Blog

Joe's Food Blog
Chân dung loại này được bắt đầu bời Andrzej Dragan khoảng năm 2003-2004, Lúc Andre Dragan mới được bầu là Photo of the Week tại photo.net, mọi người ai cũng xôn xao để cố bắt trước cách xử lý Photoshop của ông ta.
Lúc đó website của Andrzej Dragan còn rất thô sơ không đẹp như bây giờ vì lúc đó chưa nổi tiếng như hiện nay, trên web của ông ta có chỉ một phần nhỏ cách làm.
Ai cũng thử  ra tay xử lý hình theo thể loại Dragan effect này, có rất nhiều người làm được khá giống Andrzej Dragan, nhưng  không ai có được một tác phẩm như của ông cả, lý do rất đơn giản xử lý ảnh chỉ là một phần nhỏ của tác phẩm, cách ông ta chụp, thần thái nhân vật do Andrzej Dragan chụp, cách setup khung cảnh, đóng một vai trò to lớn trong sự thành công của ông ta…
Và hôm nay Lý Ngộ cũng muốn gửi tới các bạn 1 Tutorial về thể loại Dragan Effect này…
Bước 1: mở stock lên (download tại đây) và nhân đôi nó lên (Ctrl + J).
Tiếp đến ta vào Filter  > Other > High Pass để thông số là 7.3 và để chế độ blend là Overlay thì ta sẽ được như hình:
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 2: Lúc này ta sẽ merge 2 layer lại với nhau (Ctrl + Shift + E) rồi ta lại nhân đôi nó lên (Ctrl + J)
Tiếp theo mở bảng Curves (Ctrl + M) rồi chỉnh thông số như hình: 
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 3: Tạo 1 layer mới (Ctrl + Shift + N), fill màu đen lên (#000000) rồi để chế độ blend là Hue , rồi để Opacity : 30% ta sẽ được như hình:
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 4: Vào Image > Mode > Lab Color (lúc này nó sẽ hiện lên 1 cái bảng , các bạn chọn Merge nhé).
Sau đó các vào mở Channels lên và chọn Lightness như hình: 
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 5: tiếp theo ta vào Filter > Sharpen > Unsharp Mask rồi chọn thông số như hình: 
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 6: Rồi ta vào Image > Mode > RGB Color.
Và vào Image > Adjustment > Hue/ Saturation > chỉnh thông số như hình. (bước thì mình có thể tùy chỉnh, nếu các bạn muốn có thêm 1 chút sắc màu cho hình của mình thì dùng Hue/ Saturation, còn muốn là hình trắng đen thì các bạn vào  Image > Adjustment > Black & white). 
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Bước 7: Tiếp theo vào Image > Adjustment > Shadow/Highlights (lúc này mình sẽ tùy chỉnh Shadow tùy theo sắc độ của hình để căn bằng cùng sáng và cùng tối của hình).
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Và đây là kết quả của chúng ta, phong cách làm ảnh Dragan :D
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
 P/s: tuy nhiên cách làm ảnh theo phong cách Dragan nó không làm cho ảnh trắng đen hoàn toàn, mà là làm trên là nó làm cho ảnh có sắc tố sậm màu nâu, nếu các bạn thích hình trắng đen thì các bạn làm thêm bước này, các bạn vào Image > Adjustment > Black & White là ta có 1 bức ảnh trắng đen khá nghệ thuật.
Dưới đây là 1 số ví dụ sau khi cho thành trắng đen:
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Làm ảnh trắng đen nghệ thuật theo phong cách Dragan
Tác phẩm này mang phong cách Dragan, chưa chuyển sang black & white
Tác phẩm này mang phong cách Dragan, chưa chuyển sang black & white
 Rất đơn giản đúng không nào? Chúc các bạn thành công 

Nguồn: vietdesigner

Do 21 diễn viên múa câm điếc thể hiện đã khiến hơn 10 vạn người xem rung động bởi sức hấp dẫn kỳ lạ.

Tiết mục Thiên thủ quan âm được bình chọn là tiết mục được khán giả cả nước yêu thích nhất.

Vượt qua ranh giới của nghệ thuật

Thiên thủ quan âm có tổng cộng 3 phiên bản. Phiên bản đầu tiên được lưu diễn tại Mỹ vào năm 2000, có 12 diễn viên. Phiên bản thứ hai với sự góp mặt của 12 diễn viên nữ và 9 diễn viên nam được biểu diễn tại Thế Vận hội Athens.

Dạ hội mừng xuân 2005 là phiên bản thứ ba, đánh dấu sự thay đổi lớn, động tác phức tạp hơn, nhịp điệu tăng nhanh hơn. Tiết mục dài 5 phút 54 giây, 21 diễn viên nhìn theo bàn tay ra dấu của 4 giáo viên để múa khớp theo nhạc.

Họ đều không nghe được tiếng nhạc, không nắm bắt được giai điệu, không có cách nào để phân biệt giữa âm thanh và im lặng nhưng bằng cảm ngộ riêng các diễn viên đã thực hiện mọi động tác một cách chuẩn xác và đầy sáng tạo.

Tiết mục kết thúc mà nhiều người xem còn chưa kịp bừng tỉnh, ngay cả tổng đạo diễn chương trình đêm đó dù đã tham dự buổi tổng duyệt vẫn không khỏi thảng thốt. Một bầu không khí tâm linh bao trùm, vượt qua ranh giới của nghệ thuật.

Thiên thủ quan âm quy tụ diễn viên 11 tỉnh thành như Thượng Hải, Phúc Kiến, Cam Túc, Cáp Nhĩ Tân... Tuổi trung bình của diễn viên khoảng trên dưới 17, người nhỏ tuổi nhất 13. Đại bộ phận khiếm thính. Cá biệt một vài trường hợp đeo máy trợ thính để có thể cảm nhận được những chấn động của âm thanh.

Đài Lệ Hoa mang lại ấn tượng tinh khiết và hoàn mĩ cho điệu múa Đài Lệ Hoa - Gương mặt xuất hiện nhiều nhất trong tiết mục - dùng tay trả lời câu hỏi của các phóng viên: “Ngay sau khi tiết mục kết thúc, khán giả đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô. Nhiều khán giả không tin chúng tôi bị câm điếc, càng không tin những diễn viên câm điếc có thể biểu diễn một cách uyển chuyển, đẹp mắt đến thế”.

Trong đợt biểu diễn này, nhóm diễn viên khiếm thính đã hạ quyết tâm rất cao. Trong phòng tập của họ dán đầy lịch tập luyện và những khẩu hiểu tự cổ vũ như “mỗi giây thêm đặc sắc, một phút không bỏ phí”.

Hàng ngày, các thành viên dậy từ 6 giờ sáng để chạy bộ, tập luyện nghiêm túc cho tới ngày biểu diễn chính thức. Nhiều khi, có diễn viên khát mà không dám uống nước, đi tiểu vì sợ ảnh hưởng đến quá trình luyện tập.

Với các giáo viên chỉ đạo múa, nhóm diễn viên vừa đáng yêu vừa đáng trọng. Chứng kiến các em vất vả nỗ lực gấp trăm lần người thường, thầy cô không khỏi đau lòng.

Họ đều hy vọng ngày càng có nhiều diễn viên tàn tật, bằng nỗ lực của bản thân khẳng định chính mình, nhận được tình cảm yêu mến quan tâm từ cộng đồng.

Câu chuyện về người vũ nữ chính.

Năm lên 2 tuổi, sau một đợt sốt cao, Đài Lệ Hoa (ĐLH) bắt đầu sống trong thế giới không âm thanh. Nhưng mãi đến năm 5 tuổi, lần đầu tiên đi nhà trẻ cùng các bạn chơi đùa, cô mới nhận ra bản thân mình không giống những người khác.

Nghe lời mẹ, cô bắt đầu học phát âm và học nói, không muốn bị những người bạn xung quanh phân biệt đối xử, vì bản thân cô vẫn có thể phát âm, không bị câm hoàn toàn.

Năm lên 7, ĐLH vào học ở trường dành cho người khuyết tật. Tới năm 15 tuổi cô mới bắt đầu học múa. Vì không nghe được, cô chỉ có thể nhìn theo tay thầy ra hiệu và bằng cảm nhận riêng của mình để múa. Cùng thời gian, ước mơ được vào đại học ngày một trỗi dậy.

Trong 3 năm liền, cô vừa đi tập, đi diễn, tối về KTX ôn bài, chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Người thường khó có thể một lúc làm tốt hai việc, với cô lại càng khó bội phần. Nhưng ĐLH đã không chùn bước, cuối cùng cô thi đỗ vào Học viện Nghệ thuật Hồ Bắc, chuyên ngành thiết kế nội thất.

Vào đại học, bất luận trên phương diện học tập hay sinh hoạt, ĐLH đều cảm thấy vô cùng lạ lẫm. Từ nhỏ tới lớn cô sống trong trường dành cho người khuyết tật, giáo viên lên lớp giảng bài dùng tay ra dấu, học sinh trao đổi với nhau cũng dùng tay ra dấu.

Giờ đột ngột thay đổi môi trường, không có bất kỳ ai biết dùng thủ ngữ, ĐLH phải chịu một áp lực vô cùng lớn. Vì không nghe được thầy giảng bài, cô chọn ngồi ở hàng ghế đầu tiên, chú ý nhìn vào hình môi thầy khi nói và bảng đen, hết tiết liền chủ động mượn vở bạn bè để bổ sung, về tới KTX ôn lại bài học.

Ngoài ra cô phải xem trước bài mới của ngày hôm sau. Cứ như thế, cuối cùng ĐLH đã có trong tay bằng cử nhân và là một trong những học sinh ưu tú của trường. Năm 2002 cô kết hôn. Hiện nay cô vừa là diễn viên múa, vừa làm công tác giảng dạy tại trường nghệ thuật của người khuyết tật.

Với một tâm hồn không mặc cảm, ĐLH và những người bạn đã thành công. Thiên thủ quan âm của họ nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng của nhà nước cũng như quốc tế. Nhiều bài báo ngợi khen họ.

Nhiều phóng sự nói về họ. Hơn hết thảy, chính họ, những con người dù khiếm thanh, khiếm thính vẫn can đảm cống hiến cho nghệ thuật, mở ra cơ hội mới cho những người tàn tật được sống lạc quan, hoà nhập với đời.


Không thể phủ nhận rằng Truyền thông xã hội đang là một trong những thứ phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Nhưng sự thực có tuyệt vời như vậy, hay chỉ là một bong bóng mới đang được hình thành?
Ai sẽ sống sót sau thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội?
Trong khi nhiều ngành hàng đang lao đao trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thì những “kẻ khổng lồ” trong ngành như Facebook, Google+ và Twitter vẫn đang tiếp tục “bành trướng”. Bên cạnh đó, vô vàn những mạng xã hội nhỏ hơn, tập trung vào các người dùng đặc biệt và cho họ nhiều quyền quản lý sự riêng tư cũng ra đời như Path (mạng xã hội chia sẻ với một nhóm bạn bè nhỏ), FamilyLeaf (mạng xã hội chia sẻ chỉ với các thành viên trong gia đình) và Pair (mạng xã hội chia sẻ theo cặp)….
Các mạng xã hội này và hàng trăm mô hình tương tự đang đáp ứng một phân khúc thị trường mà các “kẻ khổng lồ” đang bỏ lỡ. Câu hỏi là liệu các thị trường đó có đủ lớn để sinh ra doanh thu đủ để những mạng xã hội nhỏ này tồn tại hay không?
Một vài trong số đó chắc chắn sẽ thất bại. Một số khác sẽ đi theo con đường của Instagram và may mắn được một công ty lớn hơn mua lại. Một lựa chọn khác có thể xảy ra đó là mạng xã hội nhỏ đó sẽ tiếp tục phát triển để trở thành một doanh nghiệp độc lập.
Amy Bruckman, giáo sư ngành Điện toán tương tác tại Học viện công nghệ Georgia cho biết: “Trong những ngày đầu của ngành công nghiệp ô tô có hàng ngàn công ty sản xuất ô tô nhưng chỉ có một vài trong số đó tồn tại được và chúng trở thành những kẻ khổng lồ trong ngành này. Điều tương tự cũng đang xảy ra với Thời kỳ bong bóng truyền thông xã hội: sẽ chỉ có một vài kẻ thắng cuộc và vô số kẻ thua cuộc.”
Bruckman cũng cảnh báo rằng hầu hết các startup nhỏ sẽ không may mắn như Instagram. Chúng gần như đều sẽ thất bại.
Nhưng cụm từ “Bong bóng truyền thông xã hội” không chính xác để diễn tả tình hình hiện tại, theo Bruckman “Đó là sự lựa chọn sinh tồn.”

