Blog

Joe's Food Blog


 Chương trình được thiết kế để bạn luyện phát âm và Pronunciation power không chỉ dạy bạn phát âm các chữ cái mà còn dạy bạn phát âm từng từ một, từng câu một. Với giao diện đồ hoạ sinh động thể hiện vòm miệng khi phát âm các từ, câu mà bạn cứ theo đó quan sát mà học theo sao cho đúng (như: hàm trên bạn phải cử động thế nào, lưỡi bạn phải đưa làm sao…?). Giống như việc bạn học tiếng Việt vậy, ví dụ bạn học phất âm giữa hai vần “l” và “n” thì trong tiếng Anh bạn cũng phải làm thế. 

Đặc biệt bạn còn được Pronunciation power dạy cách nói một câu tiếng Anh sao cho đúng ngữ điệu - điều mà ít người học tiếng Anh làm được. Trong 1 câu tiếng Anh có thể chỉ có 1 trọng âm (câu cấp 1) hoặc có những câu có nhiều hơn 1 trọng âm (câu cấp 2). Vậy bạn phải nói làm sao? Hãy để Pronunciation power hướng dẫn bạn.
Ngoài ra Pronunciation power còn có 7 phần bài tập để bạn rèn luyện và ôn tập lại những gì mà mình đã học.
Không chỉ có thế chương trình còn hỗ trợ việc thu âm giọng nói của bạn khi tập phát âm để kiểm tra xem mình nói như thế nào. 
Pronunciation power còn có cả từ điển với nhiều chủ đề khác nhau để bạn lựa chọn học cho dễ dàng.

Khi bạn mệt rồi muốn giải trì thì Pronunciation power cũng có trò chơi để bạn thư giãn
Một số thông tin cụ thể hơn về chương trình:

Pronunciation power bao gồm 2 CD

1. Pronunciation power 1
Tự điển tiếng Anh với 8 công dụng gồm trong 1

Các bản dịch ra 12 ngôn ngữ*

Phát triển khả năng phát âm tiếng Anh với:

* Hơn 7000 chữ thực hành và hàng ngàn câu
* Hơn 100 giờ luyện tập
* Hơn 2000 tấm ảnh và hình vẽ graphics
* Các bài học hoạt hình
* 1020 bài thực hành cách nghe
* Các giờ bài tập để thực hành về Nhấn Mạnh, Lượng Thời Gian, Phát Âm, Lên Xuống Giọng và Nhịp Điệu (S.T.A.I.R.)
* Bốn trò chơi mới hoạt động phối hợp và thích thú

Pronunciation Power 1 là kỹ thuật MỚI tân tiến để học tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu học cho đến những người học trình độ trung cấp. Không có sản phẩm nào giống như vậy!

1. Pronunciation power 2
Đĩa CD Rom về cách Phát Âm Tân Tiến

Pronunciation Power 2 là phương tiện phối hợp và dễ sử dụng. Nó được sáng chế cho những người học tiếng Anh trình độ trung cấp cho đến cao cấp mọi lứa tuổi và trong đó chứa đựng hàng trăm giờ hướng dẫn và thực hành.

* Học 52 âm cần thiết để nói tiếng Anh rõ ràng
* So sánh giọng của bạn với giọng của người hướng dẫn bằng kỹ thuật nhận dạng sóng phát âm
* Xem âm thanh được tạo ra như thế nào bằng cách xem hoạt hình bán diện sự chuyển động của miệng và lưỡi và/hoặc phim cho thấy chính diện của miệng người hướng dẫn
* Trắc nghiệm khả năng nghe của bạn với 650 bài tập khác nhau về câu nói
* Trắc nghiệm cách phát âm của bạn bằng phương tiện phối hợp (interactive) và các bài tập thích thú bao gồm: 780 chữ mẫu, 1040 chữ so sánh, và 1040 câu khác nhau
* Bao gồm tập hướng dẫn rộng rãi 40 trang dùng cho các bài tập STAIR; nhấn mạnh, lượng thời gian, phát âm, lên xuống giọng, nhịp điệu
* Mua Pronunciation Power 2 và nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh của bạn ngay tức khắc!

Một chương trình thật đặc biệt phải không bạn?
 
