Blog

Joe's Food Blog


Nếu đã một lần ăn bún cá rau cần rồi thì nhớ mãi không quên. Vị thanh ngọt của rau, của bún và chất beo béo của cá tươi làm nên cái hương riêng.
Bà cụ chủ quán bún cá rau cần, ốc đồng, cua ruộng ở ngay trung tâm phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang bảo tôi: Muốn có được một bát bún cá rau cần ngon trước tiên phải chọn cá, cá sông, cá suối, cá ao làng chứ không thể là cá nuôi. Rồi cách làm cá cũng đặc biệt chú trọng.

Cá được nướng khéo, và cũng có khi là luộc để tạo một mùi vị đặc trưng. Rồi còn phải xào thịt cá, xay xương, lọc cốt, chọn rau cần, hành hoa. Hương vị tẩm ướp rất công phu chứ không đơn giản như người ta tưởng. Chỉ cần một chút sao lãng là bát bún cá rau cần đánh mất "duyên" với người sành ăn.

Thịt những con cá rô vàng hoe, những chú cá diếc trắng phau, cá quả săn chắc được bà cụ cho vào chảo mỡ con đang sôi trên bếp lào xào. Bát bún được tráng nước sôi bốc khói. Chiếc chảo xoay tròn trên tay bà rồi thoắt một cái, những miếng cá đua nhau nhào vào mặt bát bún đã được rải đều rau cần.

Tiếp đó là một muôi vàng sóng sánh nước dùng với vài miếng trứng cá hấp dẫn. Ôi cái mùi gừng cay nồng, mùi hành hoa ngai ngái, mùi thì là rộn rạo và nhất là mùi cần ta hay còn gọi là cần ao thấm vào bát bún cá mới quyến rũ làm sao.

Trước khi thưởng thức, nhớ thêm vài miếng ớt tươi thái lát, vắt chút chanh rồi đưa đũa đảo đều lên. Sau đó nhón thêm vài ba cọng húng ngổ, nhưng đừng cho nhiều quá. Nước dùng sóng sánh beo béo tinh chất từ xương cá xay nhuyễn, uống sâu vào ruột ngó cần nồng nồng, làm nên mùi vị hết sức đặc biệt.

Nhón trên đầu đũa vài sợi bún kéo theo cái màu vàng của nước dùng, cùng vị cần khoan thai, và cả mùi hăng hăng của rau húng ngổ, cho vào miệng, thì ôi thôi, khắp châu thân ngất ngây đến khó tả. Cây rau cần và con cá rô, cá diếc đã tạo nên một hương vị đồng quê thân thương, khiến cho bao người khi xa thì nhớ, khi ở thì thèm.
Theo - Thanh Niên

Nếu phở là món quà sáng gắn bó với người Hà Nội; hủ tíu, cơm tấm quen thuộc trong bữa sáng của dân Sài Gòn thì canh cá lại là món điểm tâm không thể thiếu với người dân thị trấn Quỳnh Côi (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) và vùng lân cận. Những sớm mùa đông, sương giăng miên man, sắt se gió bấc, mới bước vào quán, chỉ cần mùi canh cá nóng hổi ngào ngạt bốc lên thì toàn bộ cơ quan khứu giác của tôi gần như lịm đi. Ấy là mùi thơm giòn của miếng canh cá, mùi sóng sánh, thơm ngọt, hơi mằn mặn của nước dùng, mùi đăng đắng của húng bạc hà, thìa là...







Không biết canh cá ra đời ở thị trấn bé nhỏ, xa xôi này từ bao giờ, chỉ biết rằng ông bà tôi đã tấm tắc món canh cá, đến mức sau này bà tôi dù có đi đâu, ăn món này món khác nhưng cứ nhất quyết: không gì ngon bằng canh cá Quỳnh Côi. Hồi nhỏ, mỗi lần được lên phố huyện vào dịp chợ phiên, chợ Tết hoặc đi thi, chúng tôi thường được bố mẹ thưởng cho bát canh. Lúc ấy, canh cá là một món quà xa xỉ với phần lớn lũ trẻ nhà quê sáng sáng chỉ trệu trạo cơm nguội, cơm rang hay chiếc bánh mì, gói xôi nhạt nhẽo. Mỗi lần đi học về, bụng đói meo, qua những hàng canh cá thơm nức, tôi thầm nhủ rằng sau này phải kiếm thật nhiều tiền để ăn canh cá cho thỏa thích như nỗi ao ước của chị em Liên và An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam khi thấy gánh phở của bác Siêu dập dìu, lập lòe ánh đèn, ngào ngạt hương thơm trong đêm vắng.

Thoạt nhìn, canh cá Quỳnh Côi có vẻ giống bún cá, bánh đa cá của Hải Phòng. Nhưng không phải, bởi cách chế biến, rán cá Quỳnh Côi khác. Một bát canh cá ngon do nhiều thứ: sợi bánh đa, nước dùng, cá rán... Nhưng điều quyết định đẳng cấp của quán này so với quán khác là trình độ rán cá. Tôi không thể giải thích tại sao canh cá lại có hương vị đánh thức tất cả con tì con vị của mình như vậy? Trước đây, người ta chỉ dùng cá quả tươi, đánh bắt trong tự nhiên, mỗi con nặng chừng 1kg. Cá được đánh sạch vảy, bỏ đầu, ruột, luộc tái, xong vớt ra lóc thith, nhặt sạch xương rồi xắt thành từng miếng cỡ bằng hai đốt ngón tay, chế biến theo hai cách: om hoặc rán.

Thời trước, các quán chủ yếu om cá bằng cách tẩm gia vị, trong đó nhất thiết phải có nước mắm ngon rồi rán đến khi nào kiệt nước, miếng cá săn lại, chuyển thành màu nâu nâu mới thôi. Cái khéo của người om cá cũng là ở đây, bởi phải om làm sao để miếng cá chỉ sem sém mép, giòn giòn ở bề mặt nhưng vẫn dai dai, chứ không bã. Bây giờ, các quán chủ yếu rán, tuy cách tẩm ướp nguyên liệu vẫn như cũ. Miếng cá được xắt to hơn theo hình quân cờ, được rán giòn hơn, vàng hơn, nhưng xương không còn được nhặt kỹ như xưa. Một chủ quán bảo rằng hiện nay ít khách ăn cá om nên phần lớn các quán đã chuyển sang làm cá rán.

Hiện nay cá quả tự nhiên vừa hiếm, vừa đắt, nên phần lớn các quán đều chuyển sang dùng cá trắm cỏ. Trắm cỏ dù béo nhưng không đậm đà, không ngon bằng cá quả. Nhiều quán còn thêm miếng chả cá công nghiệp tròn tròn, vàng vàng, nhưng lại khiến bát canh chẳng còn hồn vía xưa. Góp phần làm cho bát canh cá ngon hơn cũng phải kể tới bánh đa sợi. Ngon nhất là bánh đa làng Đợi (xã Đông Hải). Bánh đa được chế biến từ gạo ngon, được tráng ra bánh rồi thái đều thành sợi, phơi khô, có thể để hàng tháng. Bánh đa ngon là sợi nhỏ, mỏng khi nhúng vào nước nóng vẫn dẻo dai, không bị trương, bở. Nước dùng cũng góp phần làm nên vị riêng của canh cá Quỳnh Côi dù gia vị nấu chỉ cần hành khô, mỡ, thìa là, rau răm, gừng xào với xương lợn, đầu và xương cá. Càng đun kỹ, xương cá càng nhừ và nước dùng càng ngọt.





Người bán hàng thoăn thoắt nhúng những bánh đa sợi đã ngâm qua nước lạnh vào nồi nước nóng, rồi cho vào bát, nhẹ nhàng đặt những miếng cá vàng ruộm lên giữa cái nền trắng tinh khiết ấy, tiếp đến sẽ rắc dọc hành hoa, củ hành tươi thái chỉ trắng nõn, rau húng, bạc hà, mùi tàu... đặc biệt là không được quên thìa là thái nhỏ rắc lấm tấm trên mặt, xong mới múc nước dùng. Những sợi bánh đa trắng mềm mại, dẻo dai ôm lấy miếng cá vàng ươm, quyện với màu xanh của hành hoa, húng bạc hà, thìa là, bồng bềnh trong màu sóng sánh của nước dùng xâm xấp và hôi hổi khói thơm: bát canh cá Quỳnh Côi đã sẵn sàng.

Trước đây thị trấn có nhiều quán canh cá, song nay thưa hơn vì người ta chuyển sang làm phở, bún, miến cho đỡ mất công. Nếu về Quỳnh Côi, ghé những quán: Sơn Hải, Nam Thái... du khách vẫn còn được thưởng thức hương vị xưa. Hơn mười năm nay, đặc sản của thị trấn này đã lên Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Khi còn ở Hà Nội, những lần đầu tiên nhìn thấy quán treo biển canh cá Quỳnh Côi, tôi chộn rộn tìm kiếm, nhưng chẳng tìm đầu ra hương vị thơm lừng tưởng như có thể ủ ấp trong khứu giác xưa. Xa Quỳnh Côi, cùng với hương dâu da nồng nàn quyến luyến khi mùa hoa như mây trắng xuống phố mỗi tháng ba về, thì hương vị canh cá luôn khiến tôi cồn cào. Bây giờ, một số quán canh cá Quỳnh Côi ở Hà Nội trộn kèm rau rút, cải cúc, cần nõn, nhưng chỉ khiến canh cá mất vị thơm sực nức của thìa là, húng bạc hà...