Sức ảnh hưởng của mạng lưới

Angelo Sotira, CEO của deviantART.com, nói rằng 1 tỷ USD Facebook trả cho Instagram là kết quả của khả năng tạo ra “sức ảnh hưởng cộng đồng” của Instagram.
“Tất cả các startup cùng loại đều mong muốn tạo ra được sức ảnh hưởng như thế. Instagram sẽ có 100 triệu người dùng vào cuối năm nay và bất cứ công ty nào làm được điều tương tự cũng sẽ đáng giá tỷ USD đối với Facebook, Google hay Microsoft.”
Các nhà đầu tư truyền thống thì lại không hiểu hướng suy nghĩ này và họ gán chữ “Bong bóng” lên cả ngành truyền thông xã hội.
Sotira cho biết: “Thật khó để hầu hết các nhà đầu tư hiểu điều này nên sẽ có một số vụ đầu tư ngu ngốc diễn ra trong giới chia sẻ hình ảnh vì bắt chước theo Facebook. Giá trị thật sự là ở các công ty có thể phát triển nhanh chóng và tạo ra một làn sóng ảnh hưởng đến nhiều người dùng. Nếu bạn có thể làm được điều đó thì bạn có thể nhận được tỷ USD đầu tư.”
Ngoài ra, anh còn nói thêm: “Hãy tiến tới và cố gắng như Instagram bởi nó là một viên ngọc sáng đáng giá từng đồng tiền Facebook bỏ ra.”

Facebook đủ mạnh để phạm phải vài sai lầm

Ngay cả khi Facebook “vung tay quá trán” cho Instagram thì cũng không gây nhiều thiệt hại kéo dài cho công ty này. Khi chúng tôi phỏng vấn các chuyên gia về “Bong bóng truyền thông xã hội” chúng tôi đều nghe được cụm từ “khả năng mở rộng.”
Mike Seiman, CEO của CPX Interactive, nói rằng: “Nếu Facebook có một lợi thế để làm giảm thiệt hại những sai lầm của mình thì đó chính là khả năng mở rộng vô hạn với các công ty mà nó đã thâu tóm. Mọi người không sai khi nói rằng Facebook đã hơi “hào phóng” với Instagram nhưng nếu bất cứ ai cũng có thể phát triển một ứng viên tiềm năng để trở thành Facebook thứ hai thì có lẽ Facebook là kẻ đầu tiên làm điều đó.”
Theo Action


1. Lúc phụ nữ 16 tuổi, nhất định không được lấy chồng vì lấy ai kẻ đó sẽ vào tù.

2. Khi 17 tuổi, phụ nữ đừng lo lấy chồng mà nên lo tìm trâu để bẻ gãy sừng, mặc dù sừng bẻ xong chả biết dùng làm gì.

3. Lúc 18 tuổi, phụ nữ được gọi là teen. Teen phải nhanh chóng trở thành hot girl chứ chớ dại hot chồng.

4. Khi 19 tuổi, phụ nữ thường xem phim truyền hình Hàn Quốc và phát hiện ra những ông chồng sau này đều bị ung thư. Vậy lấy làm chi cho mệt.

5. 20 tuổi, không xem phim Hàn Quốc nữa mà xem phim Mỹ. Phát hiện ra chồng phần lớn là tội phạm. Lấy sẽ ra tòa.

6. 21 tuổi chả xem phim Hàn, chả xem phim Mỹ mà xem phim Việt Nam. Bàng hoàng khi phát hiện ra lấy chồng nghĩa là sẽ có mẹ chồng. Mà mẹ chồng luôn luôn gian ác.

7. 22 tuổi, băn khoăn giữa chồng dễ thương và chồng đẹp trai. Cuối cùng không lấy ai cả.

8. 23 tuổi mê một chàng trai hát hay. Lúc sắp cưới mới ngã ngửa người khi biết phần lớn chàng hát nhép. Thế là hủy bỏ hôn nhân.

9. 24 tuổi yêu một chàng trai thông minh. Sắp cưới thì dừng lại, tự hỏi tại sao thông minh mà nghèo.

10. 25 tuổi yêu một chàng trai là con ông lớn. Sắp cưới thì tạm hoãn khi biết bạn mình yêu được một anh con ông lớn hơn.

11. 26 tuổi chả quen ai cả. Ngồi nhớ lại những mối tình học trò. Tự an ủi là tình học trò chả bao giờ thành công.

12. 26 tuổi rưỡi ngồi nhớ lại những mối tình sinh viên. Toát mồ hôi vì hồi đó suýt nữa sống thử.

13. 27 tuổi quen một anh hiền lành, gia giáo, con nhà tử tế. Định cưới thì ngần ngừ vì anh ấy không có nhà. Đó là chưa kể mấy lần đi phụ dâu cho đứa bạn, thấy cô dâu sau đám cưới đếm phong bì thường khóc.

14. 28 tuổi cương quyết lấy chồng. Nhưng đi đâu cũng gặp những đàn ông cương quyết không lấy vợ.

15. 29 tuổi gặp anh này thì chê già quá, gặp anh kia thì kêu trẻ quá. Những anh chấp nhận được thì có vợ rồi.

16. 30 tuổi quyết tâm gặp ai cũng lấy. Nhưng ai cũng bảo chỉ muốn làm bạn thôi, đừng vội vàng tiến xa hơn.

17. 31 tuổi tuyên bố hạnh phúc khi độc thân, sung sướng khi thấy bạn bè ly dị. Cười nhếch mép khi gặp những bạn trai gầy ốm ngày xưa.

18. 32 tuổi đi du lịch, học ngoại ngữ, xách cặp da. Nói tới nhân loại, đến thế giới, đến cải cách xã hội. Không nói tới chồng.

19. 33 tuổi lên chức trưởng phòng. Nhìn đàn ông nghiêm khắc. Cáu gắt với mùi thuốc lá, mùi rượu. Thích kem dưỡng da. Thích nghe nhạc Trịnh. Không thích đàn ông.

20. 34 tuổi. Ngồi bar một mình. Hút thuốc. Tự trả tiền rượu. Gặp đàn ông cười khẩy. Khuyên bạn bè ly dị chứ đừng chịu đựng.

21. 35 tuổi. Đi thẩm mỹ viện. Đẹp như hồi 18 tuổi. Yêu các chàng trai tuổi teen.

--- Lê Hoàng.
Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc, nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký", nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
 
CKMA1ACAD0EJHYCAC7ONH3CAHATLPPCABT3OQLCAZ10S08CAW8HOYXCA0WC0YCCA02NXNICAQBJOU1CAE028ETCAAE2GUVCAG7L5MBCAFQWDSLCAE7GHYQCAY1AW5TCAW9MIWACA6PNHWMCA3QA0PB


Với công dụng giúp thư giãn tinh thần và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà này. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Trà đạo không đơn thuần là  phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.
 
 
7AEF36CAFIW4NQCANKT3ZRCAN7M7Y5CABQ47LICAOHPTBACA0PYHN1CA1BC2LQCA5V9WGNCA55PVQGCA4UGWCXCAGH0AXWCAD04P9YCAOBVFV7CAFNZHYACARE377KCAV5Y5QLCAXIM8UHCAIS0UGA

Hòa - Kính - Thanh - Tịch, đây là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ " ngón tay chỉ mặt trăng". Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon".

Nghệ thuật uống trà đạo của Nhật Bản bao gồm các bước sau:

Bước 1:  Nước pha trà

IQZ9CGCA18F19NCA99LWIACAGSK170CAVWFR5WCABKCBQ4CA7HIR8NCA2OG5PYCAOHJ3QICA26M8TPCAD27JTDCAZBJ95ACAO29R6ZCA5HI3MUCA6YSI58CAE93GM0CAS41BAMCAIYH4O8CAHULPZZGVMKAJCAHKPNIPCAGGUB76CATDZI2XCAQBDP1BCAROSW5GCAY18J2VCA95XSUYCAEMUQ58CASLDOOKCAT976VECA1YE3NFCATG9GDXCA73YTY1CAMCNUCICA9ZT72DCAPX60G2CAYP6LFOCARQJJB3
 
Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình rót vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng nước đang sôi ! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 0C.
 
Bước 2:  Làm ấm dụng cụ
 
 
JGNKBFCA887945CAYXU07WCA8CBILBCAQM3A2FCAUNZXJ3CARK1F31CADTNVM8CAIQZHNZCAWA0ZX0CA25SRNZCA6OMPN9CABN9ESECAP3EHHGCAWD42XUCAMZSLNECA4NP8EYCAXUPEJQCAXWWO4WGX9VH2CAQ9SJGTCAP2PERVCA2NSCD7CAW31EI6CAE2427WCAIUOEYQCAHH0NJKCALVCP7SCABDKOKWCAFIEWF5CARGU3U0CAWAI51VCAOMUBK4CAQE1EJSCAZO5MC7CA7OX9Z8CAVV4UFUCA7PI8N2
 
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi xử dụng. Cho trà vào ấm pha trà : Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người ghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!

Bước 3:  Pha trà
 
POG89ACADQWEGRCAVY1CPLCAQX41LFCALS2E1TCA34YIG4CAVO17GMCA47UZYECAFCLIB0CABTNIVKCAV1H1H6CAATDZ83CALEQ1CMCA6VMJFZCA4B8N2FCAWEP4ICCA35YA8VCAXED2BBCATC0LLADQJL74CAO4V22BCAU157SCCAPMXAALCAD614PMCAGQAI27CAPDM4RECABEXK6TCAKVROVMCAQZHQO4CA4Z812PCA1KR2MKCAA212MGCASVENAVCAC08Q7SCAWGS15CCAPKZKRVCAB6KTFYCAE1061D
 
Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :
Lần thứ nhất: được pha với nước nóng ở khoảng 60 0C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.

Lần thứ hai:  pha với nước nóng khoảng 80 0C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. (Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà…).
 
 
35REOACA5H5I4ZCA0I2EC9CAQU2CGNCASTYD63CA2ARR8GCA0OOD1TCAW5PU2SCAG99YWECAXLYB3LCA8PFXEICAPK6WZKCA2LJ5K6CAF8Q3HXCACKYZSECAO7A6R7CA7FZH3RCAA3TV8BCAZ3PA0H
 

Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 0C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể ruôn trược tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C. Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút) , lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi. (giải thích ở phần dưới).
Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất mầu xanh đẹp của trà.
 
