Blog

Joe's Food Blog



Phần mềm chuyên nối file đã cắt dạng .001, .002, .003 và ngược lại (Cắt các file dung lượng lớn ra từng file nhỏ dạng .001 ,.002) rất phổ biến dành cho những người thường xuyên chia sẻ phim trên mạng.


Aunsoft FLV Player - Chương trình xem film FLV nhỏ gọnAunsoft FLV Player là phần mềm chỉ chơi duy nhất một định dạng FLV( Flash video ). Những đoạn film được lấy từ YouTube hay từ các website khác. Với Aunsoft FLV Player tốt nhất, bạn có thể dễ dàng xem các đoạn video FLV mà không cần các cộng cụ phức tạp khác. Aunsoft FLV Player hỗ trợ xem toàn màn hình, chụp hình ảnh của film ...
Aunsoft FLV Player chạy ổn định không biến dạng video hay âm thanh.
Phần mềm nhỏ gọn giao diện đơn giản dễ dàng sử dụng.
Bạn tải về tại đây  


Trước khi đọc bài viết này, bạn vui lòng trả lời 3 câu hỏi sau:
  1. Bạn có cảm thấy bứt rứt khó chịu khi một ngày không được vào Facebook?
  2. Bạn có hay rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào Facebook để mong chờ một thông báo (notification) nào đó không?
  3. Bạn có thói quen vào facebook mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi café, ăn uống?
Nếu bạn có 1 trong ba biểu hiện trên thì bạn đã mắc một chứng bệnh thế kỷ nó là “Nghiện Facebook” rồi đó!
Còn nếu bạn có cả 3 biểu hiện trên thì bệnh của bạn đã khá nặng rồi đó!  =(

Nghiện Facebook còn nguy hiểm hơn là nghiện Ma Túy

I. Nghiện Facebook

Khái niệm: Là một căn bệnh gây nghiện xuất phát từ mạng xã hội Facebook, bệnh có thể lây nhiễm trên diện rộng. Hiện nay chưa có thuốc kháng sinh đặc trị! Theo thống kê thì hiện nay có trên 500 triệu người mắc bệnh này trên toàn thế giới! Có nhiều ý kiến cho rằng Nghiện Facebook còn nguy hiểm hơn là nghiện ma túy!  :lol:
*Tiếng Anh gọi là Facebook Addiction

Triệu chứng: Ngoài 3 biểu hiện rõ rệt đã nêu trên, người nghiện Facebook còn có nhiều triệu chứng khác như: Hay thức khuya, Sút giảm trí nhớ, Có biểu hiện trầm cảm, Lười thể thao, Cuồng Like (gặp cái gì cũng like), Đi đâu, nói chuyện với ai cũng kéo sang đề tài Facebook…

II. Tác hại của bệnh Nghiện Facebook

-          Gây ảnh hưởng đến tâm lý, hay hoang tưởng, thích “tự sướng”…
-          Gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hại bao tử, hại mắt, bụng to, trĩ…
-          Đối với gia đình: Gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em…
-          Đối với xã hội: Hai điện, gây mất trật tự, xôn xao dư luận bằng việc thường xuyên lan truyền các thông tin trên Facebook…
-          Đối với công việc: Gây xao lãng, giảm năng suất

III. Phương pháp điều trị 

1. Phòng bệnh:
- Xác định rõ mục tiêu lên Facebook: Để làm gì? Được cái gì? Có ra tiền hay không?  :)
- Đặt lịch lên facebook: Đúng 20:00 lên, 21:00 out
- Đặt lịch online cụ thể; VD: quy định chỉ online 3 giờ/ngày, từ 7:00 – 8:00, 20:00-22:00.
- Tập thể dục thường xuyên
- Lên lịch xen kẽ các công việc khác không liên quan đến online: Nấu nướng, đọc sách…

2. Chữa bệnh
- Hứa với một ai đó mà mình cảm thấy quan trọng: VD: Em yêu, anh hứa sẽ không online facebook vào buổi tối & đêm khuya (80% khỏi bệnh)  :o:
- Bán hết máy tính, laptop, tablet, smartphone (90% khỏi bệnh)   :aie:
- Đăng ký lớp tập thể dục (50% khỏi bệnh)

Hy vọng bài viết vui nhưng hết sức thực tế này sẽ giúp ích cho bạn phần nào!