Đây là món rất dễ làm, giữ được lâu, khi ăn chỉ mất vài phút để cắt, dọn ra. Thịt heo cắt mỏng, cuốn với bánh tráng, rau sống (xà lách, rau thơm các loại, chuối, khế…), kèm củ kiệu, đồ chua (hành tây, cà rốt cắt sợi ngâm qua nước giấm đường). Cái món cuốn cuốn, chấm chấm này có thể ăn quên no, lại ăn kèm nhiều rau nên không phải lo chuyện sức khỏe. Có lẽ cũng vì thế nên ngày Tết, nhà nào ở miền Nam cũng có một hũ thịt ngâm mời khách.


 
Thịt heo thường dùng ngâm nước mắm là thịt mông hoặc thịt đùi; chọn miếng thịt có da mỏng, mỡ không dày, ngon nhất là chọn miếng thịt có đủ ba phần da, mỡ và thịt dính liền lạc với nhau. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thịt đùi trước, róc bỏ xương, để miếng thịt sau khi ngâm được mềm và đỡ xảm vì nạc nhiều. Cắt thịt thành từng miếng tùy ý, cuộn tròn miếng thịt lại, dùng chỉ ràng chặt quanh miếng thịt, luộc chín. Ràng chỉ để sau khi ngâm, miếng thịt cắt ra sẽ đẹp hơn. Nên cho thêm chút bột nêm vào nước luộc thịt khi còn là nước lạnh, thịt sẽ đậm vị hơn.
Nấu nước mắm đường theo phân lượng 1 chén nước mắm + một chén đường, canh nước vừa đủ để khi ngâm thịt chìm dưới mặt nước mắm đường khoảng vài phân. Nên dùng đường cát trắng để hỗn hợp ít ngọt, mùi nước mắm cũng không bị ảnh hưởng. Nếu muốn giữ lâu, tăng thêm lượng đường để tăng vị ngọt. Có thể dùng đường thẻ, đường thốt nốt cũng được nhưng mùi nước mắm ít nhiều sẽ bị lấn át và cần tính kỹ phân lượng để hỗn hợp không quá ngọt.


 
Cho thịt vào lọ thủy tinh, châm nước mắm đường vào ngập mặt thịt. Dùng đũa tre ép chặt thịt xuống, gài đũa trên mặt để thịt không nổi lên khỏi nước ngâm. Đậy kín nắp. Có thể cho thêm vào chút tiêu sọ giã giập, hũ thịt của bạn sẽ có thêm mùi thơm và vị cay nhẹ của tiêu. Thịt ngâm chỉ sau 2-3 ngày là đã thấm nước mắm. Thịt ngâm càng lâu càng thấm ngon. Ngâm lâu, phần mỡ sẽ trong và giòn.
Thay vì ngâm thịt heo, bạn cũng có thể làm thịt bò ngâm nước mắm với cách tương tự, ăn cũng không kém hấp dẫn. Với thịt bò, nên chọn bắp bò, lạng sạch những mảnh thịt bạc nhạc, để nguyên bắp luôc vừa chín tới là ngâm được. Thịt bò luộc chín quá sau khi ngâm thịt sẽ bị nát.
Theo PNO

Kim chi được làm từ bắp cải lên men với ớt đỏ, củ cải và rất nhiều tỏi, gừng. Dù yêu hay ghét món này, người ta cũng không thể quên được mùi vị đặc biệt của nó ngay lần đầu nếm thử.
Nguyên liệu: 2 bụi cải bắp thảo, 1 chén muối, 1/2 chén nước gừng, 1 miếng gừng non thái sợi, nước mắm ngon, 10 tép tỏi xay nhuyễn hoặc xay lấy nước. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị: Nước, đường, bột ngọt, hành lá, 1/2 củ cải Korean (nếu thích), dầu mè, hạt mè, ớt màu.
Cách làm:
- Hành lá rửa sạch, đầu hành thái sợi hoặc cắt khúc nhỏ đập dập, lá cho vào nước muối ngâm cải tối hôm trước
- Củ cải bào sợi cho vào thau nước muối luôn.
- Hành lá, củ cải thái sợi sau khi ngâm sơ nuớc muối đem xả lại bằng nước lạnh rồi vắt khô.
- Pha nước muối sao cho hơi mặn, đổ ngập cải, lấy đồ nặng dằn lên. Thường tối ngâm sáng xả nước để ráo là vừa.
- Cải sau khi ngâm qua vớt ra xả sơ bằng nước lạnh rồi để vào rổ cho thật ráo nước. (Bạn nhớ đừng vắt vì như thế cải mềm sẽ không ngon)
- Nước gừng + nước tỏi (hoặc tỏi xay) + nước mắm + đường + bột ngọt pha làm sao nếm ngon và dậy mùi thơm.
- Sau khi nêm nếm nước pha vừa miệng, cho 1 muỗng canh dầu mè và 1 muỗng hạt mè vào trộn đều rồi cho 3 muỗng ớt màu của Korean vào (tùy theo ý thích ăn cay nhiều hay ít mà bạn cho ớt này).
- Cho hành, gừng thái sợi và củ cải thái sợi vào trộn, sau đó, trộn tất cả các gia vị đó vào từng tép cải cho đều. Cuối cùng, lấy giấy foil bao kín lại để ở ngoài 1 đêm rồi cho vào tủ lạnh ăn dần. (Nếu thích ăn chua hơn, bạn có thể để kim chi ở ngoài lâu hơn.
vnexpress.net

Dùng kèm với thịt lợn ngâm nước mắm




Nguyên Liệu:
-300g thịt ngâm nước mắm
-4 miếng đậu phụ trắng
-100g bông hẹ
-50g hẹ
-100g dưa chuột
-100g đậu đũa
-Sốt:
-2 thìa cà phê nước mắm
-1 thìa súp tương ớt
-100g lạc
-20g tôm khô
-1 thìa cà phê tỏi băm
-1 thìa cà phê hành băm
-1 thìa cà phê nước cốt chanh
-1 thìa cà phê đường
-dầu ăn

Thực Hiện:
-Đậu phụ rán sơ hai mặt, thái lát, mỏng rồi rán vàng lại lần nữa. Thịt lợn ngâm nước mắm, thái sợi ngắn. Dưa chuột thái lát, bông hẹ thái khúc. Đậu đũa thái khúc, rồi đem, trụng với nước sôi. Lạc rang vàng, se vỏ, đem giã nhuyễn. Tôm khô ngâm nước sôi cho mềm, giã nhuyễn
-Sốt: phi thơm hành, tỏi băm với dầu ăn, cho tôm, tương ớt, lạc, đường, nước mắm, nước cốt chanh đun sôi, tắt lửa
-trái lát dưa chuột ra, đặt lát đậu phụ, nhánh hẹ và đậu đũa vào giữa cuốn lại. Giữ cuốn bằng nhánh hẹ đã trụng sơ với nước sôi, rưới sốt lên.

Mách bạn:
Để đậu phụ dễ cuốn và không bị rách, trước khi cuốn, bạn dùng chày cán sơ qua cho mềm
Người miền Bắc không chỉ nấu riêu cá, riêu cua mà còn có cả riêu nghêu nữa. Canh riêu nấu ngao cũng mang nét đặc trưng của ẩm thực Bắc bộ: ngọt thanh và giữ nguyên hương vị tự nhiên của nguyên liệu chính.


Cách làm món Ngao nấu riêu

Nguyên liệu:

- 500g ngao sống, ngâm nước và ớt để nhả sạch cát
- 2 quả cà chua chín đỏ, cắt miếng vừa ăn
- 1 củ hành tím, bằm nhuyễn
- 1 chén rau răm, cắt nhỏ
- 3 nhánh hành lá, cắt khúc vừa ăn
- 4 chén nước
- 1 gói gia vị hoàn chỉnh - Canh riêu cá cho món canh ngon đúng điệu
- ¼ muỗng cà phê tiêu xay
- 1 muỗng canh dầu ăn

Thực hiện:

- Ngao rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước luộc đến khi Ngao mở hết miệng là được.
- Tách riêng thịt Ngao ra khỏi vỏ Ngao, nước luộc Ngao cho vào nồi nấu.
- Bắc chảo lên bếp, xào hành tím với dầu ăn cho thơm, cho cà chua vào xào mềm, sau đó cho Ngao vào xào.
- Cho tiếp nước và nước luộc ngao vào nồi, đun sôi. Đổ Ngao đã xào vào nồi nước luộc Ngao, nêm thêm gia vị hoàn chỉnh - Canh riêu cá , mì chính cho vừa miệng.
- Khi nồi Ngao sôi trở lại cho hành, rau dăm, thì là vào và bắc xuống múc ra bát, dùng nóng.