Bước 4:  Cách rót trà


6J0FKTCA5IZLIHCAINOOYLCAD5VJKTCA3XJ3YDCAZPXEONCA7941LKCAGZ1D2LCAU71F4HCA6SRCMDCAY6NRU2CAILA1TYCA6I4ZSMCAAAF0S9CAWS3ON3CAOZHXAKCA2B9PL3CA9TDLK0CA99WDIPOOIULFCAVJ74K6CAM2D25YCAXYC161CANXL8C4CASHXQXTCAMXISXSCAXOH2M0CARKFQI6CA3XIQ9TCA2PJNC3CAYA2HT7CAWXMUTMCA0VMX4ACA4JQTBWCAZMRZQNCA46BSL8CAI75VI1CA8DTYKV

Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên quá nhiều, tách cuối cùng rất ít, quá đậm vì thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp!). Vì vậy, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Bước 5:  Cách uống trà


2X4LCQCA3SSH1YCAOOJM06CAF05TNHCAGWKO8ACALXF8RGCAR51RXWCAUOZR21CALJXJO7CAKRTVP1CAPF2UBBCAWZXO7BCAVIR90ACAXAZ44VCASN3SA3CAHCIL5ACA2QJ93WCAED7J15CALS1O6Q4YJOV3CAPT9XVICA1M8DPDCA28F993CAHOS85SCA82LLBOCAF2RY7SCADUHFH2CAV3W2WZCA0I4F90CAX124J3CAJIASW1CA20OCQ5CASEW66GCA4BPCC5CAIXGH26CA4JYEE3CAX8VIC4CAATRJ3M
 

Khi uống trà xanh Nhật bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống ). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.
 
Còn nhớ khi hồi đầu mới yêu nhau, ngày đầu tiên anh vừa mua điện thoại di động thì cũng là lúc nhận được tin nhắn đầu tiên của cô: "Em nhớ anh!" Đây cũng lần đầu họ liên lạc bằng tin nhắn điện thoại với nhau.

Khi đó, anh mân mê đọc lại ba chữ đó không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần đọc, trái tim anh trào lên một cảm xúc rung động ngọt ngào vô cùng. Cả một thời gian dài sau đó anh cũng không nỡ xóa tin nhắn đầu tiên đó của cô.

Hồi ấy cô và anh học đại học ở hai nơi cách xa nhau, những lần gặp gỡ chỉ ngắn ngủi trong giây lát, còn khoảng thời gian phải xa nhau lại dài dằng dặc. Và khi đó, những tin nhắn qua điện thoại đã trở thành một cầu nối tình yêu không thể thiếu giữa hai người, chúng đã gắn hai trái tim yêu thương nhung nhớ được xích lại gần nhau, và cùng cảm nhận được thấy sự tồn tại của nhau.

Còn nhớ một buổi tối, cô và anh đã hẹn nhau thời gian nhắn tin nói chuyện, nhưng sau khi rất nhiều tin nhắn anh gửi đi cho cô đều không thấy có hồi âm trở lại, anh lo lắng gọi điện cho cô thì không có ai nhấc máy. Anh hoảng hốt khi nghĩ đến chuyện gì xảy ra cho cô liền cuống quýt vơ vội một cái áo khoác lên người rồi nhảy chuyến tàu đêm ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ để đến nơi cô học. Hóa ra khi ấy cô đi học về mệt quá nên ngủ thiếp đi quên mất cuộc hẹn với anh.

Nhìn thấy cô đứng trước mặt vẫn khỏe mạnh an toàn, anh thở phào nhẹ nhõm ôm chầm cô vào lòng. Còn cô lúc đó cũng bật khóc vì xúc động...

Sau khi tốt nghiệp anh và cô kết hôn và có một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Họ vẫn dùng nhắn tin cho nhau để thuận tiện liên lạc nhưng những tin nhắn đã bị đơn giản đi rất nhiều: "Em đang ở đâu thế?" "Em đang trên xe buýt". "Bao giờ anh về đến nhà?" "10 phút nữa".

Sau này trong điện thoại của anh cũng dần có thêm rất nhiều tin nhắn của bạn bè đồng nghiệp, và những tin nhắn của cô cũng nhanh chóng bị anh xóa đi đầu tiên để thay thế bằng những tin nhắn mới.

Cứ thế 5 năm trôi qua, tình yêu giữa hai người cùng phai nhạt dần trước những lo toan của cuộc sống. Anh cảm thấy cô không còn đáng yêu hấp dẫn như ngày xưa nữa, và không cảm nhận thấy những rung động nhung nhớ như trước đây khi họ yêu nhau. Và rồi một cô gái tên Như đã bước vào cuộc sống của anh từ đấy.

Anh tìm được tình yêu ở Như, tìm được cảm giác tình yêu đã bị đánh mất. Như yêu anh và chiều chuộng anh hết mực. Mối quan hệ của họ ngày càng trở nên sâu nặng. Ngoài thời gian ở nhà, bên ngoài anh vẫn âm thầm qua lại quan hệ với Như, anh nghĩ rằng Như mới chính là người yêu anh và hiểu anh nhất...

Một buổi tối như thường lệ, sau khi vui vẻ bên Như, anh lái xe về nhà. Trên đường về, chợt anh nảy ra một ý nghĩ, anh muốn thử tình cảm của Như xem tình yêu cô dành cho anh nhiều như thế nào, có nhiều như cô vẫn nói với anh không?

Nghĩ vậy anh dừng xe và gửi cho Như một tin nhắn: "Xe anh bị đâm trên đường. Anh đang ở... Em đến ngay nhé!" Sau đó anh ngồi trên xe chờ đợi. Một tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không thấy Như đến, cũng như chẳng có bất cứ liên lạc gì từ phía cô. Anh lại nhắn lại thêm một lần nữa. Nhưng chờ một lúc vẫn không thấy có bất cứ động tĩnh gì. Anh giận dữ nổ máy quyết định bỏ về nhà.

Đúng lúc đó từ đằng xa có một chiếc taxi lao vút đến và thắng gấp ngay sát bên cạnh xe anh. Từ trong xe một người phụ nữ vẫn còn đang mặc bộ áo ngủ xộc xệch lao ra khỏi xe hốt hoảng chạy lại. Thật bất ngờ đó chính là vợ anh.

Anh giật mình vội vàng kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên anh gửi cho Như thì không sai. Nhưng tin nhắn thứ hai anh lại gửi nhầm cho vợ mình.

Chưa hết ngỡ ngàng thì vợ anh đã lao đến chỗ anh, không ngừng đập vào cửa kính gọi anh. Giọng cô lạc đi: "Anh... Sao vậy? Anh có sao không? Anh không làm sao chứ?" Anh mở cửa xe và ôm choàng vợ vào lòng, giọng anh nghẹn lại: "Không sao, anh không sao, chỉ là va chạm nhỏ thôi". Anh vừa nói vừa dịu dàng hôn lên trán cô, người cô vẫn còn chưa hết run rẩy.

Anh xót xa ôm cô chặt trong tay, mắt rơm rớm vì xúc động. Anh vô cùng hối hận vì những ham muốn nông nổi của mình mà đã phản bội cô, và thầm cảm ơn tin nhắn gửi nhầm đó đã giúp anh hiểu ra ai là người yêu anh nhất..
♥ ♥





Em à, viết lên trán mình một chữ "Tự" em nhé. Tự yêu thương, tự hạnh phúc, tự trân trọng nghe em...!!!

Này em....! Em ạ, đừng so vai, co ro giữa trời lạnh giá. Cũng đừng ước ao một bàn tay lạ. Cuộc sống chẳng gì là vĩnh viễn đâu em, ước ao chi hơi ấm của một ai, đặt trong tay mình một chữ " Tự" em nhé. Tự sưởi ấm mình, tự nắm lấy bàn tay...cứ thế nhé, em sẽ không sợ một ngày ai đó buông tay mình đâu.

Này em...!

Bố mẹ nuôi em lớn, bố mẹ hy sinh tất cả cho em. Nhưng em ạ, những nhận thức rõ ràng nhất trong cuộc đời em lại giành cho một thằng con trai xa lạ. Bao đêm em khóc lóc, mất ngủ vì những điều ngớ ngẩn mà lũ con trai gây ra. Em nhận ra mái tóc của người ấy ngắn đi 1cm, nhưng sao em không nhận ra tóc bố mình thêm bao sợi bạc. Em nhìn ra người ta bớt đẹp trai bởi cái mụn trên mặt...mà sao em không thấy mắt mẹ hằn thêm mấy nếp nhăn. Em à, sao lại vô tâm với thương yêu!

Này em...!

Ngày em vật vã, bỏ ăn vì tan vỡ cuộc tình đầu, em có thấy mẹ nhìn em lo lắng thế nào không. Ngày bé mỗi lần em bỏ ăn là mỗi lần mẹ mất ngủ. Mẹ mong em lớn từng ngày để trưởng thành, để bớt trẻ con, để mẹ không còn phải mất ngủ đêm đêm. Thế mà khi lớn lên, sao em lại làm mẹ mỏi mệt vì một thằng con trai xa lạ. Em à, đừng để ai đó phải mệt mỏi vì yêu thương mình em nhé!

Này em...!

Em đã bao lần băn khoăn không biết chọn gì cho người ta trong ngày sinh nhật, đã nằng nặc bắt mẹ dậy đan len rồi hì hụi cả tuần để đan cho người ta một cái khăn...Thế mà em....nhầm lẫn hay là quên mất mà chúc mừng sinh nhật mẹ muộn một tháng. Thế mà em, thức cả đêm để đan nốt cái khăn nhưng không nhận ra mắt mẹ nhìn em xa xăm lắm. Có lẽ mẹ cũng mong được em yêu thương như cái người dưng kia lắm. Em à, đừng lạnh nhạt với yêu thương!

Này em...!

Em có nhớ khi lần đầu tiên vấp ngã, ai là người đã nâng em dậy không? Chắc chắn không phải những người dưng em vẫn gọi là " người yêu " đúng không?Em có nhớ khi em hoang mang, khi em chênh vênh, khi em lạc giữa con đường một chiều chen chúc xe cộ, ai là người chỉ đường cho em ra, ai là người vỗ về an ủi em ...vẫn không phải là những " người yêu " của em đúng không? Ừ, mới đây thôi khi em gặp tai nạn, những người dưng ấy hỏi han em được câu nào không? Những người dưng ấy an ủi em được câu nào cho bớt đau không? Có người dưng nào tự nguyện đưa đón em đi làm không? Chẳng ai phải không em.

Chỉ có chị gái em, dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng, rồi chở em đi làm, đón em về phải ko? Có anh rể em, tối tối lấy nước muối, ô xi già rửa vết thương rồi băng bó cẩn thận cho em phải ko? Có chị dâu em lo lắng hỏi thăm chân hết đau chưa, xót xa mỗi lần cháu em vô tình chạm vào vết đau ..." con không thương cô àh " phải ko? Có mẹ em lo lắng, nhắc nhở đi lại cẩn thận, có bố em chau mày thở dài ...xe cộ...đi lại bây giờ không an toàn chút nào...Đấy em thấy rồi phải không? Chẳng ai yêu thương em như gia đình mình đâu, vậy thì em ah, sao có lúc em lại quên điều đó mà đi trông chờ vào những điều xa lạ hả em...!

Này em...!

Em nhìn lại mình đi nào. Xòe tay ra đi em, em có gì nào? Nhan sắc đủ dùng, trí thông minh không quá tệ, một tương lai không quá tối tăm, một gia đình luôn yêu thương, một nơi để quay về bất cứ lúc nào...Thế đấy em. Em thấy mình giầu có chứ, vậy thì em à, đừng trông mong hạnh phúc từ những điều xa lạ, đừng hy vọng tương lai từ những người dưng vô tâm. Và cũng đừng trao hết mọi thứ cho những người đi ngang cuộc đời em.

Em à, đừng để cuộc đời mình trôi qua như một cái chớp mắt. Nắm lấy nó thật chặt em nhé. Vì còn nhiều người yêu thương em lắm, vì còn nhiều người cần em lắm. Đừng hy vọng và trông chờ quá nhiều từ những người dưng khác họ em nhé. Bởi em xứng đáng được yêu thương, nâng niu và trân trọng.

Em à, viết lên trán mình một chữ " Tự " em nhé. Tự yêu thương, tự hạnh phúc, tự trân trọng nghe em !
...

Em vẫn chênh vênh đi về, chỉ có điều bây giờ em đã biết thực tế hơn. Em biết yêu thương và không làm những người yêu thương mình phải đau nữa.


(st)








Trong cuộc đời người phụ nữ, điều khó tránh nhất là chữ TÌNH.