Theo giaiphapso
Câu trả lời của cô gái trẻ khi được đề nghị chia sẻ lời khuyên cho các bạn muốn có bản lĩnh như mình.

Bài viết được lấy từ thebox.vn




Huyền Chip: Tôi không đủ hiểu đời để dám khuyên ai
Đi đâu, làm gì, hễ cứ nhắc đến “phượt”, “du lịch bụi” là người ta lại xôn xao về câu chuyện của Huyền Chip.


Lần đầu tiên tôi gặp Huyền Chip là trong buổi tiệc ra mắt một tờ báo online. Lúc đó, Huyền vừa trở về sau chuyến đi bụi khắp 25 nước. Khuôn mặt bầu bĩnh, làn da bánh mật, nụ cười tỏa nắng, Huyền rôm rả chuyện trò cùng những vị khách nước ngoài xuất hiện trong bàn tiệc. Rồi chẳng bao lâu sau, tôi giật mình khi nghe Huyền tuyên bố ra sách. Càng ngạc nhiên hơn khi cuốn sách Xách ba lô lên và đi của Huyền vừa xuất hiện 4 ngày trên kệ sách đã bán hết 5.000 cuốn và vươn lên vị trí dẫn đầu top những cuốn sách bán chạy nhất. Đi đâu, làm gì, hễ cứ nhắc đến“phượt”, “du lịch bụi” là người ta lại xôn xao về câu chuyện của Huyền Chip.
Hồi nhỏ, tôi không liều nhưng hay nghịch dại

Một cô gái với 700 USD mà có thể đi khắp thế gian, nhiều người thắc mắc, chị sinh ra trong một gia đình thế nào mà bản lĩnh đến vậy?
Tôi sinh ra trong một gia đình khá truyền thống. Bố mẹ tôi yêu thương tôi nhưng không cưng chiều tôi. Bố mẹ tôi rất đề cao tính tự lập, từ nhỏ đã dạy tôi rằng muốn gì thì phải tự mình đạt được điều đó. Nếu tôi nhờ bố mẹ tôi việc gì, bố mẹ sẽ không bao giờ giúp khi tôi có thể tự làm được việc đó.
Tự nhận mình là cô gái “liều”, hồi nhỏ chị có liều như bây giờ không?
Lúc đấy tôi không liều nhưng hay nghịch dại. Nhớ có lần xem phim siêu nhân, thấy người ta bay tôi tin rằng con người ta có thể bay được thật. Rồi tôi tò mò muốn biết cảm giác mình bay sẽ thế nào. Thế là 6 tuổi, tôi trèo lên mái nhà, nhảy bụp xuống định tập bay. Tôi té chỏng cẳng, đau buốt khắp mình mẩy nhưng không thấy hối hận, vì nó đã giải đáp được thắc mắc lớn nhất của tôi lúc đó.
Chụp với các cô gái trong một đám cưới ở Ethiopia
Ăn bờ ngủ bụi cực khổ nhưng tôi được cái dễ thích nghi

