windows Phone 8S.

Samsung cũng đã cho ra mắt chiếc smartphone sử dụng Windows Phone 8 của mình (thậm chí còn trước cả Nokia lẫn HTC), tuy nhiên hiện sản phẩm chưa xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

Nếu yêu thích nền tảng Windows Phone 8 và đang phân vân không biết nên lựa chọn một sản phẩm nào trong số 4 sản phẩm vừa được Nokia và HTC trình làng, bảng so sánh về cấu hình và giá bán dưới đây có thể hữu ích cho sự lựa chọn của bạn.

Lumia 920 và Windows Phone 8X - Bộ đôi smartphone cao cấp của Nokia và HTC

HTC Windows Phone 8X và Lumia 920 là bộ đôi smartphone Windows Phone 8 mạnh mẽ nhất hiện nay
HTC Windows Phone 8X và Lumia 920 là bộ đôi smartphone Windows Phone 8 mạnh mẽ nhất hiện nay


Lumia 920 Windows Phone 8X
Màn hình 4,5-inch 4,3-inch
Độ phân giải 1280x768 1280x720
Mật độ điểm ảnh 332ppi 342ppi
Công nghệ màn hình IPS LCD Super LCD 2
Vi xử lý Qualcomm Snapdragon S4 lõi kép 1.5GHz Qualcomm Snapdragon S4 lõi kép 1.5GHz
Vi xử lý đồ họa Qualcomm Adreno 225 Qualcomm Adreno 225
Bộ nhớ RAM 1GB 1GB
Ổ cứng lưu trữ 32GB 16GB
Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài Không Không
Khối lượng 185g 130g
Độ dày 10,7mm 10,12mm
Dung lượng pin 2000mAh 1800mAh
Camera chính 8.7 megapixel 8.0 megapixel
Camera phụ 1.3 megapixel 2.0 megapixel
Cổng kết nối microUSB microUSB
Kết nối Bluetooth 4.0, Wifi, NFC, 4G LTE Bluetooth 3.1, Wifi, 3G
Sử dụng micro-SIM
Giá bán tại Việt Nam 13.999.000 đồng 13.800.000 đồng
Lumia 820 và Windows Phone 8S - Bộ đôi smartphone tầm trung

Lumia 820 và Windows Phone 8S là lựa chọn tầm trung cho người yêu thích Windows Phone 8
Lumia 820 và Windows Phone 8S là lựa chọn tầm trung cho người yêu thích Windows Phone 8


Lumia 820 Windows Phone 8S
Màn hình 4,3-inch 4-inch
Độ phân giải 800x480 800x480
Mật độ điểm ảnh 217ppi 233ppi
Công nghệ màn hình AMOLED ClearBlack Super LCD
Vi xử lý Qualcomm Snapdragon S4 lõi kép 1.5GHz Qualcomm Snapdragon S4 lõi kép 1.0GHz
Vi xử lý đồ họa Qualcomm Adreno 225 Qualcomm Adreno 305
Bộ nhớ RAM 1GB 512MB
Ổ cứng lưu trữ 8GB 4GB
Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài Có, tối đa 32GB Có, tối đa 32GB
Khối lượng 160g 113g
Độ dày 9,9mm 10,28mm
Dung lượng pin 1650mAh 1700mAh
Camera chính 8.0 megapixel, quay video 108p 5.0 megapixel, quay video 720p
Camera phụ VGA Không có
Cổng kết nối microUSB microUSB
Kết nối Bluetooth 3.1, Wifi, NFC, 4G Bluetooth 3.1, Wifi, 3G
Sử dụng micro-SIM
Giá bán tại Việt Nam Chưa công bố 7,6 triệu đồng
Phạm Thế Quang Huy