Mẹo vặt:

- Ngâm ngao trong nước vo gạo hoặc nước ớt cho nhả hết cát khoảng từ 1 đến 3 tiếng trước khi chế biến.
- Luộc ngao với rất ít nước. Khi ngao bắt đầu hé miệng, tắt bếp ngay vì để lâu thịt ngao sẽ bị teo, mất ngon.

 Theo tapchiamthuc
Việc sử dụng Gmail hiện nay đã khá quen thuộc với người dùng Internet. Nay với việc tích hợp thêm mạng xã hội Facebook và Twitter vào Gmail sẽ càng làm tăng thêm lượng truy cập vào Facebook nhiều hơn. Giới thiệu cho các bạn cách thức để có thể đưa Facebook hay Twitter lên Gmail.

Bước 1
 Để tích hợp được Facebook và Twitter vào bên trong Gmail, trước tiên bạn phải cấu hình hộp mail của bạn. Thực hiện các trình tự sau, thực hiện trên Gmail Tiếng Việt và Tiếng Anh là như nhau.
Trong hộp mail của bạn, vào mục Cài đặt (Settings).

Bước 2

Chọn thẻ Labs trong mục Cài đặt này.
Trong danh sách tùy chọn bên dưới, bạn tìm đển dòng Thêm bất kỳ tiện ích nào bằng URL(Add a gadget by its URL). Chọn Bật (Enable).

Bước 3
Sau đó bấm vào Lưu Thay đổi (Save Change). Tiếp đến trong thẻ Cài đặt sẽ có thêm 1 thẻ mới là Tiện ích (Gadget). Bạn chọn thẻ này.
 Bước 4

Dưới khung trống Thêm tiện ích bằng URL...,với Twitter bạn Copy đường dẫn này http://hosting.gmodules.com/ig/gadgets/file/104971404861070329537/facebook.xml và dán vào đó, sau đó bấm vào nút Thêm(Add).

Bước 6:
Sau đó bạn sẽ thấy 2 ứng dụng này hiện ra trong hộp mail của bạn.
 Bước 7
Để sử dụng Facebook, bạn đăng nhập vào nó bằng tài khoản của bạn trên Facebook Để sử dụng Twitter, bạn bấm vào chữ Here như hình bên dưới, tại trang kế tiếp bạn bấm vào Allow để kết nối tài khoản của bạn.


 bước 8;
Nếu bạn chưa có tài khoảng Twitter bạn có thể tại 1 tải khoản mới bằng cách bấm vào dòng Sign up and Join the Conversation. Điền đầy đủ thông tin và bấm Create my Account


Như vậy bạn đã có hai mạng xã hội trên Gmail.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Lamtheo.


Xem hình
Gửi tin nhắn trên Twitter
.

 

 

 

 

 

1. Đăng ký 1 tài khoản Blog trên Twitter!

B1: Để tạo user bạn hãy vào trang twitter.com rồi click vào nút "Get Started—Join!" .
B2: Khai báo đăng ký như hình dưới:

Khai báo đăng ký.


  • Full name: Tên của bạn (có thể gõ tiếng việt)
  • Username: tên tài khoản (chữ thường, không dấu)
  • Tên tài khoản sẽ tạo nên địa chỉ blog của bạn dạng: http://twitter.com/USERNAME, ví dụng của tôi là mangvn sẽ là: http://twitter.com/mangvn
  • Password: Mật khẩu của bạn.
  • Email: địa chỉ email của bạn.
  • Type the words above: Điền vào đây những ký tự trong ảnh mà bạn thấy ở ngay trên (phát sinh từ 2 chữ).

Nhấp nút Creat my account để gửi khai báo.

Quá trình khai báo rất hay bị nhầm khi gõ lại các ký tự ngẫu nhiên trong hình vì các ký tự này khá khó nhìn. Nếu hệ thống báo sai thì bạn phải điền lại mã này (xem hình trên). Lưu ý: giữa 2 ký tự nhập vào phải có 1 cách trống.

2. Bắt đầu Sử dụng Twitter!

Ngay sau khi bạn đăng ký xong, Twitter sẽ hỏi bạn việc kết nối với các người bạn khác từ các hệ thống Gmail, Yahoo, AOL. Bạn hãy chọn một tài khoản mà bạn sử dụng để thực hiện việc kết nối. Ở đây tôi chọn Yahoo.


Điền địa chỉ email và mật khẩu hòm thư vào ô khai báo để Twitter lấy thông tin danh bạ của hòm thư.

Chờ giây lát để hệ thống lấy thông tin, Sau khi đối chiếu danh bạ của bạn với Danh sách tài khoản sử dụng email đó trên Twitter bạn sẽ thấy danh sách những người bạn có liên hệ cũng sử dụng Twitter. (xem hình dưới)

Nhấp Continue, Twitter sẽ hỏi bạn có gửi thư mời tới những địa chỉ email còn lại trong danh bạ không. Bạn lựa chọn rồi nhấp Continue để tiếp tục. Nếu không thích bạn có thể nhấp link bỏ qua ngay bên dưới nút Continue.

Tiếp đó Twitter sẽ gợi ý một vài danh sách thành viên khác và hỏi bạn có nhập danh sách đó vào không, cuối cùng bạn nhấp nút Finish để kết thúc. Twitter sẽ chuyển bạn tới trang chủ trong trạng thái đã đăng nhập.

3. Tìm hiểu về cách sử dụng Twitter:

Giao diện trang chủ của Twitter rất đơn giản với 4 khu vực (xem hình dưới)


Khu vực 1: Gửi tin nhắn (Update). Bạn chỉ cần truy cập twitter.com (từ máy tính hoặc điện thoai) và đăng nhập vào bằng tài khoản đã đăng ký là có thể bắt đầu gửi tin nhắn. Bạn được sử dụng tối đa 140 ký tự. Mỗi một tin nhắn gọi là một Update, thao tác gửi tin nhắn (Posting a Twitter update) gọi là tweet.

Nếu máy của bạn kết nối mạng bằng wifi hoặc GPRS thì dùng trình duyệt của điện thoại truy cập twitter để cập nhật thoải mái (Website rất nhẹ), hoặc tải về các ứng dụng dành cho Twitter trên di động (tùy loại máy).

Nội dung trong tin nhắn:
Trong tin nhắn của mình gửi vào blog twitter, bạn có thể chèn vào các lệnh để thực hiện việc gọi bạn, gửi tin nhắn riêng cho ai đó... Có các lệnh sau:
    * @username + message
      Gửi tin nhắn này cho ai đó trong chế độ công cộng. (nhấp nút Reply tin nhắn của một người nào đó)
      Ví dụ: @mangvn Tôi yêu bạn!

    * D username + message
      Gửi trực tiếp tin nhắn này đến ai đó trong chế đô riêng tư. Tin gửi sẽ xuất hiện trong mục "direct message": http://twitter.com/inbox
      Ví dụ: d krissy want to pick a Jamba Juice for me while you're there?

    * WHOIS username
      Gọi Hồ sơ thông tin của bất kỳ người dùng công cộng nào trên Twitter.
      Ví dụ: whois mangvn

    * GET username
      Gọi những cập nhật mới nhất được đăng bởi những người này.
      Ví dụ: get goldman

    * NUDGE username
      nhắc một người bạn để họ cập nhật thông tin cho bạn.
      Ví dụ: nudge mangvn

    * FAV username
      Đánh dấu yếu thích bản tin cuối cùng của một ai đó. Tin đánh dấu sẽ xuất hiện trong mục "favorites" http://twitter.com/favorites
      Ví dụ: fav mangvn

    * STATS
      Lệnh này sẽ trả về số followers, số người bạn đã following, và thông tin cá nhân của bạn khai báo tại mục "bio" trong trang Setting/Account

    * INVITE phone number
      Hệ thống sẽ gửi tin nhắn SMS đến số điện thoại có trong lệnh này để mời họ tham gia Twitter. Trong đó phone number là số điệnt thoại tại 4 nước bốn nước Mỹ, Canada, Ấn Độ và Anh.
      Ví dụ: Invite 415 555 1212 begin_of_the_skype_highlighting              415 555 1212      end_of_the_skype_highlighting

Khu vực 2: Hiển thị tất cả các tin nhắn của các thành viên mà bạn theo dõi (Following)

Khu vực 3: Thông tin của bạn. Bao gồm:
  • Following: Những người bạn đạng theo dõi (còn gọi là "theo đuôi")
  • Followers: Những người đang theo dõi bạn.
  • updates: Số lần cập nhật của bạn (Bao gồm cả thao tác nhắn tin và các cập nhật khác của hệ thống).
Dưới đó là các menu chức năng:
  • Home: Trang chủ.
  • @mangvn: Những bài viết gửi cho bạn trong chế độ công cộng.
  • Direct message: tin nhắn gửi trực tiếp cho bạn ở chế độ riêng tư.
  • favorites: mục bạn đã đánh dấu yêu thích.
Khu vực 4: Menu gồm các mục:
  • Home: Trang chủ. Tại đây bạn sẽ thấy tất cả các tin nhắn của các thành viên mà bạn theo dõi (Following)
  • Profile: Trang cá nhân của bạn. Hiển thị tất cả tin nhắn và hoạt động của bạn.
  • Find People: Để mời và kết nối mọi người vào Twitter của mình bạn vào Find people. Tại đây có 4 tab : Find on Twitter, Find on orther networks, invite by email và Suggested Users. Tại 'Find on orther networks' bạn có thể đăng nhập với tài khoản mail của mình và dò xem có ai đó trong mạng Twitter hay không. Nếu muốn mời ai đó thì hãy gửi lời mời cho họ.
  • Settings: Cài đặt (xem hướng dẫn chi tiết ở bên dưới.
  • Help: Hướng dẫn sử dụng (tiếng Anh)
  • Sign out (thoát).