CD1:

CD2:

Pass: RoY


DOWNLOAD bản Full:

PRONUNCIATION POWER 1
http://www.mediafire.com/?0vnkmwxgces
http://www.mediafire.com/?yfvoxb2biyz
http://www.mediafire.com/?svabobyzry4
http://www.mediafire.com/?zdlyiwxtjbx
http://www.mediafire.com/?nd11ny1bmzb

PRONUNCIATION POWER 2
http://www.mediafire.com/?m1imohzivcw
http://www.mediafire.com/?zcmbzngu6vo
http://www.mediafire.com/?riwmzgjwgxy
http://www.mediafire.com/?dmbs22mv2zc
 
 ST



  “Binh pháp Tôn Tử” là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại Trung Quốc, cũng là một trong những pho sách cổ Trung Quốc có ảnh hưởng nhất và rộng nhất trên thế giới. Tư trưởng thao lược và tư trưởng triết học miêu tả trong pho sách này được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế...
     “Binh pháp Tôn Tử” được hình thành cách đây 2500 năm, là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất trên thế giới, sớm hơn cuốn “chiến tranh luận” của Clau-dơ-uýt châu Âu 2300 năm.
      Tôn Vũ-tác giả của “Binh pháp Tổn Tư” là nhà quân sự lớn trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc ở Trung Quốc, được tôn xưng là “Thánh binh” hoặt “Thánh võ” trong lịch sử Trung Quốc. Năm đó Tôn Vũ lánh nạn chiến loạn tới nước Ngô, được vua Ngô trọng dụng phong làm đại tướng, dẫn 3 vạn quân đánh đại 20 vạn quân của nước Sở, làm chấn động các nước chư hầu. Tôn Vũ tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh trong cuối thời Xuân thu và trước đó, viết thành “Binh pháp Tôn Tử”, nêu bật những qui luật quân sự mang tính phổ biến và đề xuất một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh.
      “Binh pháp Tôn Tử” gồm hơn 6000 từ, chia làm 13 chương, mỗi chương đều có một tư tưởng chủ đề. Chẳng hạn như chương “Kế” đã bàn luận về vấn đề có nên tiến hành chiến tranh hay không. Chỉ ra một cách sâu sắc mối quan hệ giữa chiến tranh với chính trị và kinh tế, đề xuất 5 nhân tố quyết định cho thắng lợi là chính trị, thiên thời, địa lợi, tướng soái và pháp chế, trong đó xếp hàng đầu là nhân tố chính trị. Chương “Tác chiến” trình bày tiến hành chiến tranh như thế nào. Chương “Mưu công” bàn về tiến công nước đối địch như thế nào. Tôn Vũ chủ trương tận khả năng giành được thành công lớn nhất bằng cái gía nhỏ nhất, tức mưu cầu không đánh mà thắng, chiếm được thành mà không cần phải hy sinh lớn, không cần đánh lâu mà diệt được nước đối địch. Để thực hiện mục tiêu này ông đặc biệt nhấn mạnh dùng mưu kế để giành thắng lợi. Ông nêu rõ thượng sách dùng binh trước hết giành thắng lợi bằng mưu lược chính trị, thứ đến là bằng biện pháp ngoại giao, thêm nữa là dử dụng vũ lực, hạ sách mới đi công thành. Muốn làm được “mưu công” thì không những phải biết thực lực của mình mà còn phải biết tình hình của đối phương. Trong chương “Dùng gián”, Tôn Vũ nêu rõ muốn biết được tình hình địch thì phải biết vận dụng các loại gián điệp, thu lượm tình báo rộng rãi.
       “Binh pháp Tôn Tử” bao hàm rất nhiều tư tưởng triết học có giá trị. Chẳng hạn như: câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đã trở thành câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” có tư tưởng biện chứng phong phú, trong sách đã bàn luận về sự đối lập và chuyển hóa của một loạt mâu thuẫn liên quan với chiến tranh, ví dụ địch ta, chủ khách, ít nhiều, công thủ, thắng bại, lợi hoạn... “Binh pháp Tôn Tử” đã nêu ra chiến lược và chiến thuật chiến tranh trên cơ sở nghiên cứu những mâu thuẫn này và điều kiện chuyển hóa của nó. Trong đó đã thể hiện lên tư tưởng biện chứng, chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển tư duy biện chứng của Trung Quốc.
“Binh pháp Tôn Tử” bàn bình luận chiến, hội tụ thao lược và ngụy đạo, được các nhà quân sự các đời áp dụng rộng rãi, trong sách có giới thiệu rất nhiều những danh kế, điển cố... “Binh pháp Tôn Tử” với hệ thống tư tưởng quân sự, triết học chặt chẽ, triết lý sâu xa, chiến lược chiến thuật biến hóa vô tận càng đọc càng khám phá những điều mới nên có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực tư tưởng quân sự thế giới, có tiếng tăm rất cao. Sách đã được dịch ra 29 thứ tiếng như Anh, Nga, Đức, Nhật...trên thế giới có hàng nghìn đầu sách giới thiệu về “Binh pháp Tôn Tử”. Trường quân sự của nhiều nước còn lấy đó làm giáo án. Được biết, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, hai bên giao chiến đều từng nghiên cứu “Bình pháp Tôn Tử”, tham khảo tư tưởng quân sự trong binh pháp để chỉ đạo chiến tranh.
     “Binh pháp Tôn Tử” cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội, thương mại...Rất nhiều doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc và nước ngoài vận dụng tư tưởng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong quản lý kinh doanh, tiếp thị, “Bình thư thương dụng” đã phát huy hiệu quả tích cực.

Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được.

Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.

Link down:
Định dạng PDF
Link downd:
Link 1

Link 2

Link 3

Link 4

Link 5

Link 6

Link 7

Link 8

Link 9

Link 10

Link 11

Link 12

Link 13

Link 14

 Link 15

Link 16

Link 17

Link 18

Link 19

Link 20

Link 21
                                                                          
Sưu tầm

Chuyển văn bản Tiếng Việt từ không dấu sang có dấu chỉ với 1 click
Tình cờ được một người bạn giới thiệu cho một cái ứng dụng dùng để chuyển đổi văn bản tự động từ Tiếng Việt không dấu sang Tiếng Việt có dấu chỉ với 1 cú click có tên là iText! GPS cảm thấy rất thú vị đối với ứng dụng này bởi vì hầu hết chúng ta thích gõ văn bản không dấu hơn có dấu (vừa dễ, vừa nhanh). :-P
- Ứng dụng này hỗ trợ bỏ dấu tự động cho hai ngôn ngữ Tiếng Pháp và Tiếng Việt
- Phiên bản thương mại (Full Version) có giá 19,99$ và có thể tích hợp với Microsoft Word (2003, 2007). Để chạy được phiên bản này máy bạn cần phải cài Java (JRE).
- Phiên bản plugins dành cho Microsoft Word chỉ có giá 9,99$ tuy nhiên để chạy được plugins này máy bạn phải có kết nối Internet.
- iText có thể bỏ dấu tự động với tốc độ khoảng 2000 từ trong một giây. (Y)
- Xem hướng dẫn và Demo của ứng dụng này tại đây: http://www.trity.com/iText/
- Xem hướng dẫn cài đặt ứng dụng iText phiên bản thương mại và tích hợp với Microsoft Word tại đây: http://www.trity.com/iText/install.htm
- Cuối cùng là một số hình ảnh Demo:
word Chuyển văn bản Tiếng Việt từ không dấu sang có dấu chỉ với 1 click
Văn bản gốc
word1 Chuyển văn bản Tiếng Việt từ không dấu sang có dấu chỉ với 1 click
Sau khi chuyển đổi
Hy vọng đây sẽ làm một giải pháp hữu ích giúp mọi người tiết kiệm được thời gian đánh máy của mình! (O)


Giaiphapso


Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về thị trường Bangladesh cũng như quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-Bangladesh.



Xem thông tin chi tiết:

BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI – TÂY Á – NAM Á



TÀI LIỆU CƠ BẢN

NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN BĂNG-LA- DET



A.THÔNG TIN VỀ BĂNG-LA-ĐÉT

I. Khái quát

· Tên nước : Cộng hoà nhân dân Băng-la-đét

· Thủ đô : Đắc-ca ( Dhaka)

· Địa lý : : Nằm ở phía Đông Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, phía Tây, phía Bắc và phía Đông giáp Ấn Độ; Đông Nam giáp Myanmar và phía Nam giáp Vịnh Bengal

· Đặc điểm tự nhiên, khí hậu:Nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng và ẩm. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 độ C - 39 độ C; mùa Đông từ 18 đến 23 độ C.