Trong một buổi sáng Hà Nội trong trẻo sau cơn mưa, tôi thức dậy, soi gương gỡ từng lọn tóc rối, ngắm nhìn gương mặt mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng; và nhìn sâu vào trái tim mình tự hỏi.. tôi đã từng thật lòng yêu ai chưa, khi mà tất cả những thứ tôi từng gọi là tình yêu ấy nay nhạt nhòa như chưa từng tồn tại .


Cuối cùng tôi cũng hiểu được rằng bình yên không phải là những tiếng cười, không phải những lúc ăn no ngủ say hay diện quần áo đẹp bước đi cùng một chàng trai bóng sáng trên phố. Mà chính là những ngày tháng có vẻ như nhạt nhẽo này, tôi thức thâu đêm xem một bộ phim dài tập, nằm dài trên giường trùm chăn ngủ đến quá trưa, không ăn đúng bữa, không tập thể dục giữ dáng, không chán chường khi nhìn gương mặt tiều tụy hay béo phì của mình trong gương.

Nhưng mỗi khi tôi nhận thấy mình tăng cân là tôi hiểu cuộc sống không thể thoải mái như thế nữa. Hằng ngày phải trèo lên bục tập với một quyết tâm to lớn: Chúng nó đẹp, mình phải đẹp hơn chúng nó . =))

Tất nhiên sắc đẹp trong cuộc đời này là chuyện phù du. Và không có thước đo nào chính xác. Muốn đứng bên một người đàn ông, không thể chỉ dựa vào nhan sắc . Nhưng vượt qua mức trung bình vẫn hơn.

Bộ phim mà tôi vừa xem khiến tôi có suy nghĩ rằng chưa có điều gì trong cuộc đời tôi đáng gọi là tình yêu cả. Tất cả, chỉ như những cuộc gặp, đến đi cho người ta cảm giác thêm trưởng thành mà thôi!

Nếu là tình yêu, tôi không thể nào nông cạn và ích kỉ như thế .
Nếu là tình yêu, tôi không thể nào dễ dàng buông bỏ như thế .

Và nếu là tình yêu, sao con người ta có thể mau chóng lãng quên nhau như vậy được. Vậy thì tình yêu của tôi ở đâu? Hay chính là ở nơi mà tôi không thể tìm thấy được.. vì bản thân chưa từng hết lòng hết dạ với một ai.

Tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi lời của một anh bạn đã 45 tuổi nói với tôi rằng “vì em chưa từng yêu ai hết lòng nên em mới không thấy người ta đối với mình như vậy”. Tôi cứ tưởng rằng mình đã từng yêu đương cuồng nhiệt lắm, đến cuối cùng mới nhận ra mình đã biểu hiện thật tệ. Hóa ra tôi đối với người khác cũng phũ phàng và tệ bạc không kém mấy vai nữ phản trong phim là bao .


Ai chẳng biết bí quyết để giữ gìn một mối qua hệ là giữ lại một hai bí mật, là “gần mà như xa, kính nhau như khách”, là đuổi bắt nhau một đời… Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù là đến bên nhau theo cách nào thì tình cảm vẫn phải là thật . Một người đối với mình như thế nào, tự mình cảm nhận được, đâu cần người khác chỉ bảo ..

Ai chẳng biết là người ấy thích tôi, tán tôi, thậm chí là.. bẫy tôi. Nhưng tôi nhìn thấy sự chân thành trong ấy, tôi nhìn thấy niềm tin, tôi nhìn thấy gương mặt đầy xúc động, đôi mắt đẫm lệ nhưng miệng vẫn nhoẻn nụ cười của mình khi nghĩ về anh ấy.

Thế gian này rất rộng, cũng có rất nhiều người tốt.. nhưng không không phải lòng tốt nào cũng được chấp nhận .

Và dẫu lòng người khó đoán, dẫu là dối lừa.. em nhất định chấp nhận để anh lừa em cả đời . :)



Trong cuộc đời người phụ nữ, điều khó tránh nhất là chữ TÌNH.

Trong một buổi sáng Hà Nội trong trẻo sau cơn mưa, tôi thức dậy, soi gương gỡ từng lọn tóc rối, ngắm nhìn gương mặt mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng; và nhìn sâu vào trái tim mình tự hỏi.. tôi đã từng thật lòng yêu ai chưa, khi mà tất cả những thứ tôi từng gọi là tình yêu ấy nay nhạt nhòa như chưa từng tồn tại .


Cuối cùng tôi cũng hiểu được rằng bình yên không phải là những tiếng cười, không phải những lúc ăn no ngủ say hay diện quần áo đẹp bước đi cùng một chàng trai bóng sáng trên phố. Mà chính là những ngày tháng có vẻ như nhạt nhẽo này, tôi thức thâu đêm xem một bộ phim dài tập, nằm dài trên giường trùm chăn ngủ đến quá trưa, không ăn đúng bữa, không tập thể dục giữ dáng, không chán chường khi nhìn gương mặt tiều tụy hay béo phì của mình trong gương.

Nhưng mỗi khi tôi nhận thấy mình tăng cân là tôi hiểu cuộc sống không thể thoải mái như thế nữa. Hằng ngày phải trèo lên bục tập với một quyết tâm to lớn: Chúng nó đẹp, mình phải đẹp hơn chúng nó . =))

Tất nhiên sắc đẹp trong cuộc đời này là chuyện phù du. Và không có thước đo nào chính xác. Muốn đứng bên một người đàn ông, không thể chỉ dựa vào nhan sắc . Nhưng vượt qua mức trung bình vẫn hơn.

Bộ phim mà tôi vừa xem khiến tôi có suy nghĩ rằng chưa có điều gì trong cuộc đời tôi đáng gọi là tình yêu cả. Tất cả, chỉ như những cuộc gặp, đến đi cho người ta cảm giác thêm trưởng thành mà thôi!

Nếu là tình yêu, tôi không thể nào nông cạn và ích kỉ như thế .
Nếu là tình yêu, tôi không thể nào dễ dàng buông bỏ như thế .

Và nếu là tình yêu, sao con người ta có thể mau chóng lãng quên nhau như vậy được. Vậy thì tình yêu của tôi ở đâu? Hay chính là ở nơi mà tôi không thể tìm thấy được.. vì bản thân chưa từng hết lòng hết dạ với một ai.

Tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi lời của một anh bạn đã 45 tuổi nói với tôi rằng “vì em chưa từng yêu ai hết lòng nên em mới không thấy người ta đối với mình như vậy”. Tôi cứ tưởng rằng mình đã từng yêu đương cuồng nhiệt lắm, đến cuối cùng mới nhận ra mình đã biểu hiện thật tệ. Hóa ra tôi đối với người khác cũng phũ phàng và tệ bạc không kém mấy vai nữ phản trong phim là bao .


Ai chẳng biết bí quyết để giữ gìn một mối qua hệ là giữ lại một hai bí mật, là “gần mà như xa, kính nhau như khách”, là đuổi bắt nhau một đời… Nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù là đến bên nhau theo cách nào thì tình cảm vẫn phải là thật . Một người đối với mình như thế nào, tự mình cảm nhận được, đâu cần người khác chỉ bảo ..

Ai chẳng biết là người ấy thích tôi, tán tôi, thậm chí là.. bẫy tôi. Nhưng tôi nhìn thấy sự chân thành trong ấy, tôi nhìn thấy niềm tin, tôi nhìn thấy gương mặt đầy xúc động, đôi mắt đẫm lệ nhưng miệng vẫn nhoẻn nụ cười của mình khi nghĩ về anh ấy.

Thế gian này rất rộng, cũng có rất nhiều người tốt.. nhưng không không phải lòng tốt nào cũng được chấp nhận .

Và dẫu lòng người khó đoán, dẫu là dối lừa.. em nhất định chấp nhận để anh lừa em cả đời . :)
Cũng là một phong cách nội thất, trường phái “tối giản” (Minimalism) là một trong những trường phái trang trí nội thất đã và đang thịnh hành ở giai đoạn cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21.
“Phong cách tối giản hay Phong cách tối thiểu (tiếng Anh: Minimalism, tiếng Pháp: Minimalisme) thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác  và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Khái niệm này dần dần được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và Terry Riley Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm.”
Trường phái này hiện tại đang cực thịnh ở châu Âu, cái nôi của trang trí nội thất. Minimalism ảnh hưởng rất mạnh đến xu hướng trang trí nội thất tại các nước Bắc Âu trong những năm cuối thập kỷ 90 cho đến hiện nay, và có ảnh hưởng khá lớn ở châu Mỹ. Ở châu Á, Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách hiện đại tinh tế này, và ta có thể tìm thấy âm hưởng của trường phái minimalism trong hầu hết các công trình kiến trúc Nhật đương đại lẫn truyền thống.

Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn

Phong cách Minimalism

Căn phòng của công ty British American Tobacco tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nếu lấy ra bớt bàn ghế bố trí khá dày đặc thì đây là điển hình trong việc áp dụng phong cách Minimalism vào thiết kế văn phòng. tường trắng làm nổi bật các thành phần trang trí khác
 
 
 
 
  Phong cách “tối giản” đúng như tên gọi của nó, chú trọng việc giảm thiểu đến tối đa việc trang trí trong không gian nội thất.
Đi ngược lại các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp, phong cách này hướng đến việc loại bỏ các vật dụng thừa thãi nhằm giữ lại một không gian trống hoàn hảo.
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như phong cách thiết kế và trang trí Nhật Bản, đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết lý “ít hơn có nghĩa là nhiều hơn – less is more (*)”, việc trang trí nội thất theo phong cách minimalism hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới.
Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng này chính là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi.

Hạn chế là nguyên tắc chính

Phong cách MinimalismViệc hạn chế sử dụng đồ đạc không có nghĩa là tạo ra không gian lạnh lẽo, buồn chán. nếu bố trí hợp lý, chọn lọc vật liệu nội thất theo phong cách minimalism sẽ có tổng thể tuy đơn giản nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ
 
 
 
 
Cũng như các phong cách nội thất khác, phong cách minimalism cũng có những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt với các phong cách khác.
Nguyên tắc chủ đạo của phong cách này được gói gọn trong hai chữ “hạn chế”. Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều đồ đạc trong nội thất, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này.
Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách minimalism: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng.
Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau. Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong cách minimalism như một phông nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn.

Dùng ánh sáng làm… nội thất


Trong nội thất thiết kế theo phong cách minimalism, ánh sáng là một thành phần rất quan trọng của tổng thể trang trí chung, nhằm tạo ra các hiệu ứng bóng đổ phong phú – Ảnh: Tạp chí kiến trúc JA-summer
 
 
 
 
Do hạn chế sử dụng màu sắc trong nội thất, ánh sáng trong phong cách minimalism được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác.
Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, bông gió trên tường hay thậm chí xuyên qua các tàng cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước. Ánh sáng nhân tạo được chọn lọc một cách cẩn thận để nhấn mạnh được hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.
Về phần mình, các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế (furniture) được sử dụng ở mức độ tối giản, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng. Bàn ghế trong nội thất theo phong cách minimalism đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong.