4. Các cài đặt của Twitter:

Để cài đặt Twitter của mình bạn vào Settings. Tại đây có 6 mục chính, nếu muốn điều chỉnh bạn hãy vào mục tương ứng
  • Account : Thông tin tài khoản. Tại đây bạn có thể thay đôi thông tin của bạn.

Các mục trong bảng Account.
Lưu ý: Dưới mục More Info URL, có link (You can also add Twitter to your site here) tại đây bạn có thể thực hiện các bước để chèn Twitter lên các blog hoặc Website bạn đang sử dụng.
  • Password :Mật khẩu của bạn
  • Devices: Update Twitter từ điện thoại di động, ứng dụng này chưa hỗ trợ ở Việt Nam (mặc dù vẫn có thể thực hiện xác minh số ddienj thoại).
  • Notices: Các thiết lập nhằm gửi thông báo đến Email khi có người kết nối với bạn.
  • Pictures: Up ảnh đại diện.
  • Design : Nếu bạn muốn thay đổi ảnh nền cho mình hãy vào đây (đặc biệt: bạn có thể tự tạo ảnh riêng cho mình).
  • Connections: Kết nối và theo dõi những ứng dụng của Twitter.


Theo mangvn

Soạn kế hoạch kinh doanh điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng và giành công sức thích hợp cho việc này. Trước hết, phải xác định chiến lược thương mại điện tử tức là nhằm vào mục tiêu đầu tư kinh doanh lâu dài; hơn là đầu tư ngắn.
Kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng không thể bỏ qua đối với một doanh nghiệp. Tại các nền kinh tế phát triển (hoặc đang chuyển đổi lành mạnh) kế hoạch kinh doanh là bằng chứng quan trọng để các nhà đầu tư, các ngân hàng.. xem xét quyết định cho vay vốn (hoặc cấp tín dụng) kinh doanh.

Nói chung kế hoạch kinh doanh trên nền thương mại điện tử không đòi hỏi phải có hình thức khác với kế hoạch kinh doanh thông thường. Tuy vậy, kế hoạch này cũng cần nêu các nét riêng về:

* Đặc trưng của môi trường kinh doanh trực tuyến khác môi trường khác về cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, mua bán và vai trò giá trị gia tăng của thông tin đối với mọi quá trình và khâu kinh doanh trên mạng.

* Năng lực kỹ thuật và thương mại cho việc triển khai Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử tại môi trường kinh doanh, nhấn mạnh kiến thức về loại môi trường này.

* Sẵn sàng về sản phẩm và dịch vụ thích hợp cho Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử.

Trước khi soạn thảo chi tiết và hoàn thành kế hoạch kinh doanh để trình bày với các nhà đầu tư, với ngân hàng, chúng ta nên xem xét cẩn thận các vấn đề sau:

Quản lý: Nên phân tích kỹ lưỡng tất cả các nhân tố và thực tiễn của doanh nghiệp để đảm chắc rằng quyết định về việc chuyển sang Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử sẽ được sự ủng hộ tích cực của mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp. Soạn chi tiết một kế hoạch hành động trong đó có sự phân công cụ thể ai làm việc gì.

Nhân lực và đào tạo: Việc đầu tiên là phải gắn kết Internet vào hoạt động doanh nghiệp. Giao trách nhiệm cụ thể cho các nhóm cộng tác xây dựng cơ sở kỹ thuật cho Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử (thiết kế hệ thống, nội dung, viết chương trình, tạo Web, bổ xung nội dung và hình thức, bảo trì kỹ thuật, xúc tiến, quan hệ khách hàng, trả lời yêu cầu khách hàng, hợp đồng và giao hàng, dịch vụ...). Một kế hoạch kinh doanh tốt phải xác định hợp lý tiềm năng của việc bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường điện tử, xác định được độ lớn đàu tư cần cho việc tạo dựng, duy trì và đạt tăng trưởng trong khu vực kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cũng cần đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, các dự kiến thu nhập, hoàn vốn và chỉ tiêu tài chính khác.

Nói chung, kế hoạch kinh doanh nên có các phần sau:

Tóm tắt kế hoạch. Đây là phần quan trọng rất cần thiết cho kế hoạch kinh doanh, chỉ nên viết sau khi đã hoàn thành bản thân kế hoạch. Các nhà đầu tư và ngân hàng phần nhiều chỉ đọc phần này, do đó nó phải được viết thật rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, cuốn hút, nêu bật các vấn đề cần thiết của kế hoạch. Hãy nêu bật những điểm mạnh và thành công của mình, ví dụ mình hơn các đối thủ cạnh tranh như thế nào khi mình lên mạng, mình có những nguồn lực gì đặc biệt...

Mục tiêu. Xác định các mục tiêu dài hạn, trình bày rõ vì sao TMĐT/ KDĐT lại được sử dụng để đạt tới các mục tiêu đó.

Định hướng. Doanh nghiệp định dùng Internet như thế nào?

Tình hình hiện nay. Nêu những loại sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh thành công trên mạng, giải thích tai sao doanh nghiệp sẽ thành công trên mạng...

Các tiêu chuẩn đánh giá. Gồm số khách tham quan trang Web của mình trong một tháng, số trang được khách xem, tỷ lệ số khách quay lại trong tháng, số lượng giao tiếp, loại giao tiếp, kết quả giao tiếp, số giao dịch, số lượng các đơn đặt hàng, lượng bán qua mạng hoặc liên quan tới mạng...

Xúc tiến và khuyến khích. Làm gì và làm thế nào để xúc tiến, khuyến khích Website của mình

Phân tích thị trường. Cơ hội thị trường cho TMĐT/ KDĐT của doanh nghiệp là gì, làm sao có thể mau chóng tạo chỗ đứng và lợi thế trong đó

Tình hình cạnh tranh. Phân tích cụ thể và càng rộng càng tốt về tình hình cạnh tranh hiện nay về Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử. Cần xác định ngay trình độ và khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp mình. Nêu danh sách những Website mạnh và yếu nhất đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, nêu dự đoán về thị phần cho từng đối thủ cạnh tranh, các mặt mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của họ. Xu thế phát triển của thị trường là gi?...

Khách hàng đặc thù. Bức tranh rõ nét về dân cư và xã hội học của các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp định nhằm tới? Tại sao doanh nghiệp lại tin tưởng rằng sẽ có khách mua hàng hóa, dịch vụ.. của mình qua mạng?

Nghiên cứu nhóm mẫu. Trình bày kết quả nghiên cứu nhóm mẫu trong thị trường định hướng của mình, nêu các phản hồi cụ thể và phân tích hành vi tổng thể và chi tiết của nhóm này để có hình dung tốt hơn về khách hàng và thị trường.

Rủi ro đã được tính toán . Dự liệu cụ thể về khu vực thị trường và kết quả của doanh nghiệp trong ba hoặc năm năm tới, cả trên mạng và bên ngoài mạng

Chiến lược marketing. Làm thế nào để có khách hàng, có các nguồn cung cấp là làm thế nào để giữ họ?

Nội dung. Xác định những phần nội dung nào được đưa lên trang Web phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động Thương mại điện tử / Kinh doanh điện tử

Quảng cáo. Cần chú ý mọi yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế và nhãn hiệu, thương hiệu, đóng gói, tiếng nước ngoài, quan hệ khách hàng, các quảng cáo liên quan tới các vấn đề văn hóa riêng và các rào cản ngôn ngữ

Quan hệ công cộng. Cần có chương trình phù hợp, lôgíc, được bổ xung theo định kỳ. Nên tạo các mảng tin điện tử, viết bài cho các báo và các phương tiện truyền thông, họp báo, hội nghị khách hàng, tổ chức thảo luận trên mạng...

Chiến lược bán hàng. Gồm các phần.

* Giá lợi nhuận. Thiết kế chi tiết chiến lược giá cho toàn bộ hoạt động bán hàng, phân phối và mua bán trên mạng.

* Xử lý phiếu đặt hàng. Đặt hàng được tiến hành thế nào (qua điện thoại, fax, thư tín, Internet)...? Thanh toán xảy ra thế nào (qua điện thoại, fax, thư tín, Internet)...?

* Phương pháp phân phối. Định ra tất cả các cách phân phối ra ngoài thế nào, khi nào nhận và gửi các laọi phiếu đặt hàng và các chứng từ khác như thế nào?

* Chiến thuật bán hàng. Xác định xem việc bán hàng sẽ xảy ra riêng trên mạng hay sẽ kết hợp với các cách bán hàng thông thường khác?