· Diện tích : 143.998 km2 (2009)

· Dân số : 156.050.883

· Ngày Quốc khánh : 26/3/1971

· Tôn giáo : 88,3% dân số theo Hồi giáo, số còn lại theo Ấn Độ giáo (10,5%), Phật giáo (0,6%), Thiên chúa giáo và tín ngưỡng khác (0,6%)…

· Ngôn ngữ : Tiếng Bengali (khoảng 95% dân sử dụng); tiếng Anh được sử dụng rộng rãi

· Đơn vị tiền tệ : Takar

· Tổng thống: Ông Di-lu Ra-man (Zillur Rahman)

Thủ tướng : Bà Sếch Ha-si-na (Sheikh Hasina)

II. Lịch sử:

Băng-la-đét là quốc gia trẻ nhất Nam Á, được thành lập năm 1971. Lịch sử và văn hóa Băng-la-đét gắn liền với lịch sử và văn hoá Ấn Độ. Trước năm 1947, Băng-la-đét là một phần lãnh thổ của tiểu lục địa Ấn Độ (Đông Ben-gal). Sau năm 1947, Băng-la-đét trở thành một bộ phận của Pa-ki-xtan (Đông Pa-ki-xtan). Nước Cộng hoà Nhân dân Băng-la-đét độc lập ra đời ngày 26/3/1971. Sếch Mu-gi-bua Ra-man trở thành Tổng thống đầu tiên của Băng-la-đét.

Thời kỳ 1971-1975, chính quyền Băng-la-đét thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết tích cực, có quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Liên Xô và các nước XHCN, ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Sau khi Sếch Mu-gi-bua Ra-man bị sát hại tháng 8/1975, một loạt các cuộc đảo chính và phản đảo chính đã diễn ra, đưa tướng Di-au Rát-man lên làm Tổng thống và khôi phục chế độ đa đảng. Sau khi Tổng thống Di-au Rát-man bị ám sát năm 1981, tướng Hossain Mohammad Ershad làm đảo chính, lên cầm quyền từ 1982-1990.

Sau thắng lợi của phong trào dân chủ vào đầu những năm 1990, Băng-la-đét đã tiến hành ba cuộc tổng tuyển cử (1991, 1996 và 2001) dân chủ và công bằng với sự tham gia của hai đảng lớn là Liên đoàn Nhân dân (AL) và Dân tộc Băng-la-đét (BNP). Vợ góa của Tổng thống Di-au Rát-man, bà Kha-lê-đa Di-a, Chủ tịch đảng BNP đã giành thắng lợi và cầm quyền từ 1991-1996 và từ 2001-2006. Bà Sếc Ha-si-na, Chủ tịch AL và là con gái của cố Tổng thống Sếch Mu-gi-bua Ra-man cũng thắng cử và cầm quyền giai đoạn 1996-2001 và từ đầu 2009 đến nay.

III. Chính trị:

Băng-la-đét theo chế độ dân chủ đa đảng. Từ tháng 9/1991, Băng-la-đét chuyển từ chế độ Tổng thống sang chế độ dân chủ nghị viện.

- Nguyên thủ quốc gia: Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống, do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ 05 năm, chủ yếu mang tính nghi thức.

- Quốc hội (Jatiya Sangsad) là cơ quan lập pháp tối cao gồm 330 đại biểu (30 ghế dành riêng cho phụ nữ), được bầu trực tiếp thông qua Tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 5 năm.

- Chính phủ: là cơ quan hành pháp cao nhất. Sau Tổng tuyển cử, Thủ lĩnh một đảng hoặc liên minh các đảng có đa số ghế ở Quốc hội làm Thủ tướng Chính phủ

- Toà án tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất.

Các đảng chính trị ở Băng-la-đét:

Băng-la-đét có khoảng 100 đảng phái, trong đó 3 đảng lớn là:

· Đảng Dân tộc Băng-la-đét (BNP)

· Liên đoàn Nhân dân (Awami League, AL)

· Jatiya Party (Đảng Dân tộc).



V. Chính sách đối ngoại:

Các chính phủ gần đây của Băng-la-đét thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, coi trọng tăng cường quan hệ với Ấn Độ và các nước láng giềng Nam Á, thực hiện chính sách hướng Đông, phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và các nước Châu Á-TBD; đẩy mạnh quan hệ với các nước Hồi giáo; cân bằng và mở rộng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, các nước Tây Âu, Nhật Bản... Băng-la-đét luôn chứng tỏ mình là nước Hồi giáo ôn hòa; tích cực tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới.