Một phong cách sống phù hợp

Phong cách minimalism được áp dụng trong thiết kế nội thất văn phòng một cách dễ dàng. Không gian làm việc thường được yêu cầu sắp xếp và bố trí gọn gàng, đồng thời vẫn đáp ứng được công năng sử dụng một cách tốt nhất. Điều này phù hợp với các tiêu chí của trường phái minimalism. Và mặc dù đa số các văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo là nguồn chiếu sáng chính, càng về sau này xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên ngày càng được phổ biến.
Việc bố trí một không gian văn phòng gọn gàng, bố trí đẹp mắt, tràn ngập ánh sáng tự nhiên có thể làm tăng sự nhiệt tình và cổ động tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài ra, việc sử dụng có chọn lọc và hạn chế các vật liệu ốp lát trong nội thất văn phòng cùng với các khu bàn ghế làm việc mang hình dáng đơn giản cũng tạo nên không khí thanh lịch không kém phần sang trọng mà đa số các văn phòng làm việc đều hướng đến



Nội thất của các căn hộ ở khu tập thể khu Đại học Hà Nội (thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư Nhật) tràn ngập ánh sáng trên một tông nền trắng. Các đồ đạc trang trí được lựa chọn cẩn thận nhằm đạt được hiệu quả trang trí cao nhất – Ảnh: Tạp chí kiến trúc JA-winter

Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc, minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết, phong cách này thật sự không thích hợp với những người thích sưu tầm và những người thích chi tiết, thích trang hoàng phức tạp, hay đơn giản hơn là những người không thích loại bỏ những tiểu tiết. Ngược lại, những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng thì tìm được trong phong cách này những gì mà họ tâm đắc nhất.
Người châu Âu sau một thời gian dài say mê với các chi tiết cầu kỳ, hoa văn phức tạp lại quay sang đi tìm cái đẹp trong sự đơn giản. Với nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng lớn và mật độ dân số ngày càng tăng, một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng trở thành điều mà mọi người mơ ước. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao phong cách này lại đạt được ảnh hưởng và thành công lớn như thế trong trang trí nội thất nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung tại châu lục này.
Platon, nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã nói: “Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”. Người viết tin rằng khi bạn đứng trong một không gian nội thất được thiết kế tốt theo phong cách minimalism bạn sẽ cảm nhận được điều này một cách rõ ràng nhất.
Theo KTS NGÔ CAO NGỌC ANH – Kiến trúc&Đời sống
(*) Phương châm thiết kế của KTS người Đức Ludwig Mies Van Der Rohe, người khởi xướng nên trường phái minimalism.
 http://diaoc.tuoitre.vn/
Một ngôi nhà được xây mới hoàn toàn trên một khu phố hiện đại của thủ đô Argentina, Buenos Aires. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn tìm được rất nhiều điểm tương đồng giữa căn nhà này với những ngôi nhà ở khu đô thị mới của Hà Nội. Cũng với khí hậu nhiệt đới, không gian mở để đón gió và ánh sáng ngập tràn.
NTO - Ngôi nhà theo phong cách tối giản
Chủ nhân của ngôi nhà, cặp vợ chồng nghệ sĩ trẻ, đã lựa chọn phong cách tối giản (minimalism) cho ngôi nhà của mình, một điều cũng dễ hiểu vì phong cách này được giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ của những nước đang phát triển tôn sùng vì những nét đẹp mạnh mẽ, hiện đại của nó. Những cánh cửa kính lớn lặp lại trong tất cả các căn phòng của ngôi nhà, một phần có được là nhờ an ninh tốt của cả khu vực.
NTO - Ngôi nhà theo phong cách tối giản
Những cánh cửa kính lớn từ cả hai phía khiến cho phòng khách hầu như cần rất ít đến ánh sáng nhân tạo suốt cả ngày, cả khu thư phòng kiêm phòng làm việc phía trong cũng thế. Có được điều này một phần cũng còn nhờ đến không gian thoáng đãng xung quanh, một phần còn thiếu ở nhà phố tại các khu đô thị mới của Hà Nội. Điểm nhấn của phòng khách không phải là bộ sofa khung inox hiện đại mà là bức tường gạch mộc bên cạnh.
Bằng việc tích hợp một chiếc lò sưởi hiện đại xinh xắn và một mảng tường trắng dùng gắn LCD (thiết bị nghe nhìn này hiện vẫn còn chờ đầu tư tiếp), bức tường trông như một bức tranh ấn tượng khổ lớn chỉ với hai màu tương phản đen và trắng. Bộ sofa với gam màu ấm cúng như muốn mang lại sự bình yên cho căn phòng sinh hoạt chính của ngôi nhà.
NTO - Ngôi nhà theo phong cách tối giản
Không gian khu làm việc được liên thông với phòng khách, chỉ được ngăn ước lệ bằng một chiếc tủ thấp cùng với một chiếc một chiếc bình phong đơn giản bằng lưới. Một không gian hiện đại với ánh sáng luôn ngập tràn sẽ là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của người nghệ sĩ trẻ. Phòng ngủ được chủ nhân thể hiện cá tính qua những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phía đầu giường, còn phòng tắm được nới rộng không gian bằng thủ pháp dùng gương để đánh lừa thị giác.
NTO - Ngôi nhà theo phong cách tối giản
Ngoài việc thông thoáng và sáng sủa như những phòng khác trong nhà, căn bếp này còn tạo được sự chú ý nhờ vào sự đặc biệt của sàn nhà. Làm bằng lọai đá granito đặc biệt với những viên sỏi tròn trắng xen với nền đen tương phản, thêm một kiệt tác nghệ thuật nữa cho một căn nhà vốn đã có đầy những tác phẩm độc đáo. Nối giữa phòng khách và nhà bếp là một kiệt tác tuyệt vời của sự kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay sáng tạo của con người: một vườn cây nằm giữa nhà được che bốn bên bằng vách kính. Một terrarium độc đáo bởi những chiếc cây trong đó hoàn toàn là cây tự nhiên, được trồng xuống đất nền chứ không phải trong chậu.
Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Argentina
(NTO.vn tổng hợp)
Thông báo 20.10.02


Bàn tròn Talawas "Mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu?"


Song song với diễn đàn "Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đang ở đâu?"đang chạy trên Talawas, chúng tôi tổ chức một thảo luận bàn tròn với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, phê bình, nghệ sĩ và kinh doanh trong và ngoài nước để tiếp tục soi sáng những khía cạnh khác nhau xung quanh chủ đề này. Sau đây, Talawas xin trân trọng giới thiệu các thành viên bàn tròn:

Đào Mai Trang (Việt Nam), * 1976
Biên tập viên phụ trách Mỹ thuật đương đại của tạp chí Văn hoá-Nghệ thuật, Hà Nội. Tốt nghiệp ngành Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc)
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn học, âm nhạc, sân khấu và nghệ thuật tạo hình. Tuyển chọn, tổ chức và giới thiệu các triển lãm nhiếp ảnh, hội hoạ và điêu khắc tại Sydney, Úc. Viết và công bố một số tiểu luận nghiên cứu và phê bình về nghệ thuật tạo hình.

Hussfeld, Birgit (Đức)
Thạc sĩ ngành nhân học, tốt nghiệp Trung Quốc học và Việt học, làm việc nhiều năm tại Việt Nam, là tác giả của nhiều bài viết về văn học và nghệ thuật Việt Nam đương đại và một cuốn sách về tranh áp phích Việt Nam.

Izu, Kaomi(Nhật), * 1960
Chuyên viên tư vấn phát triển thị trường mỹ thuật. Làm việc cho một số gallery tại Nhật và Mỹ.

Kraevskaia, Natalie (Nga, Việt Nam)
Tiến sĩ ngôn ngữ học. Nghiên cứu và phê bình mỹ thuật. Giám đốc phòng tranh Salon Natasha tại Hà Nội. Tổ chức các triển lãm mỹ thuật đương đại Việt Nam tại Việt Nam và nước ngoài. Viết bài cho các báo Asian Art News, Art Asia Pacific, Focas, etc.

Nguyên Hưng (Việt Nam), * 1962
Chuyên viết phê bình mỹ thuật trên "Sài Gòn Giải phóng thứ Báy".
Sách đã và sẽ xuất bản: "Hoạ sĩ, kẻ sáng tạo nên mình" (NXB Mỹ thuật, 2002); "Mỹ thuật Việt Nam ngày nay" (2003).
Website: www.hcm.fpt.vn/visualart

Nguyễn Đại Giang (Canada), * 1944
Họa sĩ. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Đại học Mỹ thuật Moscou. Từ 1992 định cư tại Mỹ, sau 7 năm tù tại Hà Nội do vượt biên. Sáng lập chủ nghĩa upsidedownism. Giải ba cuộc thi tranh quốc tế Seattle 1995; giải ba cuộc thi tranh quốc tế Thụy Điển "Những họa sĩ tài năng nhất" 1997; được đưa vào sách "500 founders of the 21st century" năm 2000. Danh hiệu "emerging artist" của vùng Tây Bắc Mỹ, 2001.

Nguyễn Như Huy (Việt Nam), * 1971
Hoạ sĩ. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 1996. Một số triển lãm chung và cá nhân. Viết về mỹ thuật và phỏng vấn họa sĩ, đăng trên báo "Văn hoá và Thể thao".

Radulovic, Veronika (Đức)
Nghệ sĩ. Giảng viên được mời của DAAD (tổ chức trao đổi hàn lâm của Đức) tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Một số triển lãm chung tại Hà Nội. Tổ chức trao đổi các nghệ sĩ Đức sang Việt Nam.
Thiết kế triển lãm "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam" tại Bảo tàng Nghệ thuật sơn mài Münster (1995). Đồng thiết kế triển lãm "Gặp Việt Nam", Berlin (1998). Các dự án với Viện Goethe, Hà Nội. Làm việc tại Singapore và Đại học Mỹ thuật Lahthi, Phần Lan.
Website: www.galeriekruse.de

Taylor, Nora (Mỹ)
Giáo sư lịch sử mỹ thuật Đông Nam Á. Ph.D của trường Đại học Cornell về hội họa Hà Nội 1925-1995. Dự án nghiên cứu hiện nay: "The Globalization of Vietnamese Art". Sắp xuất bản: "Painter in Hanoi: Colonial Subjects to Global Objects" (University of Hawaii Press, 2003).

Ngôn ngữ dùng trong bàn tròn là tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai đều đuợc đăng trên trang của Talawas như thường lệ: ở cuối bản tiếng Việt có chỉ dẫn vào bản tiếng Anh.
Nhóm phiên dịch của bàn tròn gồm: Dương Tường, Đào Tuấn, Đinh Linh, Hoàng Ngọc-Tuấn, Lê Trọng Phương, Mai Chi, Nguyễn Đăng Thường, Tôn Thất Quỳnh Du, Trịnh Hữu Tuệ, Võ Tấn Phong sẽ giúp cho việc trao đổi giữa hai ngôn ngữ được hoàn toàn dễ dàng.

Người điều phối và dẫn chương trình: Mai Chi (Talawas).

Các tranh luận của bàn tròn sẽ được cập nhật thường xuyên trên Talawas để bạn đọc có thể theo dõi kịp thời. Các câu hỏi, ý kiến bổ xung, đóng góp từ phía bạn đọc (gửi tới địa chỉ tòa soạn), cũng sẽ được chúng tôi chuyển ngay tới các thành viên của bàn tròn. Như vậy, hy vọng chúng ta sẽ có được một sự trao đổi sinh động và phong phú giữa "diễn giả" và "cử tọa".

Chúc các bạn có nhiều lý thú với bàn tròn.
Talawas






(Bài được xếp theo thứ tự thời gian)

Mai Chi: Xin chào các anh chị đến với bàn tròn Talawas với chủ đề “Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đang ở đâu?”. Chúng ta muốn xem xét và soi sáng những khía cạnh khác nhau liên quan tới mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Lịch sử, tiềm năng, những vấn đề, môi trường xã hội và chính trị, chính sách văn hoá, môi trường đào tạo và bảo trợ, hệ thống kinh doanh và bảo tàng v.v… Chữ “ở đâu?” trong tiêu đề của bàn tròn cũng hàm ý chúng ta đặc biệt nhìn mỹ thuật Việt Nam trong tương quan thế giới. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có một tranh luận thẳng thắn và hữu ích.

Thành phần tham dự bàn tròn của chúng ta (xin xem thông tin gửi kèm), với sự cân bằng giữa người trong và ngoài nước, và sự có mặt của các giới khác nhau, theo tôi là lý tưởng. Có lẽ chỉ thiếu một cán bộ nhà nước làm bảo tàng hay chính sách văn hóa. Tuy nhiên, biết đâu người đó sẽ nằm trong số người đọc Talawas theo dõi bàn tròn này.