Quan hệ kinh doanh. Nêu kế hoạch về các loại quan hệ đối tác, đại lý, quốc tế... bao gồm các nhân tố đa văn hóa.

Kế hoạch sản xuất. Nêu sản lượng ban đầu ( kể cả việc viết phần mềm), các yêu cầu mở rộng, phát triển, các nguồn lực, nơi sản xuất... là hệ quả của việc áp dụng TMĐT/ KDĐT

Kế hoạch tài chính. Nên cụ thể, thực tiễn và “thu mình”, không phô trương nên “bảo thủ”.

Kinh phí cho 12 tháng đầu. Thiết kế chi tiết kinh phí cho năm đầu tiên khi bắt đầu bước sang TMĐT./ KDĐT, kể cả kinh phí dự phòng.

Tính toán về dòng tiền mặt. Tính toán so sánh dòng tiền mặt và thu – chi

Kế hoạch năm năm. Nêu bảng tính toán lỗ - lãi ( Profit and Loss Ststement)

Bảng cân đối. Trình bày khả năng tài chính, khả năng chi trả đúng hạn và vị thế tiền mặt của doanh nghiệp

Phân tích điểm hòa vốn. Nêu số lượng các sản phẩm, dịch vụ... cần bán để đạt điểm hòa vốn

Nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Nêu nguồn vốn và cách sử dụng vốn để phát triển kinh doanh, xuất khẩu.

Sử dụng tài sản. Lợi nhuận và khoản vay sẽ được sử dụng thế nào?

Kết luận. Nêu một lần nữa các mục tiêu TMĐT/ KDĐT, tổng số vốn cần dùng, lợi nhuận dự báo, lịch trình thực hiện và các ghi chú chung.

Phụ lục. Bao gồm tất cả lý lịch của tất cả những người tham gia chủ chốt vào việc thực hiện kế hoạch này. Cũng cần có hồ sơ về các khách hàng chính và tiềm năng, các hợp đồng quan trọng, các số liệu điều tra thị trường, các bản vẽ, các văn bản pháp lý, các loại hợp đồng, thỏa thuận, các tính toán tài chính cho kế hoạch này.

Nguồn: vnemart.com.vn
Sử dụng thư quảng cáo điện tử sẽ giúp bạn có một cơ hội lớn trong việc đưa ra những thông điệp đều đặn với giá cả thấp đến những người quan tâm tới sản phẩm của bạn. Thách thức lớn phát sinh ở đây đó là làm thế nào để những e-mail đó được người nhận mở ra, đọc và phản hồi lại cho bạn.

Thư quảng cáo đơn giản là cung cấp một bản tóm tắt về những sản phẩm, những tin tức mới nhất của công ty và gửi cho những khách hàng trung thành. Để tạo được ấn tượng với những khách hàng tiềm năng, bạn cần phải cung cấp những thông tin giúp khách hàng của mình thấy rằng họ có thể làm việc tốt hơn với sản phẩm của công ty bạn.

Khi đã quen với việc cung cấp những thông tin phù hợp với công việc kinh doanh của công ty, bạn sẽ dễ dàng tìm ra phương pháp để nắm bắt được nhu cầu của những khách hàng tiềm năng.

Viết một bản tin.

Dưới đây là một số ví dụ về những nội dung hữu ích:

1.Làm thế nào để giải quyết những vấn đề chung mà khách hàng của bạn có thể sẽ gặp phải.

2. Làm thế nào để khách hàng của bạn có thể tận dụng được những công nghệ phát triển gần đây.

3. Tin tức công nghệ và phương hướng.

4. Những nghiên cứu dựa trên hoàn cảnh cụ thể về việc những công ty khác làm thế nào để cải tiến quá trình hoạt động của họ.

Những thông tin trong thư quảng cáo nên được viết ra từ những chuyên gia trong Công ty của bạn như: các ủy viên, những kỹ sư, các nhà khoa học, các đại lý bán hàng, hay nhân viên hỗ trợ khách hàng…

Vấn đề ở đây là những người đó thường rất bận rộn, họ luôn mất rất nhiều thời gian trong việc chế tạo sản phẩm. Hơn nữa cho dù rất nỗ lực nhưng họ không hề có kinh nghiệm trong việc viết lách, vì thế sẽ không đạt được hiệu quả lớn trong công việc truyền thông.

Những gì bạn cần là hãy tìm một người viết báo chuyên nghiệp, người có thể nhanh chóng rút ra được những kinh nghiệm của bạn trong một bài phỏng vấn nhanh và sau đó sẽ tạo ra được một bản thảo chuyên nghiệp, chất lượng với một chi phí tiết kiệm.

Tạo sự chú ý của người đọc.

Bước đầu tiên là phải làm thế nào để người nhận mở bức thư của bạn.

Ở dòng địa chỉ của người gửi trong lá thư nên là tên thật, và nên có địa chỉ của riêng bạn. Lý tưởng nhất, tên của người gửi nên là một ai đó mà người nhận đã từng nghe nói đến, ví dụ như CEO của bạn, hoặc người phát ngôn của công ty bạn. Điều này sẽ giúp phân biệt thư của bạn với hàng trăm thư điện tử khác mà khách hàng tương lai của bạn nhận được hàng ngày.

Dòng chủ đề cũng là một vấn đề quyết định việc người nhận có đọc thư của bạn hay không. Hãy chắc chắn rằng nó giải thích một cách chính xác những thông tin hữu ích mà người đọc muốn nhận, ví dụ như "5 cách để giảm chi phí điều hành một nhà máy in"

Trong thư quảng cáo, bạn cần phải làm sao để khách hàng của mình dễ dàng liên lạc với bạn khi họ đã sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.

Tạo một bản giới thiệu thích hợp.

Tạo ra một bài viết chuyên nghiệp và dễ nhìn sẽ làm cho lá thư của bạn cuốn hút hơn. Một văn bản HTML với những chức năng của ngôn ngữ sẽ làm tăng khả năng đọc, in văn bản và đồ họa, lá thư của bạn cần phải có những cột với độ rộng vừa đủ, có một tiêu đề lớn, một đoạn văn ngắn… đó là những yếu tố cần thiết để giúp cho lá thư của bạn nổi bật lên trong cái mớ hỗn độn của hàng trăm lá thư khác. Đó cũng là một ý tưởng hay để cung cấp nguyên bản lá thư của bạn cho một phần nhỏ những người không có khả năng nhận email dưới dạng HTML.

Rất nhiều người sử dụng Microsoft's Outlook, công cụ này rất mạnh trong việc xem trước các email bằng việc phân chia cột. Vì thế bạn hãy chắc chắn rằng, dòng tiêu đề và phần hình ảnh của công ty bạn phải nằm trong vùng phân chia đó, điều này sẽ giúp cho người đọc có thể dễ dàng lướt qua và hiểu được một cách chính xác những lợi ích trong tài liệu mà bạn đã gửi.

Xây dựng hệ thống lưu hành

Khi bạn cung cấp những thông tin có ích trong bản tin của mình, bạn sẽ tăng được số người đọc và có được một con số đáng kể của việc bán hàng với cả những đơn đặt hàng. Đây là lúc bắt đầu nghĩ tới việc làm tăng việc lưu hành.

Một trong những cách tổt nhất để tăng tỷ lệ khách hàng tới trang web của bạn đó là những người đăng ký để nhận bản tin. Phát triển một sách điện tử (hoặc một loạt sách điện tử) để cung cấp thông tin một cách toàn diện và thiết thực cho những khách hàng có hứng thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn phải tạo nét đặc biệt của những tài liệu này trên trang chủ website Công ty bạn và trong các mặt hàng quảng cáo khác. Khi khách hàng nhấp chuột vào một đường dẫn, nó sẽ đưa họ trực tiếp đến trang đăng ký để nhận bản tin.

Nếu có thể, bạn hãy chào hàng hoặc bằng cách khuyến khích những sản phẩm không đắt hoặc một cơ hội trúng thưởng với một giải thưởng lớn như là một sự khích lệ với người đăng ký.
Theo Blog IGO

Năm 1997, khi Eddie Bakhash được cha mình bàn giao lại việc quản lý cửa hàng kinh doanh đồ trang sức American Pearl ở new York City thì cửa hàng này đã có một lịch sử hoạt động khá thành công gần 50 năm. Một trong những thay đổi đầu tiên mà Bakhash đã thực hiện khi tiếp quản American Pearl là đưa nó lên chợ ảo. Nhờ thay đổi này, doanh số hàng năm của cửa hàng đã tăng lên 20%.
Năm 1997, khi Eddie Bakhash được cha mình bàn giao lại việc quản lý cửa hàng kinh doanh đồ trang sức American Pearl ở new York City thì cửa hàng này đã có một lịch sử hoạt động khá thành công gần 50 năm. Một trong những thay đổi đầu tiên mà Bakhash đã thực hiện khi tiếp quản American Pearl là đưa nó lên chợ ảo. Nhờ thay đổi này, doanh số hàng năm của cửa hàng đã tăng lên 20%.

Năm ngoái, American Pearl đã đạt doanh thu gần 20 triệu USD, trong đó khoảng 20% là doanh thu bán hàng trực tiếp, 80% còn lại từ bán hàng trên mạng.