Băng-la-đét là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, Tổ chức các nước Hồi giáo (IOC) và Khối Liên hiệp Anh, Tổ chức hợp tác các nước Nam Á (SAARC), Nhóm hợp tác kinh tế liên khu vực BIMSTEC, Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn đối thoại châu Á (ACD)…Hiện Băng-la-đét đã được chấp thuận làm thành viên ARF vào 2006, đang vận động để tham gia tiến trình hợp tác Á-Âu (ASEM), tổ chức Hợp tác sông Hằng- Mêkông (MGC), Hành lang kinh tế Đông-Tây....

B. QUAN HỆ VIỆT NAM – BĂNG-LA-ĐÉT

I. Quan hệ chính trị ngoại giao:

Giai đoạn 1972 – 1978: Quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Ngay sau khi giành độc lập, Băng-la-đét quan tâm theo dõi và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Ngày 11/2/1973, Việt Nam và Băng-la-đét chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên bắt đầu trao đổi một số đoàn và có một số trao đổi kinh tế, thương mại.

Giai đoạn 1979-1990: Quan hệ hai nước ở mức thấp. Tháng 7/1982, ta rút sứ quán ở Đắc-ca.

Giai đoạn 1990 đến nay: Quan hệ hai bên có nhiều bước phát triển mới quan trọng cả về chính trị và kinh tế. Tháng 11/1993, Băng-la-đét lập Đại sứ quán tại Hà Nội và ta mở lại Đại sứ quán tại Đắc-ca từ tháng 1/2003. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Hai bên đã tiến hành họp UBHH lần đầu tiên tại Việt Nam (6-7/2/2006).

Hai bên đã ký kết 14 Nghị định, thỏa thuận, Hiệp định về hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư,...Hai bên hợp tác tốt trên diễn đàn quốc tế như LHQ, Không liên kết, ASEAN...

II. Quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Băng-la-đét:

1. Tổng quan nền kinh tế Băng-la-đét:

Băng-la-đét về cơ bản vẫn là nước nghèo, chậm phát triển. Nhờ ổn định chính trị, kinh tế giai đoạn 2001-2005 có nhiều nét khởi sắc với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 5% năm. Năm 2008, kinh tế Băng-la-đét phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%. Năm 2009, tăng trưởng GDP của Băng-la-đét đạt khoảng 5,6%, lạm phát ở mức 5,2%, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt trên 16 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt gần 7,7 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế:

+ Nông nghiệp: Chiếm khoảng 34,7% GDP và thu hút 63% lực lượng lao động, có tốc độ tăng trưởng từ 2,6%-4%/ năm. Về cơ bản, Băng-la-dét đảm bảo đủ lương thực; tổng sản lượng lương thực năm 2007 đạt khoảng 42 triệu tấn. Các nông sản chính là lúa gạo, đay, chè, mía, khoai tây, thuốc lá, bông, hạt có dầu…

+ Công nghiệp: Chiếm 26,1% GDP và thu hút khoảng 12% lực lượng lao động. Tăng trưởng hàng năm đạt trên 7%, riêng năm 2007 đạt xấp xỉ 9,5%. Năm 2009, do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế thế giới, ước tính tốc độ tăng trưởng công nghiệp Băng-la-đét đạt khoảng 5,9%. Các ngành công nghiệp chính là chế biến đay, đường, chế biến lương thực, dệt, sản xuất phân bón, dược phẩm, xi măng, đồ gốm điện tử v.v...

+ Thương mại: Từ khi tiến hành tự do hoá và mở cửa kinh tế cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm tài chính 2006-2007 đạt khoảng 11,75 tỷ USD. Năm 2009, xuất khẩu của Băng-la-đét đạt trên 16 tỷ USD. Bắc Mỹ, Tây Âu ( Đức, Anh), Úc, Nhật là các thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm trên 60% thị phần. Các mặt hàng chính là quần áo may sẵn, nông sản, đông lạnh (đặc biệt là tôm), dược phẩm, đồ gốm, điện tử, đồ thủ công, chè, đay, đồ da… Nhập khẩu cũng tăng trên 10% hàng năm. Sản phẩm nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, hóa chất, sắt thép, dầu thô và các sản phẩm từ dầu, xi măng, gạo, mì, sữa, thực phẩm, đường, bông thô…

+ Đầu tư nước ngoài: Có xu hướng tăng trong giai đoạn BNP cầm quyền (năm 2006, đạt 2,5 tỷ USD). Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản chiếm 60%, các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á chiếm 35,79%.