Tôi xin thử tìm điểm xuất phát bằng một nhận xét.
Trong những năm gần đây, sự hiện diện của các nghệ sĩ từ thế giới thứ ba trong phong cảnh bảo tàng và triển lãm quốc tế đã tăng lên đáng kể. Ví dụ cụ thể là tại triển lãm quốc tế documenta 11 ở Đức mùa hè vừa rồi (một trong những triển lãm lớn, quan trọng và uy tín nhất hiện nay), tới 45 trong số 115 nghệ sĩ được mời xuất thân ngoài châu Âu và Bắc Mỹ. Để so sánh: cách đây 5 năm, tại documenta 10, con số này là 20 trên 138. Tôi cho rằng ta không thể nói triển lãm này là “euro-centric”, là “vọng phương Tây” được nữa. Tuy nhiên, Việt Nam, ngoài chị Trần Thị Minh Hà, người Việt sống ở Mỹ, với hai nhật ký video, một ghi chép ở Nhật, và một ghi chép ở châu Phi, không có ai tham dự triển lãm này. Trong khi đó, một số nước có điều kiện xã hội chính trị cũng như môi trường mỹ thuật mà tôi cho rằng giống ta, như Cuba, hoặc còn bị khó khăn và cô lập với bên ngoài hơn nữa, như Iran, xuất hiện rất hùng hồn. Ta có thể lý giải thế nào về việc chúng ta không có những cá nhân xuất hiện trên scene quốc tế. Chúng ta thực sự chưa đủ đặc sắc để “đá ở champion league”, hay mỹ thuật Việt Nam, tuy mang nhiều bất ngờ trong mình, nhưng chưa gặp mốt, chưa được bộ máy mỹ thuật quốc tế phát hiện, và vì vậy, bị những người làm triển lãm (curator) bỏ rơi?
(18.10.02)

Nora Taylor: Các anh chị thân mến, trước hết tôi xin lỗi tôi dùng tiếng Anh để phát biểu. Tôi muốn bắt đầu đề cập tới những vấn đề mà Mai Chi đã nêu ra. Tôi sẽ đi Nhật một tuần từ ngày 22.10 và hy vọng sẽ nói được những điều muốn nói từ nay tới đó. Tôi sẽ thăm Bảo tàng Fukuoka để phục vụ đề tài nghiên cứu của tôi về mỹ thuật Việt Nam tại nước ngoài, vì vậy những câu hỏi của Mai Chi đặc biệt quan trọng đối với tôi. Trần Lương tham gia triển lãm Fukuoka Asia Pacific Triennial, do đó tôi một mặt đồng ý với Mai Chi, nhưng mặt khác không đồng ý rằng nghệ sĩ Việt Nam ít tham dự các triển lãm thế giới. Các ví dụ khác là Trương Tân tại Copenhagen Containers 1995, hay Vũ Dân Tân, Đặng Thị Khuê v.v… tại Brisbane Triennial.

Trong những công trình nghiên cứu của tôi, tôi đã chỉ trích giới mỹ thuật quốc tế bởi việc tiếp tục cô lập các nghệ sĩ châu Á và phân loại nghệ sĩ dựa theo màu da sắc tộc chứ không dựa vào bản chất nghệ sĩ của họ. Việt nam bị đẩy ra ngoài lề, và mặt khác “được” coi là đặc biệt và được thường xuyên nhắc đến khi nói tới những hình thể mỹ thuật “primitive”, “khác”. Khi bàn về mỹ thuật Việt Nam, giới mỹ thuật thế giới tiếp tục nuôi dưỡng cách nhìn rằng mỹ thuật Việt Nam là “truyền thống”, là “lạ”, và qua đó nhấn mạnh sức hấp dẫn của nó với khách du lịch và người nước ngoài khi đi tìm mỹ thuật “chân thực”. Tại Mỹ, mỗi khi có triển lãm mỹ thuật Việt Nam (điều này rất hiếm), báo chí và catalog thường chú ý đến đất nước Việt Nam hơn là những nghệ sĩ tham dự. Ví dụ, khi triển lãm “Winding River” được làm tại ba thành phố Mỹ, một số Việt Kiều biểu tình bởi họ coi những nghệ sĩ tham dự là cộng sản, mặc dù hầu hết các nghệ sĩ này đều không liên quan gì tới Đảng Cộng sản. Tương tự, các nhà báo thích đề cập tới chiến tranh Việt Nam hơn là cố gắng hiểu thông điệp của các nghệ sĩ. Các nghệ sĩ châu Á thường bị coi là “vô danh”. Họ trước hết là “người Việt”, sau đó mới là “nghệ sĩ”. Đây là một vấn đề. Một vấn đề cho những người xem mỹ thuật Việt Nam, cũng như cho những người sáng tác Việt Nam. Bởi nhiều nghệ sĩ Việt nam tiếp tục coi các sáng tác của họ trước hết là mang tính «Việt Nam », chứ không thể hiện những giá trị tổng quan. Chừng nào những nghệ sĩ Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng những cách nhìn mang tính dân tộc-quốc gia, thì chừng đó người xem quốc tế sẽ tiếp tục coi mỹ thuật Việt Nam trước hết là « Việt Nam », sau đó mới là « mỹ thuật ».
(19.10.02)

Veronika Radulovic: Đúng, chị Nora, chúng ta (người phương Tây – chú thích của Talawas) phân loại rất chóng váng và đơn giản. Và mỹ thuật dân gian du lịch là một sản phẩm dễ tiêu với chúng ta. Nhưng tôi không đồng ý với câu “chừng nào những nghệ sĩ Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng những cách nhìn mang tính dân tộc-quốc gia…”, bởi đây chính là vấn đề: những người làm triển lãm, những nhà sử học mỹ thuật, người sưu tầm và cuối cùng nhưng không kém quan trọng, bầy đoàn du lịch nhiều tiền đã tạo ra cái bức tranh không hay của mỹ thuật dân gian du lịch này. Bởi chúng ta là những kẻ đi săn lùng lưu niệm, với những vấn đề và những thèm muốn không được giải đáp của chúng ta. Nghệ sĩ mọi nơi đều muốn kiếm tiền và sống một cuộc sống dễ chịu. Đặc biệt các nghệ sĩ Việt Nam rất nhanh chóng nhận ra cách nhìn nhận mỹ thuật của Tây phương. Chị biết đấy, họ thực sự dễ thích ứng. Từ nhiều năm nay Việt Nam có một scene mỹ thuật đương đại mạnh mẽ và nhiều sức sống, nhưng đáng tiếc, giới mỹ thuật quốc tế chưa nhận ra.

Một câu hỏi khác, trước khi bắt đầu cuộc tranh luận của chúng ta: theo chị cái gì là giá trị quốc tế của mỹ thuật, nếu như không phải là cái gốc, cái nền tảng (background) quốc gia, văn hoá cũng như cá nhân?
(20.10.02)

Kaomi Izu: Trong hơn 10 năm qua, giới họa sĩ Việt Nam đi ra thế giới (triển lãm, sinh sống…), và giới họa sĩ, nghiên cứu, phê bình quốc tế đi vào Việt Nam (giao lưu, tìm hiểu…) không phải là ít. Tạp chí Asian Art News có vẻ như chỉ được xuất bản để tuyên truyền cho mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không có nhiều người, kể cả người Việt Nam, biết “mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu?”. Tại sao?

Tôi đồng ý một phần với ý kiến của chị Nora Taylor về cách nhìn đầy thành kiến của giới mỹ thuật quốc tế về mỹ thuật Việt Nam. Đây dường như là căn bệnh chung của nhân loại. Ai cũng nhìn người khác bằng con mắt vừa cả tin vừa hết sức bảo thủ. Cách nhìn này mang tính loại trừ. Tất nhiên.

Nhưng, ngược lại, cũng cần phải thấy là mỹ thuật Việt Nam, tự nó, cũng chưa có gì đủ để làm cho người khác phải giật mình nghĩ lại. Trước hết, hệ thống thông tin, phê bình mỹ thuật ở Việt Nam quá nhập nhòe, nhập nhằng. Qua báo chí, sách vở, kể cả những gì trưng bày trong các bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam, người nước ngoài (cả người Việt Nam nữa), chắc chắn sẽ không có được một cách nhìn đúng về mỹ thuật Việt Nam. Thứ hai, trong thực tế, mỹ thuật Việt Nam, có những vùng được rọi sáng, nhưng cũng có những vùng phải chịu nằm trong bóng tối, khó được nhận biết. Vùng được rọi sáng, không chỉ bởi nằm trong mạch “chính thống” được sự bảo trợ của nhà nước mà còn bởi sự công nhận của số đông công chúng vốn rất ít hiểu biết về nghệ thuật và không thực sự có nhu cầu về nghệ thuật. Quan điểm “định hướng” với cách nhìn bình dân này là bộ lọc, khiến những gì ở trong bóng tối, cho dù “mạnh mẽ, đầy sức sống”, cũng phải chịu nằm mãi trong bóng tối. Mấy năm qua, họa sĩ Việt Nam được khuyến khích tham dự giải thưởng mỹ thuật Asian của tập đoàn Philip Morris. Nhưng càng ngày, càng có nhiều họa sĩ không muốn tham dự. Lý do: họ không tin là có thể vượt qua được cửa ải được xác lập bởi hội đồng nghệ thuật quốc gia. Vài người nước ngoài, vài tổ chức tài trợ nghệ thuật quốc tế hoạt động ở Việt Nam đã lần mò được vài họa sĩ ở trong bóng tối này, nhưng từ đó, nhiều khi, chỉ mô tả được những “cái chân”, “cái vòi”…chứ không phải “con voi”. Thứ ba, là bởi những hạn chế nơi số đông họa sĩ. Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng “không phải nhà nước, không phải hội nghệ sĩ mà chính những người ngoại quốc sai khiến các họa sĩ nên vẽ cái gì…” của chị Natalia Kraevskaia (trong bài viết đã đăng trên talawas), và với ý kiến gần gần như vậy của chị Veronika Radulovic ở trên. Không nên đổ lỗi cho người nước ngoài. Họa sĩ mà dễ bị “sai khiến”, dễ bị “tha hóa” như vậy, thì còn gì là họa sĩ nữa. Cần nói thẳng, và rõ, là do số đông họa sĩ Việt Nam yếu kém. Ở đây, đang có sự khủng hoảng ý thức về nghệ thuật. Thậm chí, là đang có sự khủng hoảng về nhân cách nói chung. Không phải họa sĩ Việt Nam “chết” trong “cái nhìn mang tính dân tộc-quốc gia” như chị Nora Taylor nói, mà “chết” trong cái bẫy tượng trưng chủ nghĩa tự tạo với các ngộ nhận về cái “văn hóa làng” độc đáo của mình. Nó giả dối, tự lừa phỉnh, tự ru ngủ. Nó không lột tả cuộc sống Việt Nam. Nó không mang lại cách nhìn mới. Nó gần với cái giả hình…

Mỹ thuật Việt Nam để tự biết mình “đang ở đâu?”, và để tự xác định vị trí của mình trên bản đồ nghệ thuật thế giới cần phải có một cuộc đại phẫu thuật. Tôi đồng ý với Nguyên Hưng: mỹ thuật Việt Nam sẽ “không có gì nếu không có phê bình” (bài Nguyên Hưng đã đăng trên talawas)
(21.10.02)