Bakhash cho rằng, góp phần không nhỏ cho sự thành công nói trên của American Pearl là uy tín và sự nổi tiếng trong mấy chục năm kinh doanh của cửa hàng và nhờ quảng cáo truyền miệng từ khách hàng. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất là việc xây dựng một trang web có khả năng chiếm được lòng tin của khách hàng. Một trong những giá trị lớn nhất mà trang web của American Pearl đã đem đến cho khách hàng là giúp họ có kiến thức, có sự hiểu biết khách quan về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng.

Bakhash là một trong số nhiều nhà bán lẻ ở Mỹ khá thành công sau khi đưa cửa hàng ngoại tuyến lên Internet. Theo một nghiên cứu của Forrester Research năm 2006, doanh số bán lẻ trực tuyến của 174 công ty bán lẻ ở Mỹ trong năm 2005 đã tăng 25%, đạt 176,4 tỉ USD và dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay, tương đương 211,4 tỉ USD. Đến năm 2010, con số này sẽ lên đến 329 tỉ USD. Ngoài bí quyết của Bakhash, còn có những yếu tố nào khác giúp các công ty này kinh doanh trên mạng thành công? Theo Forreater Research, dưới đây là một số bí quyết của các công ty bán lẻ Mỹ khi đưa cửa hàng thật lên chợ ảo.

1. Phải biết tận dụng các dịch vụ hữu ích trên internet. Nếu đang chuẩn bị đưa cửa hàng ngoại tuyến của mình lên mạng, doanh nghiệp không nhất thiết phải làm mọi thứ. Các nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo! Stores (YHOO), FreeMerchant hay LiteCommerce đều có thể giúp doanh nghiệp xây dựng các cửa hàng ảo một cách dễ dàng với chi phí hợp lý.

2. Một khi đã xây dựng xong cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp vẫn chưa thể đưa nó vào hoạt động ngay, mà phải thông qua quá trình thử nghiệm để chắc chắn rằng mọi thứ đã sẵn sàng. Các chức năng của trang web phải hoạt động tốt khi nó được đưa vào phục vụ khách hàng. Cần nhớ rằng khi đi mua hàng trên cửa hàng ảo, khách hàng luôn mong muốn được phục vụ với một chất lượng ngang bằng với khi mua hàng ở cửa hàng thật.

3. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các sự kiện trên các cửa hàng ảo.

4. Xây dựng một kế hoạch để tăng số lượt người truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Có thể sử dụng các trang web có dịch vụ quảng cáo tìm kiếm (search engine) để tạo ra các kết nối thu hút khách hàng của doanh nghiệp.

5. Có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi kết hợp giữa các cửa hàng ngoại tuyến và trực tuyến để tăng doanh số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý không nên lạm dụng các chương trình này đối với các khách hàng trung thành. Khi đã xây dựng chương trình khuyến mãi thì dù ở trên mạng hay ở bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng lời hứa để giữ uy tín của mình.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần
Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên mạng được xem là một phương thức marketing hướng đối tượng thích hợp. Nó có khuynh hướng kích thích sự quan tâm của người mua hàng tới sản phẩm trên trang web của bạn. Chính vì thế, quảng cáo trên mạng có thể có hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo đại trà trên ti vi, báo chí hoặc các phương tiện thư từ khác.

1. Giới thiệu khách hàng đến với trang web của bạn

· Sử dụng các công cụ tìm kiếm đa chức năng.
· Cung cấp cho khách hàng các địa chỉ website mới của bạn, cho phép họ truy cập vào trang web của bạn một cách thường xuyên.
· Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về website của mình
· Thiết lập các đường dẫn tới các website tuơng thích với website của bạn, chẳng hạn những website về cùng một thị trường định hướng giống như bạn và không cạnh tranh với website của bạn .
· Viết các bài báo, bài bình luận, những trang web mà ngành của bạn thường hay quan tâm .
· In địa chỉ web, E-mail trên các đồ văn phòng phẩm và các cardvisit của công ty.
· Quảng cáo trang web trên các phương tiện thông tin ở địa phương.
· In địa chỉ trang web trong cuốn những trang vàng địa chỉ Internet.
· Thông báo cho những người đại diện bán hàng về website mới.
· Ðưa ra các mức giảm giá cho những người mua hàng trực tuyến.
· Gửi các bưu ảnh hài hước về trang web của mình.
Như những nguyên tắc trên đã chỉ ra, bạn nên quảng cáo website của mình thông qua các hình thức quảng cáo truyền thống và thông qua hình thức quảng cáo sử dụng các kết nối tương hỗ. Nếu khách hàng quan tâm đến nhưng thông tin của bạn, họ sẽ đánh dấu địa chỉ và truy cập vào lần sau.

2. Những nhân tố giúp cho việc bán các sản phẩm, dịch vụ có hiệu quả trên mạng.

· Sử dụng những hình thức đặc biệt để mô tả sản phẩm và dịch vụ. Nếu có thể mô tả sản phẩm và dịch vụ của mình bằng các hình thức đặc biệt, thì nên áp dụng hình thức đó trên mạng bởi vì tìm kiếm trên mạng dễ dàng hơn nhiều nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện tìm kiếm đặc biệt. Bạn cũng có thể quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ bằng sự kết hợp của nhiều hình thức khác nhau mà khách hàng có thể sẽ áp dụng khi tìm kiếm các loại sản phẩm của mình với điều kiện là những hình thức đó sẽ xuất hiện thường trực trên các trang web mà bạn yêu cầu những phương tiện tìm kiếm đó liệt kê lên.

· Sử dụng chính sách định giá cạnh tranh. Nơi nào trên Internet hỗ trợ khách hàng so sánh giá của những mặt hàng cùng loại thì những mặt hàng có giá thấp nhất sẽ bán chạy nhất. Ðồng thời đối với hầu hết các sản phẩm, những mức giá trực tuyến có thể sẽ phải thấp hơn giá trên các cửa hàng nhằm tạo nên một sự ưu đãi để tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với các nhà bán lẻ trên mạng, một phần do thiếu đi sự gặp gỡ giữa các cá nhân trong các giao dịch, và để bù lại việc khách hàng không thể mang hàng về cho mình.

· Yếu tố hữu hình: Khách hàng vẫn muốn cầm nắm, xem xét, nếm, thử hoặc nói chuyện với một ai đó trước khi mua hàng. Người bán nên cung cấp các sản phẩm của mình cho các cửa hàng bán lẻ hoặc dự trữ các sản phẩm đó ở những nơi mà khách hàng có thể đến để cận mục sở thị trước khi quay lại mạng để tiến hành mua bán.

· Sự đồng nhất của các mặt hàng. Các mặt hàng sản xuất hàng loạt thường dễ bán hơn so với các mặt hàng thủ công hoặc sản xuất theo phương pháp truyền thống. Những mặt hàng sản xuất hàng loạt thường có sự nhất quán hơn về các đặc điểm của mình, có chi phí sản xuất dễ tính hơn, và được nhiều người biết hơn.

· Những yêu cầu gián tiếp. Khách hàng sẽ có khuynh hướng mua các mặt hàng chưa có nhu cầu hiện tại trên mạng hơn là các mặt hàng để sử dụng ngay. Những nhà sản xuất có khả năng lập các kế hoạch sản xuất định trước, các kế hoạch xếp hàng và giao hàng sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc sử dụng Internet để xúc tiến bán hàng.

· Sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm. Người ta cho rằng thương mại trực tuyến giữa các doanh nghiệp (B2B) sẽ tăng nhanh hơn thương mại trực tuyến giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C) (Trừ trường hợp đối với các công ty lớn như Amadon, Auto Bytel , CD Now And Dell). Lý do là không giống như phần lớn các khách hàng, các doanh nghiệp không lạ gì những đặc điểm của mặt hàng mà họ cần và vì thế cảm thấy thoả mái hơn trong việc đặt hàng trên mạng.

· Các mặt hàng được mua bán thường xuyên. Những mặt hàng được tiêu chuẩn hoá được mua bán thường xuyên (đồ gia dụng, quần áo trẻ em, đồ văn phòng phẩmv.v...) thường quen thuộc với khách hàng và vì thế dễ dàng đặt hàng trên mạng hơn. Những giao dịch này sẽ tiết kiệm thời gian và tránh cho họ thoát khỏi sự nhàm chán khi mua bán.

3. Những dịch vụ có thể triển khai được trên mạng.

Những dịch vụ sau đây là những dịch vụ có thể triển khai thành công trên mạng.

· Kế toán
· Quảng cáo
· Giáo dục đào tạo mang tính thương mại
· Các phần mềm và dịch vụ máy tính
· Môi giới hải quan
· Các dịch vụ tài chính, y tế, chăm sóc sức khoẻ từ xa
· Bảo hiểm
· Nghiên cứu thị trường.
· Tìm kiếm lao động
· Thông tin và truyền thông
· Các dịch vụ lữ hành
· Dịch thuật
· Thiết kế và bảo trì trang web
· Tư vấn quản lý
· Giáo dục
· Dịch vụ in ấn và đồ hoạ
· Các dịch vụ đấu giá
· Các dịch vụ viết thuê

Chỉ cần đảo qua một số trang web tìm kiếm chủ yếu như Yahoo (www.yahoo.com) hoặc là Google (www.google.com) có thể thống kê ra một loạt các dịch vụ thuộc mọi thể loại khác nhau đang được cung cấp trên mạng.