Suốt cuộc hành trình của mình, chị đã đi bằng những phương tiện nào? Nơi nào chị nán lại lâu nhất?
Tôi đi bằng đủ loại phương tiện, có gì thì đi cái đấy thôi chị ạ. Xe buýt, xe đò, xe chở trâu bò, xe máy, xe đạp, đi nhờ xe, đi bộ, đi thuyền... Tôi đi 2 năm cơ mà chị, nhiều chuyện xảy ra lắm. Nơi tôi nán lại lâu nhất là Ấn Độ - 4 tháng, nơi tôi nán lại ngắn nhất là Brunei - 3 ngày. Brunei ở lại ngắn như thế vì nó đắt quá, tôi không trụ được. Ấn Độ ở lâu vì nó quá rộng lớn. Đây là tiểu lục địa mà, mỗi bang lại như một quốc gia riêng biệt với văn hóa khác, đồ ăn khác, ngôn ngữ khác, thậm chí con người nhìn cũng khác. Tôi ở 4 tháng mà thấy vẫn chưa thấm vào đâu. Phải ở cả năm may ra mới đi được chút đỉnh.
Với bộ tộc Bana ở Ethiopia
Đi bừa qua nhiều nước, lại không có người thân bên cạnh, những lúc đau ốm, chị làm thế nào để chăm sóc bản thân mình?
Những lúc ốm, tôi cứ ăn no ngủ đủ là sẽ tự khỏe lại còn không thì tôi may mắn có bạn đồng hành giúp đỡ. Lần ốm nặng nhất có lẽ là ở Nepal, tôi vừa bị xe đâm vừa bị ho ra máu do thời tiết lạnh quá tôi không quen. Lúc đó, tôi có quen một bạn là Asher. Bạn ấy hay đi mua đồ và nấu ăn cho tôi. Sau đó thì chúng tôi đã trở thành bạn rất thân.
Chị bảo chị là người rất kén ăn. Trong chuyến đi dài suốt 2 năm như thế, chị làm thế nào khi món ăn của nhiều nước không hợp khẩu vị?
Hồi mới đi tôi đúng là khá kén ăn, toàn kêu mọi người làm đồ ăn đúng ý mình. Đi có hai tháng mà giảm 6 cân vì không ăn được những đồ ăn nước bạn. Nhưng sau đó phần vì đói, phần vì gặp mấy người cũng đi bụi và được mọi người tẩy não lại rằng: “Ăn không chỉ là để hưởng thụ, mà còn là để trải nghiệm, muốn hiểu cuộc sống của người dân địa phương thì phải ở nơi họ ở, làm việc họ làm, ăn cái họ ăn”. Thế là, tôi bắt đầu dễ tính hơn. Dần dần, khẩu vị của mình cũng thay đổi theo. Giờ tôi ăn cái gì cũng ngon. Ngày trước tôi không ăn được như sữa tươi, cà chua sống, ngũ cốc, hạt cumin thì giờ ăn được hết.
Thế còn việc tắm rửa, sinh hoạt trong suốt cuộc hành trình thì sao? Có khi nào người chị phải “bốc mùi” vì không được tắm chưa?
Đó là chuyện thường (cười lớn). Chúng tôi đi bụi nên trải qua nhiều nơi không có nước lớn. Cũng có nơi có nước thì lại không có nhà tắm. Nhớ có lần, tôi thấy mình bẩn nhưng xung quanh không có chỗ nào để tắm. Để giải cơn thèm tắm, tôi đành nhảy xuống cái hồ gần đó rồi mặc nguyên quần áo ướt trên người, đi ra ngoài một lúc nó tự khô. Đó là chưa kể đến chỗ ngủ, không có tiền thuê nhà trọ, khách sạn tôi phải ngủ ngoài trời, bến tàu, bến xe khá nhiều. Ăn bờ ngủ bụi tuy cực khổ nhưng được cái tôi dễ thích nghi, đi nhiều, quen dần nên không còn thấy khổ nữa.
Huyền Chip gặp gỡ nhiều dân tộc trên chuyến đi
“Cái ngàn vàng” không quan trọng bằng lòng tự trọng
Lúc hết tiền chị kiếm tiền bằng cách nào để sống?