Nora Taylor: Xin cảm ơn chị đã chia sẻ, Veronika. Tôi đồng ý với chị. Tôi không ngụ ý rằng nghệ sĩ bám theo cái nhãn mác nghệ thuật “du lịch” bởi họ tạo ra những sản phẩm xoàng xĩnh, hay bởi họ chiều theo nhu cầu thị trường. Dĩ nhiên nghệ sĩ thì cũng phải kiếm sống và tôi không bao giờ đánh giá rằng những người khá giả từ công việc nghệ thuật thì tinh thần đạo đức hay nghề nghiệp của họ lại thấp kém hơn những người làm nghệ thuật không vì mục đích tiền bạc. Ở Việt Nam, có một số vấn đề nảy sinh từ những đồng tiền của nước ngoài chảy vào thị trường nội địa, nhưng theo tôi điều này cho thấy uy tín của các hoạ sĩ và thị trường nghệ thuật trong nước đã có thành công. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với việc cộng đồng quốc tế, khi bàn luận về nghệ thuật Việt Nam lại nói đến hai chữ “Việt Nam” đầu tiên chứ không phải là những điều cá nhân hơn về bản thân các nghệ sĩ. Chị nhận định đúng rằng văn hoá dân tộc là rất quan trọng, nhưng thực sự là có vấn đề nếu những nhà phê bình mỹ thuật hay những nhà sưu tập nói đến mỹ thuật Việt Nam chỉ đơn giản vì nó là của Việt Nam. Bản thân tôi không hề muốn những tác phẩm, những công trình nghiên cứu hay thậm chí cá nhân tôi bị bó hẹp trong tính dân tộc của mình nên tôi hình dung rằng những hoạ sĩ Việt Nam cũng nghĩ như vậy.
(22.10.02)

Natalie Kraevskaia: Thứ nhất, nếu chúng ta lấy Dokumenta làm cơ sở so sánh, thì liệu có nhiều nghệ sĩ Việt Nam, hay liệu có nghệ sĩ Việt Nam nào có tác phẩm có tầm cỡ Dokumenta không? Tôi nghĩ Nora nói đúng: việc nuối kéo các ý tưởng về chủng tộc và dân tộc kìm hãm tính sáng tạo của họ. Thứ nghệ thuật trong những cuộc trưng bày như Dokumenta phần lớn đả động đến những ý tưởng và khái niệm có tính toàn cầu, và những vấn đề địa phương, nếu có, được đặt trong mối liên quan đến bối cảnh toàn cầu nên hấp dẫn được công chúng trên khắp thế giới. Trong nghệ thuật đương đại Việt Nam, khái niệm về tính dân tộc và về cái đẹp lan tràn và bó hẹp tầm nhìn của người nghệ sĩ.
Câu hỏi Veronika đưa ra về giá trị quốc tế của nghệ thuật rất phức tạp, nhưng như chính chị đã nói, có vài yếu tố: văn hoá, cá nhân – không chỉ dân tộc.

Thứ hai, tại sao ta đưa ra câu hỏi «chúng ta có thực sự có những cá nhân xuất hiện trên giới nghệ thuật quốc tế không»? Có, chúng ta có một vài cá nhân như vậy. Nhưng ai ở Việt Nam biết đến họ và ai thèm quan tâm? Vài người bạn ít ỏi trong đám nghệ sĩ ư? Thành công của họ bị ỉm đi, không được báo chí nhắc đến, không được đề thưởng. Sự có mặt của họ trong số những sự kiện nghệ thuật quan trọng không được cảm kích, bởi cả cộng đồng nghệ thuật (nói chung) lẫn bộ máy hành chính của nền nghệ thuật đều không đánh giá được tầm cỡ của những cuộc triển lãm. Đối với phần lớn nghệ sĩ và cán bộ Bộ Văn hoá, Dokumenta hay các cuộc trưng bày nhỏ của các phòng trà Paris đều gần như nhau vì đều là «ngoại quốc» cả.

Thứ ba, kể cả khi có những nghệ sĩ được mời đến những cuộc triển lãm lớn của châu Á, tại sao sau đó chỉ có một số ít xuất hiện trên cộng đồng quốc tế. Chúng ta có thể nhắc lại kết luận của Nora ở đây. Ai trong số họ bước qua được ngưỡng cửa dân tộc? Tôi chỉ có thể đưa ra tên 2 – 3 người đã không đào bới cái «chất Việt Nam» của họ và không xây dựng sự nghiệp của mình trên những chủ đề mang tính dân tộc.

Thứ tư, những người bảo trợ quốc tế thì sao, ít ai trong số họ đến Việt Nam để tìm tài năng địa phương. Nền nghệ thuật Việt Nam đã mang tiếng xấu là chỉ biết làm tiền nên chắc là họ đã định trước là sẽ không thể tìm được gì hay và mới ở đây.
(22.10.02)

Nguyễn Như Huy: Ðể khỏi mất thời gian, tôi xin đi ngay vào vấn đề.
Là một họa sỹ hiện vẫn đang làm việc, tôi có vài nhận định chủ quan thế này.
Theo tôi, cái thiếu của mỹ thuật Việt Nam hiện nay chính là việc nó không được nhìn nhận và thao tác bằng ngôn ngữ của chính nó. Có thể nói rằng việc làm mỹ thuật bằng ngôn ngữ của mỹ thuật cũng như việc thưởng thức mỹ thuật bằng chính ngôn ngữ của nó là một điều tối quan trọng với cả nghệ sỹ lẫn công chúng. Nghệ sỹ cần hiểu rõ cái ngôn ngữ mà mình đang thao tác để có thể không phí phạm vật liệu hay cảm xúc mà vẫn nói được điều muốn nói một cách đơn giản nhất. Công chúng cần hiểu được ngôn ngữ của cái mà họ thưởng thức để có thể nhận được thông tin mà tác phẩm (dưới bất cứ hình thức gì) muốn nói.
Sự cách tân của loại hình nghệ thuật nào đó, tất yếu phải là sự cách tân về ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật đó. Và tương tự, sự thụt lùi của loại hình nghệ thuật nào đó, cũng tất yếu là do sự lạc hậu về ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật đó. Chẳng khác gì một người nông dân phải hiểu về thời tiết, mùa màng hoặc con trâu hay cái cầy của mình, người nghệ sỹ cũng phải hiểu phương tiện, đối tượng mà mình thao tác y như vậy. (tôi xin lỗi những ai không muốn lấy cái thí dụ về nông dân này để so sánh với nghệ sỹ, đây chỉ là sự tình cờ).

Sự thao tác (làm và thưởng thức) mỹ thuật không bằng ngôn ngữ của chính nó tạo ra một môi trường mỹ thuật không chuyên nghiệp và tạo ra những giá trị giả, những vấn đề giả và tất yếu sẽ dẫn đến những giải pháp giả.
Chỉ có một cái nhìn vào bên trong, cái nhìn vào sự phát triển của ngôn ngữ nghệ thuật mới giúp các nghệ sỹ tìm ra giải pháp để thúc đẩy nghệ thuật của mình và giúp các nhà phê bình hay công chúng nhận diện đúng được cái đối tượng hay vấn đề mà họ muốn tìm hiểu.

Tôi có cảm giác rằng - qua mấy bài viết của các anh chị phê bình trong bàn tròn này - qua những thất vọng và hy vọng của các anh chị - vấn đề cốt tử của mỹ thuật Việt Nam hiện nay vẫn chưa được chạm tới.
(22.10.02)

Veronika Radulovic: Cám ơn Nora, và cũng xin lỗi là tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi, mà tôi lại muốn trả lời càng nhanh càng tốt. Hy vọng là mọi điều sẽ rõ ràng. Đúng, trước hết Việt Nam bắt đầu sự cởi mở về chính trị, và sau đó người ngoại quốc nhìn ra là ở đây có một scene mỹ thuật. Điều này có thể giải thích cái nhìn mang tính chính trị và quốc gia của chúng ta khi nói về mỹ thuật Việt Nam chăng? Mọi thứ đều có nhiều mặt và phức tạp. Tôi nhớ lại lúc Hungary hoặc Liên Xô mở cửa. Lúc đó có nhiều mỹ thuật Hungary và mỹ thuật Glasnost của Liên Xô và gì gì nữa. Tên tuổi của các nghệ sĩ này hầu như đã bị lãng quên. Ngày nay, miêu tả Kabakov là một họa sĩ Nga nghe sẽ thật kỳ cục. Và có khi nào chúng ta nói Picasso là một họa sĩ Tây Ban Nha?
Còn ở Việt Nam? Ngay cả trong buổi thảo luận ngắn này, chúng ta cũng ít nêu lên tên tuổi của các nghệ sĩ, những cá tính, cái độc đáo, những cách tân. Chúng ta chủ yếu nói về một đám đông của những cá nhân gọi là nghệ sĩ Việt Nam, mà không phân biệt.

Anh Kaomi, anh đề cập đến Philip Morris. Tuy nhiên, anh có tin rằng giải thưởng này được coi trọng không, và không lẽ các họa sĩ Việt Nam không thấy sự khác nhau giữa những cuộc triển lãm do các curators tổ chức và những chiến dịch quảng cáo sao? Dĩ nhiên điều này có thể là đề tài cho một cuộc thảo luận thú vị. Có nhiều nhận xét tiếu lâm và chê bai ngay cả trong những sinh viên đại học mỹ thuật Hà Nội về giải thưởng này. Đối với một số họa sĩ nó là một thử thách, vài họa sĩ tham gia, vài người không tham gia. Nhưng không phải do lo ngại cửa ải quốc gia. Mục đích của giải thưởng này rất rõ ràng. Mọi người đều biết cả. Và anh cũng không cần phải giải thích cho các nghệ sĩ Việt Nam bóng đèn điện hoạt động như thế nào. Họ có đủ đầu óc phê phán và phân tích.
(23.10.02)

Mai Chi: Tới giờ một loạt các vấn đề quan trọng đã được nêu lên. Chúng ta sẽ lần lượt bàn cụ thể tới những vấn đề này trong qua trình thảo luận. Đặc biệt, tôi hy vọng rằng nhữnh đánh giá thẳng thắn của chị Natasha và anh Kaomi về chất lượng và nhân cách của nghệ sĩ Việt Nam sẽ tạo ra một trao đổi sôi động và lý thú.

Mặc dù vẫn dùng cụm từ “mỹ thuật Việt Nam”, tôi muốn nhận xét rằng với tôi, cái gọi là “mỹ thuật Việt Nam” không có một ranh giới rõ ràng. Ai làm nên mỹ thuật Việt Nam? Những nghệ sĩ sống ở nước ngoài, như chị Trần Thị Minh Hà ở ví dụ trước, hay anh Nguyễn Đại Giang, khách bàn tròn của chúng ta, có đóng góp cho mỹ thuật Việt Nam không? Mặt khác, những nghệ sĩ nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam có thuộc về mỹ thuật Việt Nam không? Tôi nhớ có lần thăm một triển lãm về mỹ thuật hiện đại Mexico, trong đó một phần tư số nghệ sĩ tham dự là người nước ngoài sống ở Mexico.

Chị Natasha có nêu khái niệm “Vietnameseness” hay “chất Việt Nam”. Tôi nghĩ chúng ta nên dừng một chút để xem xét kỹ hơn về khái niệm này. Khái niệm này được sử dụng bởi nhiều người và nhóm người ở Việt Nam, nên tôi cho rằng có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của nó. Có lẽ chúng ta nên cụ thể hơn và định nghĩa “Việt Nam tính” trong bối cảnh của chúng ta là gì. Và tại sao dùng những “chủ đề Việt Nam” lại làm cản trở sự sáng tạo những tác phẩm có chất lượng. Liệu nó có liên quan gì tới cái tư duy “văn hoá làng” mà Kaomi đã nói đến không. Tôi nghĩ những câu hỏi này cũng liên quan tới câu hỏi về “giá trị quốc tế”, hay “giá trị tổng quan” như chữ dùng của chị Nora, của mỹ thuật.