Sự thành công của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng cũng phụ thuộc vào các yếu tố thông thường; chẳng hạn mức độ sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu thị trường như thế nào. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ lại có duyên với Internet bởi vì các sản phẩm của họ có khuynh hướng được xử lý bằng kỹ thuật số. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động thu thập, lưu trữ, điều khiển và truyền bá thông tin .

Các thông tin được số hoá có thể dễ dàng thu thập và truyền tải ở mức chi phí thấp hơn thông qua Internet so với các phương tiện khác.Các dịch vụ viễn thông cũng thu hút được rất nhiều khách hàng thông qua Internet. Tiếng nói thông qua các nhà cung cấp cổng Internet sử dụng công nghệ IP để truyền tiếng nói điện thoại thông qua các kênh dữ liệu là một lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh nhất khắp nơi trên thế giới.

4. Những sản phẩm mà khách hàng có thể tìm mua trên mạng .

Nghiên cứu của Forester Research 1998 đã chia thị trường bán lẻ trực tuyến thành 3 loại mua bán: Hàng hoá tiện dụng, hàng hoá và dịch vụ nghiên cứu bổ sung và hàng hoá thông thường. Những hàng hoá tiện dụng được mua bán như là sách, âm nhạc, quần áo và hoa . Người ta dự tính là sự đa dạng của hàng hoá tăng lên, sự xuất hiện của dịch vụ gửi hàng và sự xúc tiến bán lẻ rộng rãi sẽ làm tăng sự thông dụng của việc buôn bán hàng hoá này trên mạng. Những hàng hoá bổ sung được mua bán phổ biến hơn, chẳng hạn như hàng tạp hoá, hàng cá nhân, những mặt hàng này tuy có giá thành trung bình nhưng lại là thiết yếu do trở ngại từ việc thiếu một hệ thống phân phối khả dĩ và sự bắt nhịp chậm chạp về Thương mại điện tử của khách hàng. Cho nên người ta đánh giá thị trường này chủ yếu phát triển trong một số lĩnh vực nhất định như hàng đặc dụng, hàng dược phẩm. Chi phí của hàng hoá và dịch vụ liên quan đến nghiên cứu cao hơn nhiều so với hai chủng loại hàng hoá trên và là những mua bán được sắp đặt trước theo khuynh hướng thông tin; Loại này bao gồm vé máy bay, máy tính , ô tô. Việc cung cấp các nguồn thông tin trực tuyến và doanh số của loại này sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể.

Những sản phẩm mà khách hàng có thể mua qua mạng .

· Các sản phẩm máy tính.
· Sách
· Ðồ điện tử
· Các tour du lịch
· Các tạp chí thường kỳ v.v...

Người ra dự tính rằng các lĩnh vực tăng trưởng chính trong Thương mại điện tử sẽ là truyền thông toàn cầu và các ngành công nghiệp giải trí, du lịch (bao gồm khách sạn và hàng không), các dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính, bảo hiểm và bán lẻ. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những nhân tố thành công của các sản phẩm nhất định bao gồm các yếu tố: thương hiệu mạnh, sản phẩm đặc trưng và chào giá cạnh tranh.

Cần lưu ý rằng chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào về khía cạnh tâm lý của khách hàng trên mạng để xác định tại sao một số mảng khách hàng hoặc doanh nghiệp lại mua sản phẩm và dịch vụ này trong khi số khác thì không. Vào tháng 7/1998 trường Ðại học tổng hợp Wayne ở thành phố Chicagô thuộc tiểu bang Michigant đã tiến hành khảo sát 113 công ty, khoảng 87% số đó cho biết rằng họ không mua hàng hoá và dịch vụ trong 6 tháng trước đó. Có vẻ như rằng sự e ngại của khách hàng, ở một mức độ nhỏ hơn là của doanh nghiệp để tìm kiếm và mua hàng hoá và dịch vụ qua mạng đã vượt ra ngoài những lo ngại về vấn đề an ninh, tài chính của các giao dịch. Một nghiên cứu giới hạn đã được tiến hành để tìm ra những nhân tố này. Một câu hỏi khá thú vị là mức độ của việc thay đổi thói quen mua hàng của khách hàng và doanh nghiệp. Có lẽ các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thay đổi hơn để cắt giảm chi phí, cải thiện thời gian giao hàng, liên lạc với nhà cung cấp, và đơn giản chỉ là tăng hiêu quả của việc đặt hàng, gửi hàng và giao hàng . Hơn nữa có lẽ hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp B2B tăng lên bởi vì nó có đặc điểm khác với những thói quen mua hàng cá nhân truyền thống. Ðiều quan trọng là phải đặt ra câu hỏi có phải do đặc trưng của người mua hàng muốn trực tiếp đi dạo qua các gian hàng, các cửa hiệu, các trung tâm thương mại, các cửa hàng bách hoá hay là họ muốn mua hàng qua mạng để tiết kiệm thời gian cho những hoạt động khác như thể thao, giải trí,v.v...

Theo VNEmart
Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí.

Quảng cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới.

Chi phí cho việc sử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu hỏi về giá cả, và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ TMĐT trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp. Năm 1998, Cisco Systems đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của mình qua Web, bởi không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho những hoạt động kinh doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được 500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la.

TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch.

TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi những người khác không cần nhiều như vậy.

TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ, mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người kinh doanh có thể truy cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet, giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng.

Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. Hơn nữa các thanh toán điện tử có thể kiểm toán và điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc có thể chống thất thoát và gian lận.

TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi xa xôi.

Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.

Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT.

Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp.

Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.

Nguồn tin: eCommerce World Book
Nếu bạn định chuyển trang web của công ty từ chỗ chỉ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ thành một nơi bán hàng hiệu quả và năng động, hay thậm chí là chỉnh sửa lại cửa hàng trực tuyến hiện tại, thì luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch mà bạn cần phải tuân theo.

Nếu bạn định chuyển trang web của công ty từ chỗ chỉ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ thành một nơi bán hàng hiệu quả và năng động, hay thậm chí là chỉnh sửa lại cửa hàng trực tuyến hiện tại, thì luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch mà bạn cần phải tuân theo.


Người tiêu dùng và các khách hàng là những tổ chức, công ty,... đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn nhằm tiết kiệm thời gian. Theo thống kê của hãng nghiên cứu Forrester Research, doanh số bán hàng trực tuyến trên toàn thế giới trong năm 2006 ước đạt khoảng gần 2.500 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên dưới 7% năm, và dự kiến trong năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 8%.

Rõ ràng, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh lớn nếu không xây dựng gian bán hàng trực tuyến của mình.

Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay tái tổ chức lại cửa hàng hiện tại, dưới đây là tám quy tắc được rút ra từ nhiều chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công.

1/ Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm

Bạn không cần thuê một chuyên gia HTML, một hoạ sĩ thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng thêm một trang web thương mại điện tử. Công việc phức tạp và có phần tốn kém này giờ đây hoàn toàn có thể được thực hiện bằng một vài phần mềm cùng các lựa chọn outsourcing (thuê nguồn lực bên ngoài) liên quan tới thiết kế web và hosting, chẳng hạn như Microsoft's Commerce Manager.

Những gói phần mềm trên thị trường sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều lựa chọn mẫu thiết kế chuyên nghiệp, cả các catalogs sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, rỏ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình và quản lý lưu kho và thậm chí cả hệ thống kế toán.

Một số phần mềm tuỳ biến bao gồm cả những trợ giúp từ các chuyên gia về dải tần, duyệt web,… qua đó nâng cao hiệu ứng trang web của bạn.

2/ Tính năng, tính năng và tính năng

Cũng như những cửa hàng truyền thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp đỡ họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể không quan tâm tới yếu tố này.

Hãy đảm bảo cho cửa hàng trực tuyến của bạn được tiện lợi và dễ sử dụng nhất trong chừng mực có thể. Tuỳ thuộc vào những gì cung cấp, bạn nên quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho các khách hàng. Bạn hãy sử dụng thanh định hướng ở trên và dưới để người sử dụng sẽ không phải liên tục cuộn lên cuộn xuống trang web khi muốn thay đổi trang.

Sẽ rất quan trọng với meny drop-down (quay trở lại). Bạn đừng buộc khách hàng mua sắm phải trông cậy vào nút “back” trên trình duyệt web của họ. Và bạn cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.

Lấy ví dụ với hãng Massachusetts Bay Trading Company (massbaytrading.com), chuyên kinh doanh trực tuyến những sản phẩm được sản xuất tại Massachusetts, Mỹ. Đồng sáng lập của công ty là Bob Nilsson cho biết cửa hàng trực tuyến được khai trương vào năm 2002, trên trang web có những hình ảnh tĩnh về các loại thẻ tín dụng khác nhau để cho khách hàng biết loại thẻ nào có thể dùng để thanh toán hàng hóa bán tại đây.