+ Viện trợ và nợ nước ngoài: Từ khi độc lập đến nay, tổng số viện trợ nước ngoài đạt 30,5 tỷ USD (49% là viện trợ không hoàn lại và 51% là cho vay). Nợ nước ngoài hiện vào khoảng 21,23 tỷ USD.

+ Xuất khẩu lao động: Đây là thế mạnh của Băng-la-đét. Hiện có khoảng 2 triệu lao động Băng-la-đét làm việc ở nước ngoài, mỗi năm chuyển về nước khoảng 3 tỷ USD; năm 2007 đạt tới 5,6 tỷ USD.

2. Số liệu kinh tế năm 2009 của Băng-la-đét:

· GDP: 92,12 tỷ USD

· GDP bình quân đầu người: 590,5 USD

· Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 18,7%, công nghiệp 28,7%, dịch vụ 52,6%

· Kim ngạch xuất khẩu: 15,91 tỷ USD

· Kim ngạch nhập khẩu: 20,22 tỷ USD

3. Tình hình kinh tế - thương mại giữa Việt Nam- Băng-la-đét trong thời gian gần đây:

Quan hệ thương mại Việt Nam- Băng-la-đét tuy chưa nhiều nhưng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước năm 2007 đạt 47,4 triệu USD, năm 2008 đạt 64,7 triệu USD, tăng 36%. Năm 2009 đạt 82 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét năm 2009 đạt 59,4 triệu USD, tăng 26,4% so với năm 2008. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là : vải, dây cáp điện, phân ure, sắt thép các loại, sợi các loại, gạo, máy móc thiết bị phụ tùng….Trong đó, mặt hàng vải sợi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Băng-la-đét năm 2009 xuất khẩu đạt 11,7 triệu USD, sắt thép các loại đạt 10 triệu USD, vải các loại đạt 9,9 triệu USD, hàng hóa khác đạt 8,1 triệu USD…..

Về nhập khẩu năm 2009 đạt 22,6 triệu USD, tăng 28% so với năm 2008. Một số mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Băng-la-đét như : nguyên phụ liệu dệt may da giầy, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép các loại, đay thô, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, vải sợi….Trong đó, phân u-rê đạt 5,8 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy đạt 4,2 triệu USD, tân dược đạt 3,9 triệu USD ……

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Băng-la-đét thời kỳ từ 2005- 2009

Đơn vị: triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2005

53,97

22,320

31,653

2006

48,24

21,45

26,79

2007

47,38

24,84

22,54

2008

64,67

47

17,67

2009

82

59,4

22,6

Nhìn chung, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Băng-la-đét còn chưa phát triển mạnh. Hai bên đang phấn đấu đưa hợp tác kinh tế, thương mại cũng như trên các lĩnh vực khác như nông - ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch, y tế…lên tương xứng với quan hệ chính trị.

4. Các Hiệp định Việt Nam đã ký với Băng-la-đét:

- Hiệp định vận chuyển hàng không (1993);

- Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học-kỹ thuật (1994);

- Hiệp định thương mại (1996);

- Hiệp định văn hoá (1997);

- Hiệp định thành lập Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật (1997);

- Hiệp định hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng thông tấn Băng-la-đét (1997);

- Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, công vụ (1999);

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (2004);

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (05/2005);

- Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (2004);

- Nghị định thư về chương trình trao đổi văn hoá giai đoạn 2004-2007 (2004);

- Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại-Công nghiệp Băng-la-đét (1997);

- Thoả thuận hợp tác về phát triển nguồn nước và kiểm soát lũ lụt (1999);

- Bản ghi nhớ về tham khảo chính trị giữa hai Bộ ngoại giao (1994);