Tôi kiếm tiền bằng cách viết báo cho các tờ báo du lịch ở Việt Nam. Các tờ báo ở Việt Nam trả nhuận bút cho tôi vào tài khoản rồi tôi rút tiền thôi. Ngoài ra, công việc tôi làm lâu nhất là viết cho một trang web công nghệ Israel 6 tháng. Cái này là làm online nên làm ở đâu cũng được. Những công việc khác như hái hoa quả, làm diễn viên quần chúng, nhập dữ liệu, làm ở sòng bạc... thì họ yêu cầu tôi ở lại. Nhưng tôi làm cũng vài ngày cho đến vài tuần đến khi kiếm đủ tiền đi tiếp thì thôi.
Những chuyến đi bụi ở đất khách quê người, chuyện bị “sàm sỡ” diễn ra không ít. Chị có bị rơi vào trường hợp đó lần nào chưa?
Cũng có lần tôi suýt bị người đi đường sàm sỡ. Nhưng tôi cương quyết với họ thì họ không làm được gì.
Người ta đồn thổi rằng, để có tiền đi, đôi khi chị phải trả bằng “cái ngàn vàng” của mình?
Người ta suy đoán sao thì kệ người ta. Ai chơi với tôi rồi sẽ biết tôi là người như thế nào. Với tôi, “cái ngàn vàng” chẳng mang ý nghĩa gì cả. Cái quan trọng hơn cả với tôi là “lòng tự trọng”, và đó không phải là cái mà ai đó dễ dàng mua được của tôi đâu.
Nhiều bạn trẻ bây giờ thích du lịch nhưng không phải đến để tìm hiểu, khám phá đất nước đó mà đơn giản chỉ là tìm cách đến đó chụp vài tấm hình để chứng tỏ rằng mình đã từng ở đấy. Chị nghĩ gì về cách đi này?
Tôi chẳng nghĩ gì cả. Dạo này tôi chấp nhận nhiều hơn và đánh giá ít đi chị ạ. Mỗi người được phép đưa ra những quyết định cho chính bản thân mình. Người ta không đi giống tôi nhưng biết đâu đó lại là cách đi phù hợp với người ta.
Hiện cô đang làm giám đốc sáng tạo cho một công ty Việt Nam
Trở về Việt Nam sau chuyến đi bụi, chị không có tấm bằng đại học nào trên tay, chị có nghĩ đó là một thiệt thòi không?
Không chị ạ. Nói thật là tôi chỉ bị hỏi về vấn đề bằng đại học duy nhất lúc trả lời báo chí thôi. Còn khi đi làm, đi chơi thì chẳng ai quan tâm đến vấn đề đó cả.
Sau chuyến đi này, chị có định đi du lịch tiếp không?
Đi tiếp chứ (giọng hào hứng). Điểm đến tiếp theo của tôi là Nam Mỹ. Ăn Tết ở nhà xong tôi sẽ sang Argentina. Bởi sau mỗi chuyến đi, tôi học hỏi được và trưởng thành lên rất nhiều. Cái này không giải thích được bằng lời đâu. Người nào quen tôi từ trước chuyến đi và gặp tôi sau chuyến đi sẽ cảm nhận được điều đó. Độc giả đọc sách cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi của tôi qua từng trang sách.
Chị có lời khuyên gì dành cho các bạn trẻ Việt Nam để họ đủ bản lĩnh giống chị không?
Tôi không nghĩ là mình đã đủ hiểu đời để khuyên ai. Tôi chỉ có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình thôi nhé. Mỗi khi băn khoăn, tôi thường đặt cho mình ba câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là: “Đó có phải là điều mình thực sự muốn làm không?”. Nếu mình chỉ làm để chứng minh điều gì đó hay thỏa mãn mong muốn của ai đó thì không nên. Câu hỏi thứ hai: “Trường hợp xấu nhất xảy ra là gì?”. Câu hỏi thứ 3: “Mình có thể chấp nhận được trường hợp xấu nhất đó không?”. Nếu đó là điều tôi thực sự muốn làm và rủi ro của nó tôi có thể chấp nhận, tôi sẽ làm điều đó.
Vì sao chị lại lấy nickname cho mình là Huyền Chip?
Tôi cũng không biết sao mọi người gọi tôi như thế. Chip là tên ở nhà của tôi (cười).
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!