Nhưng người sử dụng vẫn liên tục click chuột vào những hình ảnh đó vì họ nghĩ đây là một lựa chọn hàng hoá nào đó. “Họ click chuột và đợi, nhưng rồi không gì xuất hiện cả”, Nilsson cho biết, “Sau đó chúng tôi nhận được rất nhiều lời phàn nàn về việc tốc độ trang web quá chậm”. Vì vậy, Nilsson quyết định xây dựng đường link dẫn từ những bức hình này tới trang hướng dẫn thanh toán và khách hàng đã hài lòng.

3/ Hiểu rõ về khách hàng

Thông thường, những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm ngoại tuyến.

Bạn đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản gọi điện cho khách hàng.

Bạn cũng cần xác định những sản phẩm/dịch vụ nào sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng của bạn. Ngoài ra, những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử,… cũng rất giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.

4/ Duy trì nguyên tắc thiết kế

“Khi bạn thiết kế một cửa hàng trực tuyến, sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ”, Karen Frishman, giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ,…, cho biết, “Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ hoạ trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”.

Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.

5/ Đảm bảo yếu tố nội dung thích hợp

Bạn cần có những miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng. Các nhà bán lẻ trực tuyến thường xuyên đăng tải những thông tin nghèo nàn, họ tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp.

Kết quả là bạn tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến các khách hàng kết luận rằng hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, bạn hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh kỹ thuật số có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.

Ví dụ, Pinxav, một công ty được thành lập từ năm 1927 chuyên sản xuất kem dưỡng da được bán cho các nhà bán lẻ chọn lọc. Chủ sở hữu công ty thế hệ thứ ba (theo phả hệ gia đình) Gregg Steiner một vài năm trước đây đã khai trương cửa hàng trực tuyến (pinxav.com).

Giờ đây, doanh thu bán hàng trực tuyến đã chiếm 10% tổng doanh thu của công ty. “Chìa khoá là những quảng cáo truyền khẩu”, Steiner cho biết. Để có được danh tiếng này, ông đã trông cậy vào việc truyền tải thật nhiều các nội dung hữu ích, bao gồm những lời khuyên chăm sóc da, công thức làm đẹp, so sánh sản phẩm,…. “Chúng tôi luôn hướng dẫn mọi người không chỉ về sản phẩm mà còn rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống quý báu khác”, Steiner nói.

6/ Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm

Hãy thường xuyên tái khẳng định với các khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và chuyên môn như thế nào”, Frishman cho biết, “Các khách hàng mong muốn biết rõ người mà họ đang mua hàng”.

Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra đảm bảo hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.

7/ Tối ưu hoá các cơ hội

Các công cụ tìm kiếm trực tiếp là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh - tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm trực tiếp tìm thấy bạn.

Việc này còn đồng nghĩa rằng bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khoá mà các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm trực tuyến luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác.

Để tối ưu hoá trang web với các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bạn cần có một chuyên gia làm việc bán thời gian cho bạn hay sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft's Submit It!. Các lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên click chuột cùng việc họ rời trang web của bạn như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft's FastCounter Pro.

8/ Làm mới, làm mới và làm mới

“Những cửa hàng thành công của chúng tôi luôn là những cửa hàng năng động nhất”, Frishman cho biết, “Đó là những chủ cửa hàng trực tuyến luôn linh hoạt cập nhập thông tin, bổ sung hàng hoá mới, đăng tải những bức hình mới và cả không ngừng thay đổi bố cục trang web cho hấp dẫn hơn”.

Đừng bao giờ “ngủ gật” trên cành nguyệt quế. Hãy thay đổi các cửa sổ hình hoạ của bạn, thay đổi giao diện trang chủ,... Hãy luôn cập nhập các sản phẩm mới, hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.

Bạn đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ nào đó. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho các khách hàng bất cứ khi nào bạn có sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.

Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo - từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.

Cuối cùng, một phần quan trọng của hoạt động bán hàng trực tuyến ngày nay là đảm bảo các dịch vụ và phần mềm tự động hoá luôn nhanh chóng giúp bạn vận hành suôn sẻ cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho trang web luôn ổn định và sản phẩm luôn được cập nhập.

Theo Bwportal.com
Bài Chiếc đèn ông sao:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh
Bài Múa sư tử:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
 
Bài Rước đèn tháng tám:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Lần đầu xuất hiện trên các dòng xe máy tại VN, hệ thống ngắt động cơ tạm thời - giúp tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường - cùng nhiều ưu điểm khác của xe máy PCX 125 do Honda VN vừa đưa ra thị trường (từ 18 - 9), dự kiến thu hút sự chú ý nhiều nhất của những người tuổi 30 - 55.




Xe PCX 125 được trang bị động cơ phát triển mới 4 thì 125 cc giảm thiểu ma sát cùng với hệ thống làm mát bằng dung dịch và hệ thống phun xăng điện tử PGM-F1.Động cơ 125 cc cùng bộ phận tản nhiệt nhỏ gọn kết hợp hệ thống ngắt động cơ tạm thời.

Khi được kích hoạt, hệ thống này có khả năng tự ngắt động cơ khi xe dừng qúa 3 giây. Xe sẽ được khởi động êm nhẹ ngay khi người lái tăng ga. Trong thời gian động cơ tạm thời ngắt, sẽ không có hoạt động tiêu thụ nhiên liệu và xả khí thải ra môi trường.

Cùng hệ thống phun xăng điện tử PGM-F1 điều khiển chính xác tỉ lệ khí-nhiên liệu cung cấp vào động cơ, PCX mang lại hiệu quả vận hành và mức tiết kiệm nhiên liệu cao. Hệ thống ngắt động cơ tạm thời giúp xe đi thêm 3,7 km/1 lít xăng; nhờ đó hiệu suất nhiên liệu tổng thể đạt đến mức 51,5 km/1 lit xăng.

Theo ông Koji Onishi - Tổng giám đốc Honda VN, PCX cũng là mẫu xe 125 đầu tiên của Honda toàn cầu được trang bị hệ thống để tích hợp cùng máy phát điện đảm bảo xe khởi động nhẹ nhàng. Cùng đó, PCX tạo nên tiêu chuẩn cao hơn về an toàn; trong đó, PCX được trang bị bánh xe 14 inch và hệ thống phanh kết hợp với 3 piston thuỷ lực, phản ứng nhanh, giúp phanh xe nhẹ nhàng, dễ kiểm soát và rút ngắn khoảng cách phanh.

Đây cũng là chiếc xe tay ga đầu tiên sản xuất tại VN được trang bị hệ thống báo động chống trộm từ xa và tiện lợi cho người dùng khi tìm vị trí xe trong bãi xe bằng tín hiệu…PCX có bốn màu: đen, trắng, đỏ, vàng; giá bán lẻ 49.990.000 đồng (đã gồm thuế VAT).






Những hình ảnh chi tiết nhất về Honda PCX
Sự khác biệt của PCX Việt so với phiên bản nhập khẩu nằm tại vị trí công tắc đèn pha bên tay lái phải.


Được Honda Việt Nam ra mắt tại thành phố Đà Lạt, Honda PCX 125 Việt được cho là một sự kiện lớn trên thị trường xe máy nội địa,xin gửi tới độc giả bộ ảnh chi tiết nhất về Honda PCX 125 Việt Nam:

Hình ảnh toàn diện về Honda PCX 125 Việt Nam tại Đà Lạt
Điểm nhấn khác biệt giữa phiên bản lắp ráp trong nước và phiên bản nhập khẩu chính là cụm công tắc tắt đèn pha nằm bên tay lái phải. Công tắc này cho phép tắt hoàn toàn hệ thống đèn pha cũng như cho phép để chức năng đèn định vị.
Hệ thống hiển thị trung tâm vẫn giữ nguyên so với phiên bản nhập khẩu

Remote điều khiển tính năng chống trộm và tìm kiếm xe được móc kèm với chìa khóa điện. Tính năng này sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo bằng tiếng kêu cũng như 4 đèn xi nhan nháy đồng thời khi được kích hoạt.
Tay xách của xe được ốp bởi một lớp nhựa phía bên ngoài, tuy nhiên không thấy có sự xuất hiện của các điểm móc buộc đồ. Chính vì vậy PCX 125 gần như không có khả năng chuyên chở hàng hoá.
Công tắc cảm biến kích hoạt chế độ idle stop nằm dưới yên xe. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để hệ thống ngắt động cơ tạm thời được kích hoạt. Về cảm nhận, công tắc này tỏ ra khá nhạy khi chỉ cần đặt nhẹ tay lên yên xe là chế độ đóng đã được khởi động.
Honda PCX 125 được trang bị loại chân chống tích hợp công tắc ngắt điện đảm bảo an toàn khi khởi động và vận hành.
Phong cách thiết kế của PXC theo trường phái nguyên khối hiện đại. Trên thân xe không xuất hiện các vị trí bắt ốc nổi. Điều này mang lại cảm giác liền mạch, tạo chất cao cấp cho sản phẩm mới này.

Một số hình ảnh khác về mẫu xe:

Theo Tinthethao