Hà nội, tháng 02 năm 2010

TTNN



Tác giả: Jack Canfield, Mark Victor Hansen


''Mỗi câu chuyện là một thông điệp có thể hàn gắn vết thương, làm hay đổi suy nghĩ, tâm hồn và đôi khi, cả cuộc đời bạn. Chúng tôi thật sự tin rằng những câu chuyện này sẽ làm nên điều khác biệt, mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho bạn, vì chính cuộc sống tinh thần của tôi cũng tốt hơn sau mỗi lần đọc một câu chuyện hay. Một khi đã được truyền cảm hứng, bạn điều có thể đem đến những điều tốt đẹp cho bản thân mình và những người xung quanh"
Jack Canfield,Mark Victor Hansen

Mặc dù nội dung của những câu chuyện này có thể khiến người đọc cảm thấy lo lắng, và thậm chí nó còn khá bi thảm, nhưng ảnh hưởng của nó đến khả năng nhận thức, học hỏi và trưởng thành của các bạn trẻ là rất to lớn. Tác giả tin rằng đó chính là lý do mà những câu chuyện thuộc về thể loại này được đón nhận rât nồng nhiệt. Chẳng hạn như trong các quyển sách trước, tác giả có một số câu chuyện về cái chết của một người cha hay một người mẹ nào đó. Đây là một trong những nỗi khiếp sợ ghê gớm nhất đối với mỗi đứa trẻ, và có thể sẽ có người thắc mắc việc tác giả đưa những câu chuyện đó vào liệu có ích gì. Tuy nhiên, tác giả nhiều lần nhận được những tâm sự như thế này của bạn đọc: " Sau khi xong câu chuyện ấy, tôi đã ngồi ngay xuống viết cho bố mẹ một lá thư xin lỗi vì tôi đã khiến bố mẹ phải khổ sơ như thế " và " Mặc dù tôi và mẹ vẫn còn những bất đồng nhỏ, nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Tôi yêu quý mẹ nhiều hơn và tôi biết tất cả những gì mẹ làm là vì mẹ yêu tôi. Trước khi đọc được câu chuyện ấy, tôi đã không hiểu được điều này ". Ít khi tác giả cho in một câu chuyện nào mà người viết không học được hay nhận ra một điều gì đó sâu sắc từ chính trải nghiệm của họ. Tác giả hy vọng bài học này cũng sẽ được chuyển tải đến bạn, giúp bạn xoa dịu những nổi đau tương tự như thế. Ít nhất nó cũng giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn khi đối mặt với thử thách.


Link Download
Link 1 ( Phượng hoàng bay cao )
Link 2 ( Bạn dành cho ba người )
Link 3 ( Cha tôi )
Link 4 ( Phủi bụi đi )
Link 5 ( Đánh mất chính mình )
Link 6 ( Trở lại mái ấm )
Link 7 ( Quà tặng tâm hồn )
Link 8 ( Làm lại từ đầu )
Link 9 ( Tôi là Lony )
Link 10 ( Hồi ức về mẹ )
Link 11 ( Con đã chạm được vào Mẹ )

Sưu tầm
Doanh nghiệp Singapore cần mua gạo đồ hạt dài trắng


Doanh nghiệp Singapore cần mua gạo đồ hạt dài trắng (Partially Boiled Long Grain White Rice) Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore cần mua gạo đồ hạt dài trắng (Partially Boiled Long Grain White Rice) Việt Nam với nội dung như sau:

* Gao đồ hạt dài trắng (Partially Boiled Long Grain White Rice)
* Từ 15% đến 25% tấm
* Số lượng : 100 tấn / 05 Cont x 20’/ tháng
* Điều kiện giao hàng: FOB SAI GON/ HCM
* Đóng bao : 25 kg/bao ( bao PP)

Địa chỉ liên hệ:

Golden Anchor Shipping Agencies Pte. Ltd.

10 Anson Road

#26-02 International Plaza

Singapore 079903
Tel: +65 62244172
Fax : +65 62222441

Email : goldenanchor@singnet.com.sg

Contact person:

Mr Balakrishnan MN/ Director

Mobile: + 65 90884609

Hoặc



THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI SINGAPORE

No 10 Leedon Park, Singapore 267887

Tel: (65) 64683747

Fax: (65) 64670458

Email: vntrade@singnet.com.sg


Thương vụ Việt Nam tại Singapore

TTNN
Một công ty Nam Phi cần nhập khẩu phụ kiện về thời trang

Công ty “ Phụ kiện thời trang trên toàn thế giới cc” ( Company: Worldwide Fashion Accessories cc ) cần nhập khẩu phụ kiện thời trang, phụ kiện về tóc…với các sản phẩm chất lượng tốt của Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng xin liên hệ:

Giám đốc điều hành: Michelle Ynclan

Địa chỉ: P.O hộp 2671, Houghton 2041, Johannesburg, South Africa

Tel: 27117283990

Fax: 27117281561

E-mail: m.ynclan@netactive.co.za


Thương vụ VN tại Nam Phi

 Thông tin doanh nghiệp cần nhập khẩu:

Công ty “ Phụ kiện thời trang trên toàn thế giới cc” ( Company:  Worldwide Fashion Accessories cc ) cần nhập khẩu phụ kiện thời trang, phụ kiện về tóc…với các sản phẩm chất lượng tốt của Việt Nam.
Liên hệ Giám đóc điều hành: Michelle Ynclan
P.O hộp    2671
Houghton 2041
Johannesburg, South Africa
Tel: 27117283990
Fax: 27117281561


Kính mời các doanh nghiệp đăng ký tham dự " Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Ni-giê-ria"

Nhân dịp diễn ra Hội chợ Vietnam Expo 2010 do Bộ Công Thương chủ trì, Thương vụ Việt Nam tại Ni-giê-ria mời đoàn doanh nhân Ni-giê-ria hoạt động trong các lĩnh vực: may mặc, Giày dép, Vật liệu xây dựng, Điện máy, sản phẩm nhựa, Dược phẩm, lương thực và thực phẩm chế biến, rau quả đóng hộp, Máy tính, điện tử, Ắc quy điện dùng cho ô tô, xe máy, vận tải hàng hoá và kinh doanh tổng hợp khác sang Việt Nam tham quan Hội chợ và gặp gỡ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.


Đơn vị tổ chức: Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương
Đơn vị phối hợp: Thương vụ Việt Nam tại Ni-giê-ria, Cục Xúc tiến Thương mại và Công ty Vinexad, các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu.
Nội dung dự kiến:
-         Giao lưu, gặp gỡ trực tiếp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với các doanh nghiệp Ni-giê-ria.
-         Giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi về nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp hai bên.
-         Ký kết thoả thuận hợp tác kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá.
Thời gian:   9h00 – 11h00 ngày 16 tháng 4 năm 2010
Địa điểm: Hội trường A6 – Ttrung tâm Triển lãm Việt Nam, số 148 Giảng Võ, Hà Nội
Đăng ký tham dự đề nghị gửi trước ngày 13 tháng 4 năm 2010.



ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
_________________________________________________________

 

TOẠ ĐÀM

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – NI-GIÊ-RIA

   Thời gian: từ 9h00 đến 11h00 ngày 16/4/2010
Địa điểm: nhà A6, Trung  tâm  Hội chợ Triển lãm Việt Nam – 148 Giảng Võ – Hà Nội
Đơn vị tổ chức: Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương

Kính gửi:        Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương
Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (Vinexad)

1.      Tên đơn vị:……………………………………………………………………………......
2.      Tên viết tắt…………………………………………………………………………….......
3.      Địa chỉ:………………………………………………………………………………....…                            
4.      Điện thoại:…………………Fax:…………………E-mail:………………………............
5.      Website:..……………………………………………………………………………….....
6.      Ngành nghề kinh doanh/quản lý:…………………………………………………............
……………………………………………………………………………………………..….
7.      Đăng ký số người tham dự:








STT
Họ và tên
Chức danh
Điện thoại/ Di động
1



2



3



4



5



                                   
8.      Đăng ký câu hỏi:



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….………


9.      Hình thức đăng ký: Qua e-mail xác nhận, fax hoặc liên hệ:
- Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương: Tel: 04 – 22205409;  Email: tungtq@moit.gov.vn; Mobile: 0913304506 (A. Tùng)
- Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương: Tel: 04 – 39345413; Email: phanhien@vietrade.gov.vn; Mobile: 0914899890 (A. Hiền)
- Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ thương mại (VINEXAD): Tel: 04 – 38255546; Fax: 04 – 39363085; Email: daoha@vinexad.com.vn Mobile: 0912 000 406 (C. Hà)

                                                                                …………….., ngày       tháng       năm 2010
                                                                                                             Xác nhận của cơ quan
                                                                                                                   (Ký, đóng dấu)


                                                                                                                                                   ECVN