Hy vọng mọi người trên bàn tròn, đặc biệt các anh chị người Việt, chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
(23.10.02)

Birgit Hussfeld: Mai Chi, tại sao việc xác định chính xác cái gì được xem là mỹ thuật Việt Nam lại quan trọng đối với bạn đến thế? Chẳng hạn chị Trịnh Thị Minh Hà, được nhìn nhận như một họa sĩ, một nhà văn và một nhà làm phim nếu dựa trên các tác phẩm của chị ấy. Chị ấy tình cờ là một người gốc Việt. Con người quá khứ của chị khi ở Việt Nam và với tư cách một người nhập cư tại Mỹ đều đã để lại dấu ấn trong tác phẩm, cũng như nhiều cái khác nữa. Tại sao ta không dừng lại ở đấy? Tại sao cần phải có ai đó quan tâm đến việc phân loại tác phẩm của chị ấy xem có “tính Việt nam” hay có “chất Mỹ”. Tôi đã mệt mỏi với câu hỏi này. Khi tôi sống ở Hà Nội và viết về mỹ thuật Việt Nam ở đấy, nhiều họa sĩ đã nói về “tính dân tộc” như một mối quan tâm chính trong tác phẩm của họ. “Tính dân tộc” đã được nhắc đến không ngớt trong phê bình mỹ thuật Việt Nam. Tôi không thể tin được rằng điều đó lại là mối bận tâm lớn đến thế của các hoạ sĩ Việt nam nhằm tạo ra một thứ mỹ thuật dân tộc. Có thể đơn thuần là họ thiếu ngôn ngữ để diễn đạt và đánh giá mỹ thuật trên những bình diện khác nhau.

Có thể tôi đã sai, ý kiến của bạn đã gợi mở rằng điều đó là một mối quan tâm lớn. Nếu vậy thì trong trường hợp này, dù gì đi chăng nữa, người ta cũng buộc phải nói rằng ở Việt nam hội hoạ đang thực hiện vai trò tạo nên một nét đặc trưng nào đó của dân tộc. Cũng có thể ở đây có một nhu cầu chân thành nào đó nhằm thay thế cho thứ chủ nghĩa tượng trưng được nhà nước thừa nhận bằng một cái gì đó khác. Cứ giả sử rằng đó là những con trâu, ruộng lúa, sự lãng mạn thôn quê hay gì đi chăng nữa… Tuy nhiên, nếu mỹ thuật chỉ làm vậy thôi thì nó sẽ không thú vị gì cả đối với bất cứ một ai sống bên ngoài biên giới Việt Nam. Tại sao các vị tổ chức trưng bày (curators) mỹ thuật thế giới cần phải quan tâm nhu cầu mang tính địa phương và đặc trưng của tầng lớp trung lưu ở thành thị, một số du khách đến Việt Nam và cuối cùng, của Việt kiều ở hải ngoại? Cùng lúc đó, có biết bao họa sĩ khác đã lấy “tính Việt Nam” như một cái có sẵn, như thực tế hiển nhiên và tiếp tục sáng tác mà không bị ám ảnh bởi nó. Xin anh đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không nghĩ rằng các “đề tài Việt Nam” tự chúng là một trở ngại để tạo ra một thứ nghệ thuật có giá trị, nhưng đề tài Việt Nam là gì vậy? Hãy lấy Kabakov (chỉ vì chị Veronika vừa nhắc nhở đến ông này). Ông ta đã đến với người xem trên thế giới như một “họa sĩ Nga hay một họa sĩ của phong trào Glasnost”. Giờ đây ông đã thuộc về “Champions League”, để dùng lại thuật ngữ của anh, và không ai coi ông ta như là một người Nga nữa. Tuy vậy, tác phẩm của ông ta vẫn bộc lộ rõ cuộc sống của gần suốt cuộc đời ông ta trong một căn hộ ở Matxcova. (Sự ám ảnh của ông ta với những con ruồi và bụi bặm, chẳng hạn). Câu hỏi đặt ra là các họa sĩ tiếp cận tác phẩm của họ như THẾ NÀO, họ dựa vào những khuôn mẫu sáo rỗng, cố gắng bóc trần chúng, hoặc là hay hơn cả - chẳng quan tâm gì tới chúng.
(24.10.02)

Hoàng Ngọc-Tuấn: Tôi chẳng ngạc nhiên chút nào trước sự kiện mỹ thuật Việt Nam bị đối xử bất công bởi "thế giới mỹ thuật quốc tế" (hay có lẽ đúng hơn, thế giới mỹ thuật dĩ Âu vi trung). Mỹ thuật Việt Nam sẽ vẫn tồn tại trên "ngoại biên" cho đến chừng nào nó có khả năng thực sự viết lại đôi phần "lịch sử mỹ thuật quốc tế" để bao gồm chính nó vào đó.

Trong gần 20 năm qua, tôi đã chứng kiến thế giới mỹ thuật Úc da trắng đối xử với mỹ thuật thổ dân Úc như thế nào. Tôi nghĩ Salman Rushdie nhận xét rất đúng đắn rằng lịch sử chẳng qua chỉ là một bản ghi chép "cuộc phỏng vấn kẻ thắng". Mỹ thuật thổ dân Úc (gồm cả tác phẩm cổ truyền lẫn đương đại) đã từng bị xem như những thứ thuộc về những kẻ ngoại cuộc, những kẻ bên lề, mãi cho đến cuối những năm 1980, khi việc viết lại lịch sử đã trở thành một trào lưu phổ cập trong bối cảnh hậu thuộc địa, hậu hiện đại. Trước khi thổ dân Úc có thể viết lại đôi phần của lịch sử "chính thức" của nước Úc, hầu hết tác phẩm của nghệ sĩ thổ dân Úc đương đại, bất kể có độc sáng đến đâu chăng nữa, đã chủ yếu bị đối xử như những vật thể từ một thế giới "sơ khai" chỉ có khả năng phục vụ để làm thoả mãn thói ưa dị lãm hay óc tò mò văn hoá tầm phào của khách du lịch.

Ðến cuối những năm 1980, mỹ thuật thổ dân Úc đã bắt trớn và đạt nhiều thành công chưa từng có trước đó. Tuy vậy, cho đến giữa những năm 1990, chỉ vài tên tuổi có thể "rỉ" qua khỏi biên giới quốc gia: Clifford Possum Tjapaltjarri, Rover Thomas, Abie Jangala, Ginger Riley Munduwalawala, và các nữ nghệ sĩ Queenie McKenzie and Emily Kame Kngwarreye.

Lần đầu tiên nghệ sĩ thổ dân Úc được có tác phẩm của mình đặt vào bối cảnh "mỹ thuật quốc tế" đương đại là cách đây chỉ mới 5 năm, vào năm 1997, tại Venice Biennale lần thứ 47, nơi hoạ phẩm của Emily Kame Kngwarreye và Judy Watson, cùng với những bức dệt của Yvonne Koolmatrie (theo phong cách cổ truyền Ngarrindjeri), được treo ở gian trưng bày của Úc. Một điều không kém thú vị khác là trong số ba người phụ trách chọn tranh tại Venice Biennale lần thứ 47, hai người là thổ dân (Hetti Perkins và Brenda L. Croft), Úc trắng chỉ có một người (Victoria Lynn).

Chứng kiến những điều đó, tôi nghĩ rằng mỹ thuật Việt Nam chỉ có thể trở thành "quốc tế" nếu nghệ sĩ Việt Nam có khả năng viết lại đôi phần "lịch sử mỹ thuật quốc tế". Tất nhiên, chúng ta đã thấy có một số nghệ sĩ Việt Nam, ở những cấp độ khác nhau, và qua những đường lối khác nhau, đã có thể viết lại một chút xíu cái "lịch sử" đó để bao gồm chính mình trong đó, và làm chính mình xuất hiện trước con mắt "quốc tế".

Thử nêu trường hợp T. Minh-ha Trinh (Trịnh Thị Minh-hà), chẳng hạn. (Nhân tiện, tôi xin nhắc Mai Chi rằng nghệ sĩ Việt kiều Mỹ này mang họ Trịnh, chứ không phải họ Trần).

Tại đại hội mỹ thuật "Documenta 11", ở Kassel, Ðức quốc, chị Minh-hà đã giới thiệu 3 tác phẩm (chứ không phải 2, Mai Chi):
1/ Surname Viet Given Name Nam (1989), về bản sắc và văn hoá qua cuộc tranh đấu của phụ nữ Việt Nam; dài 108 phút; ngôn ngữ: Việt và Anh, có thêm phụ đề. Phim này được chiếu 15 lần trong đại hội.
2/ Shoot for the Contents (1991), về văn hoá, nghệ thuật, và chính trị ở Trung quốc; 102 phút; tiếng Anh. Phim này được chiếu 7 lần, cùng với phim sau đây:
3/ Reassemblage (1982), về việc quay phim ở nông thôn Senegal, và là một cuộc phê bình về cái Tôi/cái Nhìn nhân chủng; 40 phút; tiếng Anh.

Như chúng ta thấy, trong 3 tác phẩm nêu trên của chị Minh-hà, Surname Viet Given Name Nam (Họ Việt Tên Nam) là tác phẩm dài nhất và quan trọng nhất. Và nó nói về bản sắc chủng tộc và văn hoá qua cuộc đấu tranh của phụ nữ Việt Nam. Ở đây, chị Minh-hà không chỉ lấy "tính Việt Nam" làm đề tài, mà còn lấy cả "tính phụ nữ". Làm thế, dường như chị nhân gấp đôi cái vị thế ngoại biên của mình. Nhưng chẳng hề gì: chị được cộng đồng mỹ thuật quốc tế công nhận như một nghệ sĩ thay vì như một "người Việt Nam" hay "một phụ nữ". Làm thế nào chị Minh-hà đạt được sự công nhận ấy? Chị đạt được nó vì những ý tưởng "là người Việt Nam" và "là đàn bà", dù được chị trình bày thẳng thắng và thường xuyên, đã chỉ tồn tại như những đề tài trong nghệ thuật của chị và đã không che khuất cái độc đáo của nghệ thuật của chị. Chúng ta hãy đọc xem một phê bình gia Mỹ đã viết thể nào về chị Minh-hà:

"Với những tác phẩm điện ảnh độc đáo và được dàn dựng đẹp đẽ của chị, Trịnh T. Minh-hà quả là một nhà thơ trữ tình hàng đầu, một kiến giả và tư tưởng gia giàu tưởng tượng. Nghệ thuật của chị lật đổ những phương thức điện ảnh tự sự từ gốc rễ, bằng cách triệu dẫn rồi tái khám phá những công cụ của nhà nhân chủng học, của nhà thơ và nhân chứng chính trị, của nhà mỹ thuật và nhà soạn nhạc" (nhận định của Steve Dickison, từ Poetry Center).

Không có một chữ nào về chị Minh-hà như một "phụ nữ Việt Nam". Mọi chữ đều viết về nghệ thuật của chị, và về chị như một nghệ sĩ.

Và chính ở điểm này mà tôi không đồng ý với một ý tưởng của Nora:

"Chừng nào nghệ sĩ [Việt Nam] còn tiếp tục nuôi dưỡng những ý tưởng mang tính dân tộc-quốc gia, thì chừng đó khách thưởng lãm ở Mỹ và những nước khác sẽ tiếp tục xem mỹ thuật Việt Nam là «Việt Nam» thay vì chỉ đơn thuần là «mỹ thuật»."

Hãy thử lật ngược ý tưởng này:

"Chừng nào nghệ sĩ Hoa Kỳ còn tiếp tục nuôi dưỡng những ý tưởng mang tính dân tộc-quốc gia, thì chừng đó khách thưởng lãm ở Việt Nam và những nước khác sẽ tiếp tục xem mỹ thuật Hoa Kỳ là «Hoa Kỳ» hơn chỉ đơn thuần là «mỹ thuật»."

Chúng ta cảm thấy thế nào? Ý tưởng nói lật ngược nghe cứ như một câu nói đùa, phải không? Bởi, hiển nhiên (và chua chát thay!), chữ "Hoa Kỳ" đã được "lịch sử" đương đại định nghĩa là mang tính "quốc tế", "hoàn cầu", "phổ quát", còn chữ "Việt Nam" thì chỉ mang tính "địa phương". Lịch sử đương đại là "cuộc phỏng vấn người Mỹ" cơ mà? (xin nhái lời Rushdie)
(24.10.02)

Nguồn: nguhu

http://www.mediafire.com/?482z827o4yjxz49